Thận Trọng Với Hoạt Chất LEVODOPA Trong Hạt đậu Mèo Rừng

Vừa qua, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã khuyến cáo không nên sử dụng hạt Đậu mèo rừng làm nguyên liệu trong thực phẩm hay thực phẩm bổ sung.

Cây đậu mèo rừng (còn được gọi là cây mắt mèo, đậu ngứa, sắn dây rừng…) có tên khoa học là Mucunapruriens (L) DC, thuộc họ Đậu (Fabaceae), là một loại thực vật nhiệt đới, thân thảo dây leo sống hàng năm, phân bố nhiều ở các nước Đông Nam Á, Nam Á…

Bộ phận dùng của cây đậu mèo rừng là rễ và hạt. Ở một số quốc gia như: Ấn Độ, Philippines…, hạt thường được sử dụng làm thực phẩm. Trong nền y học cổ truyền Ấn Độ, hạt bổ đôi dùng làm thuốc hút nọc độc rắn cắn, tẩy giun đũa…

Thận trọng với hoạt chất LEVODOPA trong hạt đậu mèo rừngBộ phận dùng của cây đậu mèo rừng là rễ và  hạt

Hạt của cây đậu mèo rừng chứa một lượng lớn  levodopa  (chiếm đến 3,1 -  6,1%) và một ít serotonin, nicotin, bufotenin.

Levodopa (L-dopa) là tiền chất của dopamin, chất dẫn truyền thần kinh thuộc nhóm Catecholamin (gồm có dopamin, noradrenalin, adrenalin). Khi vào cơ thể, levodopa vượt qua được hàng rào máu não và chuyển hóa thành dopamin.

Hàm lượng cao của hoạt chất levodopa (L-dopa) trong hạt đậu mèo rừng, có thể gây ra những tác dụng phụ làm hạ huyết áp và ảnh hưởng đến sự kiểm soát vận động của cơ thể.

Ngoài ra, levodopa trong hạt đậu mèo rừng còn tương tác với nhóm thuốc ức chế enzym monoamine oxidase (IMAO) như phenelzine, isocarboxazid… gây ra nguy cơ tăng huyết áp đột ngột rất nguy hiểm. Vì vậy, cần thận trọng không dùng hạt đậu mèo rừng với người đang sử dụng nhóm thuốc IMAO (thường được sử dụng trong điều trị bệnh trầm cảm).

Hoạt chất serotonin có tronghạt đậu mèo rừng thường gây ngứa cho người sử dụng (serotonin là chất trung gian được phóng thích từ các tác nhân gây dị ứng cho cơ thể). Một số nghiên cứu cho thấy hạt đậu mèo rừng còn gây ra tác dụng phụ hạ đường huyết. Do đó, cần thận trọng với người có cơ địa mẫn cảm với các thành phần có trong hạt đậu mèo rừng. Người mắc bệnh đái tháo đường và đang điều trị với các thuốc hạ đường huyết.

Theo TS. Wanchai Sattayawuttipong, Tổng thư ký của FDA: đã có nhiều nghiên cứu được tiến hành nhưng chưa chothấy sự an toàn đối với sức khỏe khi sử dụng hạt đậu mèo rừng làm nguyên liệu trong thực phẩm.

Vì vậy, FDA đã khuyến cáo không nên sử dụng hạt đậu mèo rừng làm nguyên liệu trong thực phẩm hay thực phẩm bổ sung.

Từ khóa » Hạt đỗ Rừng Chữa Bệnh Gì