Thận Ứ Nước Là Gì, Có Nguy Hiểm Không? Triệu Chứng Và Điều Trị

Thận ứ nước là căn bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra suy thận cấp và mạn tính. Vậy bệnh có nguy hiểm không, triệu chứng và nguyên nhân là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

Tóm tắt nội dung:

Toggle
  • Thận ứ nước là gì, có nguy hiểm không?
  • Triệu chứng thận ứ nước
  • Nguyên nhân bệnh thận ứ nước
  • Chẩn đoán và phân loại thận ứ nước
  • Cách phòng tránh bệnh thận ứ nước
  • Hướng điều trị thận ứ nước
  • Cách trị thận ứ nước dứt điểm và hiệu quả

Thận ứ nước là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh thận ứ nước là hậu quả của việc tắc nghẽn đường dẫn niệu khiến cho đài thận, bể thận, và có thể cả niệu quản giãn dần ra dẫn đến kích thước thận to lên so với bình thường.

Tùy từng trường hợp mà thận ứ nước có thể làm suy giảm chức năng thận trong một vài ngày hoặc kéo dài trong một khoảng thời gian. Trong thời gian ứ nước tại bể thận và niệu quản có thể gây ra nhiễm trùng thận. Nếu nhiễm trùng nặng lên có thể dẫn đến tình trạng ứ mủ bể thận.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà tình trạng có thể xảy ra ở một thận hoặc cả hai thận. Mặt khác thể bệnh mạn hay cấp tính lại phụ thuộc vào thời gian và mức độ tiến triển của bệnh. Nếu để bệnh thận ứ nước kéo dài sẽ dẫn đến suy giảm không hồi phục chức năng thận, thậm chí có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.

Thận ứ nước

Triệu chứng thận ứ nước

Những dấu hiệu của bệnh có thể được nhận biết qua những triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Triệu chứng thận ứ nước lâm sàng

  1. Đau 2 bên sườn thắt lưng: Gây đau mỏi, tức lưng hông do đài bể thận bị phồng và căng giãn. Cơn đau do thận ứ nước thường khởi phát tại vùng mạn sườn, hông lưng sau đó lan sang ngang, xuống dưới.
  2. Rối loạn tiểu tiện: Thay đổi số lượng nước tiểu, tiểu buốt, tiểu dắt.
  3. Tăng huyết áp: Tăng huyết áp chỉ xảy ra với khoảng 1/3 số bệnh nhân có thận ứ nước. Nguyên nhân là do thận giữ muối nước hoặc tăng tiết Renin và mức độ tăng huyết áp chỉ từ nhẹ đến trung bình.
  4. Một số triệu chứng khác: Khi bệnh thận ứ nước tiến triển thành suy thận sẽ có thêm một số triệu chứng khác như thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt, phù chi,…

Triệu chứng cận lâm sàng

Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng kể trên thì các dấu hiệu cận lâm sàng sẽ giúp chẩn đoán xác định bệnh thận ứ nước và giúp phân biệt tránh nhầm lẫn với các chứng bệnh thận khác.

  1. Kích thước thận to lên, xuất hiện khổi u: Siêu âm thận cho phép đánh giá kích thước thận, từ đó có thể xác định cụ thể mức độ thận ứ nước, phát hiện được một số nguyên nhân gây tắc đường dẫn niệu như sỏi, khối u trong đường niệu hoặc do khối u bên ngoài chèn vào.
  2. Mức lọc cầu thận ml/phút tăng hoặc giảm: Bên cạnh đó chẩn đoán thận ứ nước thông qua các xét nghiệm phân tích máu, phân tích nước tiểu cũng góp phần đánh giá tình trạng thận và mức lọc cầu thận (ml/phút)

Nguyên nhân bệnh thận ứ nước

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân dẫn đến bệnh thận ứ nước chủ yếu là do tắc nghẽn đường dẫn niệu, làm dịch bị ứ lại hoặc do hội chứng thận hư gây ra. Tắc nghẽn có thể xảy ra do chính tổn thương trong lòng ống niệu như sỏi niệu, khối u hình thành trong lòng ống, hoặc do khối u bên ngoài chèn ép vào gây hẹp như ung thư cổ tử cung, ung thư tiền liệt tuyến.

Với trẻ em, khi thận bị ứ nước quá nhiều sẽ gây ra phần lớn do các dị tật bẩm sinh bao gồm hẹp ống nối bể thận và niệu quản, van niệu đạo sau.

Bên cạnh đó nguy cơ mắc bệnh thận ứ nước tăng cao cũng có thể do cả yếu tố giới tính hoặc đối tượng đặc biệt.

  • Nam giới: nam giới có tỉ lệ mắc thận ứ nước cao hơn nữ giới, đặc biệt là khi ngoài 30 tuổi.
  • Đối tượng đặc biệt: Phụ nữ đang mang thai hoặc phụ nữ đang mắc ung thư cổ tử cung,…

Nguyên nhân bệnh thận ứ nước

Chẩn đoán và phân loại thận ứ nước

Chẩn đoán bệnh lý

Ngày nay, việc chẩn đoán xác định thận ứ nước được dựa chủ yếu theo các triệu chứng lâm sàng điển hình: đau vùng lưng hông, rối loạn tiểu tiện, sốt khi có nhiễm trùng và một số dấu hiệu của suy giảm chức năng thận khi bệnh tiến triển theo thời gian.

Ngoài ra với những bệnh nhân thận ứ nước mà triệu chứng lâm sàng không được thể hiện rõ, thì các xét nghiệm cận lâm sàng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chính xác tình trạng bệnh.

Một số xét nghiệm bệnh thận ứ nước có thể tham khảo: siêu âm thận – tiết niệu, chụp cắt lớp vi tính, chụp X – quang hệ thận – tiết niệu, xét nghiệm nước tiểu, cấy vi khuẩn có dương tính,…

Phân loại thận ứ nước

Mức độ bệnh được chia thành 4 cấp độ 1, 2, 3, 4 theo mức độ nghiêm trọng của bệnh:

  • Cấp độ 1

Thận ứ nước độ 1 là mức độ nhẹ nhất, do thể bệnh còn sơ khai nên chưa gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Tuy nhiên nếu không phát hiện kịp thời và có những biện pháp ngăn chặn thì bệnh thận ứ nước độ 1 sẽ nhanh chóng chuyển sang cấp độ nặng hơn, đặc biệt cần lưu ý khi đối tượng là trẻ sơ sinh.

  • Cấp độ 2

khi thận ứ nước độ 1 chuyển sang cấp độ 2 thì các dấu hiệu lâm sàng của bệnh đã tương đối rõ ràng, người bệnh sẽ bắt đầu cảm nhận được những cơn đau từ mạn sườn, kèm theo đó là tình trạng đi tiểu liên tục với lượng nước tiểu có thể gấp từ 1.5 – 2 lần bình thường.

  • Cấp độ 3

Giai đoạn thận ứ nước độ 3 này là giai đoạn bệnh bắt đầu trở nặng. Tại đây những biểu hiện của bệnh sẽ xảy ra rầm rộ hơn. Cơn đau sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc và mức độ dữ dội hơn.

Lúc này, ngoài việc đi tiểu nhiều hơn bình thường thì người bị thận ứ nước độ 3 sẽ có những bất thường khi tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu dắt, trong nước tiểu có lẫn máu.

Đồng thời, ở giai đoạn thận ứ nước độ 3, chức năng thận đã bắt đầu bị suy giảm bao gồm cả chức năng tiết Erythropoietin là chất tham gia vào quá trình tạo máu. Do đó cơ thể bị thiếu máu dẫn đến cảm giác mệt mỏi, da, niêm mạc nhợt nhạt.

  • Cấp độ 4

Thận ứ nước cấp độ 4 chính là cấp độ nguy hiểm nhất của bệnh. Khi bước vào giai đoạn này thì rất có thể thận của bạn đã bị tổn thương từ 75 – 80%, dẫn đến dần suy giảm toàn bộ chức năng thận, do đó có thể phải cần đến can thiệp thận gấp.

Phân loại thận ứ nước

Cách phòng tránh bệnh thận ứ nước

Hiểu rõ được nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp chúng ta có những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả:

Đối với nguyên nhân thận ứ nước do sỏi, chúng ta có thể phòng ngừa bằng cách thực hiện một chế độ ăn giảm muối, ăn nhiều chất xơ và các vitamin từ rau củ quả. Đồng thời uống đủ nước mỗi ngày để giảm dần kích thước sỏi, dần dần loại bỏ chúng ra khỏi đường tiết niệu.

Bên cạnh đó, cần thực hiện các biện pháp nhằm tối giản nhất nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu để phòng tránh thận ứ nước hiệu quả như: quan hệ tình dục an toàn, tránh ngâm mình trong những vùng nước ô nhiễm, vệ sinh cá nhân sạch sẽ hàng ngày.

Điều quan trọng nhất để phòng tránh thận ứ nước là không nên nhịn tiểu, việc nước tiểu được chứa quá lâu trong bàng quang cũng là một trong những nguyên nhân thường xuyên gây nên nhiễm khuẩn và sỏi hóa.

Để tránh những tổn thương âm thầm không có dấu hiệu nhận biết thận ứ nước, nên tiến hành siêu âm thận định kỳ hàng năm để kịp thời phát hiện tổn thương, giúp điều trị sớm tránh những biến chứng về sau.

Cách phòng tránh bệnh thận ứ nước

Hướng điều trị thận ứ nước

Tùy thuộc vào tình trạng lâm sàng, mức độ ứ nước, cấp độ bệnh sẽ có những phương pháp điều trị thích hợp với từng bệnh nhân. Tuy nhiên các phương pháp chữa thận ứ nước đều dựa trên nguyên tắc chính đó là loại bỏ tắc nghẽn, làm thông lại dòng chảy tự do của nước tiểu.

Điều trị thận ứ nước theo Tây y

Điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ nếu có dấu hiệu của sự nhiễm trùng. Khi chưa xác định được vi khuẩn gây bệnh thì sẽ lựa chọn kháng sinh dựa trên kinh nghiệm. Một số nhóm kháng sinh có thể cân nhắc: Fluoroquinolon, Carbapenem, hoặc Cephalosporin.

Giải quyết các tình trạng thận ứ nước do suy giảm chức năng thận: cân bằng điện giải, điều trị thiếu máu.

Dẫn lưu bể thận qua da: đây là một phương pháp nhằm trực tiếp làm giảm gánh nặng cho thận. Thủ thuật này có ưu điểm đơn giản, nhanh gọn, ít tốn kém, giúp giải quyết nhanh tình trạng thận ứ nước, phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn và góp phần phục hồi chức năng thận.

Bên cạnh đó, còn có một số biện pháp can thiệp nhằm cắt bỏ trực tiếp nguyên nhân tắc nghẽn gây thận ứ nước: phẫu thuật lấy sỏi, khối u, trong một số tình trạng nặng hơn (cấp độ 3, 4) có thể sẽ phải cắt bỏ thận và điều trị thận thay thế.

Điều trị thận ứ nước theo Đông y

Ngoài những biện pháp đặc hiệu trong y học hiện đại thì trong đông y, một số vị thuốc nam cũng đã được chứng minh là có công dụng rất tốt trong việc giảm thiểu những triệu chứng thận ứ nước như râu ngô, mã đề, cỏ xước, kim tiền thảo,…

Theo đó, những loại thảo mộc tự nhiên này sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây ứ nước ở cầu thận đồng thời bồi bổ và phục hồi các tế bào thận bị hư, qua đó ngăn chặn thận ứ nước tái phát rất tốt.

điều trị thận ứ nước

Theo đánh giá, thận ứ nước là một trong sáu bệnh thận phổ biến nhất hiện nay, đối tượng mắc trên cả người lớn và trẻ em. Là một trong những nguyên nhân chính do sỏi đường tiết niệu đang có xu hướng gia tăng tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới dẫn đến tỷ lệ người có nguy cơ mắc căn bệnh này ngày một cao hơn.

Có thể thấy rằng, thận ứ nước nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời sẽ không gây ra những biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên nếu để bệnh ngày một nặng lên sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong điều trị cũng như ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Vì vậy, qua bài viết này, chúng tôi hy vọng sẽ đem đến cho người đọc những nhìn nhận tổng quan nhất về bệnh thận ứ nước để chủ động phòng ngừa đồng thời nhận biết được các dấu hiệu của bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị.

Cách trị thận ứ nước dứt điểm và hiệu quả

Nguyên tắc cơ bản của việc chữa thận ứ nước là phải loại bỏ yếu tố gây tắc các đường dẫn nước tiểu. Trong giai đoạn ứ nước, các tế bào thận bị tổn thương nghiêm trọng nên rất yếu. Bởi thế, các lương y, bác sĩ hàng đầu tại Tâm Minh Đường đã nghiên cứu thành công Cao bổ thận đảm bảo nguyên tắc trên, điều trị dứt điểm thận ứ nước chỉ sau 1 đến 2 liệu trình.

Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường - 1

Cao bổ thận là sự kết hợp của 6 vị thảo dược quý đặc trị bệnh về thận, bao gồm: tơ hồng xanh, xích đồng, cỏ xước, dây đau xương, cẩu tích, tục đoạn. Hiện nay, Cao Bổ Thận đã được nâng cấp lên phiên bản Cao Bổ Thận Plus với sự gia giảm thêm một số thảo dược đặc biệt như nhục thung thung, sâm cau, ba kích, dâm dương hoắc…Mỗi thảo dược mang lại công dụng riêng, nhưng khi được kết hợp theo “Tỷ lệ vàng” sẽ tạo nên hiệu quả chữa thận ứ nước tối đa, không tái phát.

Cách dùng Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường

Không chỉ có vậy, Cao Bổ Thận còn được các lương y Tâm Minh Đường quyết định bào chế ở dạng cao nguyên chất. Đây là dạng bào chế tốt nhất trong đông y, mang lại nhiều tác dụng. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc lắng nghe chia sẻ của BSCKI. Hoàng Thị Lan Hương về nguyên nhân chọn lựa bào chế dạng cao của Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường:

Nhờ những ưu điểm vượt trội, Cao bổ thận đã giúp cho hàng ngàn bệnh nhân thoát khỏi bệnh thận ứ nước giai đoạn 1, 2, 3 và hỗ trợ điều trị thận ứ nước giai đoạn 4. Tiến triển của đa phần bệnh nhân đều rất rõ ràng:

  • Sau 7-10 điều trị thận ứ nước với Cao bổ thận: Cơ thể hết phù thũng, hệ bài tiết hoạt động mạnh để đào thải độc tố nên bệnh nhân đi tiểu nhiều, nước tiểu vàng đặc.
  • Sau 15-20 ngày điều trị thận ứ nước: Thận và niệu quản được khai thông, nước tiểu ứ trệ thoát dần ra khỏi cơ thể. Bệnh nhân tươi tắn, hồng hào, tiểu tiện ít hơn, nước tiểu vàng nhạt.
  • Hết 1 tháng: Thận phục hồi, các triệu chứng phù thũng, đau nhức không còn. Bệnh nhân tiểu ít, nước tiểu trong, ngăn chặn tái phát.

Nhờ hiệu quả chữa trị thận ứ nước chuyên sâu và bền vững, Cao bổ thận ngày càng nhận được nhiều sự tin tưởng bởi những chuyên gia đầu ngành cũng như bệnh nhân trong và ngoài nước. Sản phẩm đã mở ra một hướng đi mới trong việc điều trị thận ứ nước của người Việt.

CẦN TƯ VẤN THÊM THÔNG TIN VỀ CAO BỔ THẬN

LIÊN HỆ NGAY!

goi-dien-thoai

Thông tin liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường; Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ.

  • Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội;
  • Điện thoại: 0983.34.0246

Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược; Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ;

  • Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh;
  • Điện thoại: 0903.876.437
Hoàng Thị Lan HươngHoàng Thị Lan Hương

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957. Nguyên là giảng viên cấp cao của trường Học viện YHCT Tuệ Tĩnh. Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương hiện đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường.

Bài viết liên quan:

thận ứ nước nên ăn gìNgười bị thận ứ nước nên ăn gì, uống gì và kiêng ăn gì hết? Thận ứ nước ở thai nhiThận ứ nước khi mang thai nhi nguy hiểm không, nguyên nhân tại sao? Chi phí mổ thận ứ nướcChi phí mổ thận ứ nước ở các bệnh viện trung ương và tư nhân Thận ứ nước ở trẻ sơ sinhThận Ứ Nước Ở Trẻ Sơ Sinh Có Tự Khỏi Không? Biểu Hiện Và Chăm Sóc Thận ứ nước độ 2 có có phải mổ khôngThận ứ nước độ 2, độ 3 có phải mổ không và có nguy hiểm không?

Từ khóa » Thận Bị ứ Nước Là Gì