Thận ứ Nước độ 2, độ 3 Có Phải Mổ Không Và Có Nguy Hiểm Không?

Thận ứ nước độ 2, độ 3 có phải mổ không là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm kiếm. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng với bạn đọc một số thông tin cần thiết xoay xung quanh chủ đề này.

Tóm tắt nội dung:

Toggle
  • Thận ứ nước độ 2 có có phải mổ không?
  • Thận ứ nước độ 3 có có phải mổ không?
  • Thận ứ nước độ 2, 3 nguy hiểm không và nên làm gì?
  • Xua tan nỗi lo về thận ứ nước độ 2, độ 3 an toàn

Thận ứ nước độ 2 có có phải mổ không?

Thận bị ứ nước ở cấp độ 2 là tình trạng nước tiểu tắc nghẽn gây ra mức độ giãn nở bể thận vừa phải (10-15mm), bao gồm cả một vài đài thận. Tuy nhiên, bệnh có biểu hiện đau phần hông, háng và vùng liên sườn dai dẳng, thời gian và cường độ kéo dài khiến người bệnh khó chịu.

Thận ứ nước độ 2 còn có một dấu hiệu phổ biến là vấn đề số lần đi tiểu quá nhiều, buồn đi tiểu vào ban đêm và lượng nước thải ra lớn (ba đến bốn lít trong một ngày). Đôi khi trong một số trường hợp, bệnh không có biểu hiện cụ thể hay rõ ràng nào cả.

Ở cấp độ 2 dù có một số triệu chứng tăng nặng hơn so với cấp độ 1 tuy nhiên bệnh cũng không có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng nếu kéo dài có thể dẫn đến việc tăng năng lên cấp độ 3,4, hay thậm chí là suy thận.

Thận ứ nước cấp độ 2 được điều trị bằng thuốc và một số thủ thuật nếu cần thiết chứ không cần sự can thiệp của phẫu thuật.

Thận ứ nước độ 2 có có phải mổ không

Thận ứ nước độ 3 có có phải mổ không?

Cấp độ 3 (hay còn gọi là mức trung bình) là tình trạng bể thận cùng với tất cả đài thận bị giãn nở hoàn toàn, tuy nhiên mô thận vẫn bình thường. Đây cũng là giai đoạn bệnh bắt đầu có tiến triển tăng nặng, gây nhiều tổn thương cho thận.

Bệnh có nhiều biểu hiện khiến sinh hoạt bệnh nhân bị ảnh hưởng. Đầu tiên là việc cơ thể mệt mỏi do việc tắc nghẽn dai dẳng làm chức năng sản sinh hormone erythropoietin kích thích hồng cầu của thận suy giảm. Tiểu ra máu hay nước tiểu sẫm màu hơn cũng là dấu hiệu thường thấy ở cấp độ này.

Vì thận bị tích nước khiến khả năng lọc bỏ chất thải trục trặc, chân tay hoặc mặt của bệnh nhân dễ bị phù, sưng. Bên cạnh đó, nhiều báo cáo cũng cho thấy người bệnh khi ở cấp độ 3 đường tiêu hóa sẽ rối loạn hơn, vấn đề táo bón, trĩ,.. khiến cuộc sống sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều.

Thận ứ nước độ 3 là tình trạng nguy hiểm, cần được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời vì nó rất dễ chuyển tiếp sang cấp độ 4 và suy thận. Ở một số trường hợp đặc biệt có thể được chỉ định để phẫu thuật.

Thận ứ nước độ 3 có có phải mổ không

Thận ứ nước độ 2, 3 nguy hiểm không và nên làm gì?

Người bệnh khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh ở cấp độ 2 hoặc 3 cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Thông thường, đối với các mức độ nhẹ (độ 2) đến trung bình (độ 3), sau khi tìm ra nguyên nhân, các bác sĩ có thể lựa chọn theo dõi trước. Nhiều người vẫn chưa biết thận ứ nước có nguy hiểm không và không biết nên làm gì dẫn đến việc can thiệp chậm trễ.

Bởi vì trong một số trường hợp, cơ thể sẽ tự loại bỏ chứng ứ nước này. Họ cũng thường khuyến nghị bệnh nhân dùng một số thuốc kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu hay các thuốc giảm đau.

Nếu bệnh nhân muốn nhanh chóng “giải quyết” tình trạng khó chịu, thủ thuật dẫn lưu có thể được chỉ định. Các bác sĩ sẽ dùng các ống nephrostomy để đưa lượng nước tiểu tắc nghẽn trong thận ra ngoài.

Bên cạnh việc điều trị, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà để ngăn ngừa, kiểm soát các triệu chứng của bệnh:

Bổ sung nước hợp lý

Uống nhiều nước lọc hay các chất lỏng khác có thể làm loãng nước tiểu, loại bỏ các vi khuẩn gây hại ra khỏi hệ thống tiết niệu. Lời khuyên là hãy cố gắng uống tám ly nước một ngày, ví dụ như cách một tiếng uống một lần, uống nước khi bạn vừa thức dậy. Đối với trẻ em, nước ép trái cây, trà thảo mộc được khuyến khích.

Tuy nhiên, bạn nên tránh xa nước ngọt hay nước ép có chứa loại quả có múi (cam, chanh) và cafein vì chúng khiến cơn đau thêm tồi tệ đồng thời kích thích bàng quang.

Thận ứ nước độ 2, 3 nguy hiểm không và nên làm gì

Giảm mức độ các cơn đau

Bị thận ứ nước độ 2, độ 3 thường đi kèm với các cơn đau vùng lưng, hông, bụng khó chịu. Bạn có thể sử dụng cách chườm nóng để làm giảm cảm giác khó chịu. Bạn dùng túi sưởi, khăn bông mềm được sấy nóng,… đặt trên vùng đau trong 15 phút, thực hiện vài lần trong ngày hoặc bất kỳ khi nào bạn bị đau. Bạn cũng nên lưu ý không để chúng quá nóng sẽ khiến phỏng, rát làn da.

Tránh nhịn tiểu, táo bón và căng thẳng

Bạn nên cố gắng đi tiểu khoảng hai giờ một lần, hoặc nhiều hơn nếu cần thiết. Đừng cố gắng nhịn tiểu vì nó có thể làm gia tăng sự khó chịu.

Táo bón cũng có thể khiến việc đau vùng bụng, lưng, hông tồi tệ hơn. Bạn hãy cải thiện nó bằng cách:

  • Ăn các thực phẩm giàu chất xơ: Rau xanh và trái cây tươi, các loại hạt, đậu, quả bơ và dừa.
  • Uống đủ nước.
  • Vận động hàng ngày như đi bộ hoặc giãn cơ.
  • Ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng.
  • Sử dụng chất bổ sung magie sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ để giúp làm mềm phân và thư giãn các cơ vùng xương chậu.
  • Ăn hạt chia, hạt lanh đã ngâm nước vì chúng giúp bôi trơn thành ruột.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích về vấn đề thận ứ nước độ 2, độ 3 có phải mổ không. Hãy luôn quan tâm sức khỏe của bản thân bạn, vì đó là tài sản quý giá nhất.

>> Xem thêm: Thận ứ nước uống thuốc gì và các bài thuốc nam dân gian chữa trị

Xua tan nỗi lo về thận ứ nước độ 2, độ 3 an toàn

Trong Đông y, nguyên tắc căn bản để chữa thận ứ nước độ 2 là hướng tới “bài thạch lâm thông” (tống sỏi ra ngoài và khơi thông đường tiết niệu). Hiểu rõ nguyên tắc này, các lương y tại phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường, An Dược đã nghiên cứu và bào chế thành công bài thuốc Cao Bổ Thận – sản phẩm điều trị thận ứ nước độ 2 an toàn, không tái phát.

Thành phần Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường

Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường là kết tinh của 10 loại thảo dược quen thuộc trong việc điều trị bệnh về thận. Mỗi loại thảo dược đều mang công dụng riêng, nhưng khi kết hợp với nhau theo công thức chuyên biệt, chúng sẽ tạo nên sức mạnh đẩy lùi triệu chứng và loại bỏ căn nguyên thận ứ nước độ 2 hiệu quả.

Trong đó phải kể đến xích đồng (cây mò đỏ) góp công không nhỏ trong bài thuốc Cao Bổ Thận. Xích đồng là thảo dược mọc dại dễ tìm kiếm nhưng lại rất khó để thu hoạch. Bởi chỉ khi thu hái đúng mùa vụ thì xích đồng mới giữ được dược tính quý giá giúp: Phá huyết, tiêu ứ, bào mòn sỏi đẩy lùi triệu chứng thận ứ nước hiệu quả. Các lương y đã kết hợp xích đồng cùng các loại thảo dược khác theo một TỶ LỆ VÀNG để tạo nên hiệu quả toàn diện của bài thuốc chữa thận ứ nước độ 2.

Lộ trình điều trị thận ứ nước Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường

Bên cạnh đó, ưu điểm của Cao Bổ Thận còn đến từ việc cân bằng được yếu tố tiện lợi và hiệu quả trong quá trình bào chế. Bài thuốc ở dạng cao nguyên chất, dễ hoà tan trong nước, dễ uống, tiện lợi trong cuộc sống hiện đại. Đồng thời chính phương thức bào chế này còn giúp dạ dày không mất công chia nhỏ thuốc mà hấp thụ trực tiếp, đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Lưu ý: Bao bì trong video hiện đã được thay đổi do gia giảm thêm một số nguyên liệu để gia tăng hiệu quả.

Sau nhiều năm xuất hiện trên thị trường, Cao Bổ Thận đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi chứng thận ứ nước độ 2. Không chỉ có vậy, đội ngũ y bác sĩ hàng đầu cũng tin tưởng và đánh giá cao hiệu quả của Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường.

Dứt điểm chứng thận ứ nước không tái phát

Bấm vào đây để được bác sĩ tư vấn trực tiếp!

hotline miền bắc hotline sài gòn

Theo yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ: Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ Hotline: 0983.34.0246 Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ Điện thoại: 0903.876.437 Nguyễn Bá VưỡngNguyễn Bá Vưỡng

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Bài viết liên quan:

thận ứ nước nên ăn gìNgười bị thận ứ nước nên ăn gì, uống gì và kiêng ăn gì hết? Thận ứ nước ở thai nhiThận ứ nước khi mang thai nhi nguy hiểm không, nguyên nhân tại sao? Thận ứ nước ở trẻ sơ sinhThận Ứ Nước Ở Trẻ Sơ Sinh Có Tự Khỏi Không? Biểu Hiện Và Chăm Sóc Thận ứ nước uống thuốc gìThận ứ nước uống thuốc gì và các bài thuốc nam dân gian chữa trị Thận ứ nướcThận Ứ Nước Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng Và Điều Trị

Từ khóa » Giãn Thận Cấp độ 1