Tháng 7 Có Bao Nhiêu Ngày Theo Lịch Âm Và Dương - DHB Design
Tháng 7 có bao nhiêu ngày? Tháng 7 dương lịch có tổng cộng 31 ngày theo lịch dương, trong đó có 4 ngày chủ nhật. Theo cách gọi của dân gian thì tháng 7 là tháng thừa.
Danh mục bài viết
- Tháng 7 có bao nhiêu ngày? Những điều cần lưu ý về tháng cô hồn
- Tháng 7 có bao nhiêu ngày tính theo dương lịch?
- Tháng 7 có bao nhiêu ngày tính theo âm lịch ?
- Cách tính tháng bằng bàn tay dễ và nhanh nhất
- Tháng 7 có những ngày lễ, sự kiện đặc biệt nào?
- Tham khảo ngày tốt xấu trong tháng 7/2023
- Tại sao phải kiêng kỵ vào tháng 7 âm lịch
- Những điều cấm kỵ không nên làm trong tháng 7 âm lịch
- Những điều nên làm vào tháng 7 âm lịch
- Tháng 7 thuộc cung gì? Cung hoàng đạo nào ?
- Tìm hiểu thêm thông tin về tháng 7 cô hồn, ý nghĩa được đăng trên báo thanh niên:
- Lời kết
Tháng 7 có bao nhiêu ngày? Những điều cần lưu ý về tháng cô hồn
Câu hỏi tháng 7 có bao nhiêu ngày tưởng chừng dễ dàng nhưng lại không hề đơn giản, thời gian vô cùng quý báu, liệu bạn đã bỏ lỡ những gì của tháng 7 hay chưa? Hãy xem ngay bài viết sau đây nhé!
Tháng bảy hay tháng bẩy[1] là tháng thứ bảy theo lịch Gregorius, có 31 ngày.
Tháng 7 có bao nhiêu ngày tính theo dương lịch?
Tháng 7 dương lịch hằng năm có tổng cộng 31 ngày. Tháng 7 vẫn là tháng của mùa hè với cái nắng chói chang như thiêu đốt, chính vì thế người sinh vào tháng 7 cũng nổi bật và ấm áp như ánh nắng mặt trời vậy. Họ luôn sống cuồng nhiệt và hết mình, nổi tiếng nhờ cá tính nổi bật của mình.
Tháng 7 có bao nhiêu ngày tính theo âm lịch ?
Tháng 7 Âm lịch: Bắt đầu từ ngày 16/8 đến ngày 15/9: Như vậy tháng 7 âm lịch có 30 ngày.
Thông thường, các tháng âm lịch chỉ có từ 29 đến 30 ngày âm, điều này cũng tùy thuộc vào từng năm. Ví dụ vào năm 2020, năm 2022 tháng 7 âm lịch sẽ có 29 ngày nhưng năm 2021 thì lại có đến 30 ngày âm. Riêng năm 2023 là năm nhuận có 30 ngày.
Lâu nay, nhiều người vẫn tránh làm những công to việc lớn trong tháng 7 âm lịch, bởi khoảng thời gian này được gọi là tháng cô hồn. Trong dân gian tháng 7 “ cô hồn” được xem là xui xẻo, thì đối với Phật Giáo đây lại là tháng đẹp nhất trong năm.
Tháng 7 âm lịch là tháng vu lan báo hiếu và tháng của xá tội vong nhân, nên 2 ý nghĩa này đều rất tốt đẹp.
Thêm nữa, ngày rằm tháng 7 âm lịch còn là ngày Tết Trung nguyên – Tết giữa một năm. Vậy nên không có lý gì mà tháng bảy âm lịch lại là tháng kém may mắn cả.
>> Tìm hiểu về tứ hành xung là gì ?
>> Tam hợp là gì ?
Cách tính tháng bằng bàn tay dễ và nhanh nhất
Để dễ dàng xác định được tháng 7 có bao nhiêu ngày hoặc số ngày trong từng tháng khác, chúng ta dùng cách tính tháng đơn giản bằng mu bàn tay. Cách làm cụ thể như sau:
- Xác định các khớp nổi và lõm: Nắm bàn tay lại (chọn một tay bất kỳ), mỗi khớp nổi lên và đoạn lõm nối giữa các khớp ngón tay sẽ được tính là một tháng riêng biệt.
- Đếm từng khoảng nổi và lõm: Bắt đầu đếm từ khớp trên tay trỏ là tháng 1, tiếp đoạn lõm là tháng 2… Sau khi hết lượt tháng 7 là khớp trên tay út, và quay ngược lại trở lại, ngay đó là tháng 8,…
- Quy ước chung: Tháng nằm trên khớp nổi sẽ có 31 ngày, còn tháng nằm ở khoảng lõm có 30 ngày hoặc ít hơn, ví dụ như tháng 2 nằm ở khoảng lõm sẽ có 28 – 29 ngày.
Tham khảo thêm các bài viết về ngũ hành tương sinh:
Kim mộc thuỷ hoả thổ là gì?
– Thuỷ sinh Mộc
– Mộc Sinh Hoả
– Hoả sinh Thổ
– Thổ sinh kim
– Kim Sinh Thuỷ
Tháng 7 có những ngày lễ, sự kiện đặc biệt nào?
Những ngày lễ và sự kiện đặc biệt quan trọng trong tháng 7 mà bạn không nên bỏ lỡ gồm có:
- Ngày 01/07: Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam.
- Ngày 06/07: Quốc tế nụ hôn.
- Ngày 11/07: Ngày Dân số thế giới.
- Ngày 27/07: Ngày Thương binh – Liệt sĩ.
- Ngày 28/07: Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
Các ngày lễ dương lịch
2/7: Quốc hội Khóa VI quyết nghị lấy tên nước là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2.7.1976) 6/7: Ngày Hôn thế giới (World Kiss) 11/7: Ngày Dân số Thế giới 15/7: Ngày truyền thống Thanh niên xung phong 28/7: Ngày thành lập Tổng liên đoàn lao động Việt Nam nay là Tổng Công đoàn Việt Nam 27/7: Ngày Thương binh Liệt sĩ 28/7: Ngày Việt Nam gia nhập ASEAN (28.7.1995)
Tham khảo thêm các bài viết về ngũ hành tương sinh:
Kim mộc thuỷ hoả thổ là gì?
– Thuỷ sinh Mộc
– Mộc Sinh Hoả
– Hoả sinh Thổ
– Thổ sinh kim
– Kim Sinh Thuỷ
Tham khảo ngày tốt xấu trong tháng 7/2023
Dưới đây là thông tin về ngày tốt xấu trong tháng 7/2023 dựa trên lịch Dương và Âm:
Ngày 1/7/2023 (14/5/2023 Âm lịch) – Thứ Bảy
Giờ tốt: Bính Tý (23h-1h), Đinh Sửu (1h-3h), Canh Thìn (7h-9h), Tân Tị (9h-11h), Quý Mùi (13h-15h), Bính Tuất (19h-21h). Ngày Canh Thân, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão. Hỷ thần: Hướng Tây Bắc | Tài thần: Hướng Tây Nam | Hắc thần: Hướng Đông Nam. Vận xấu: Nguyệt kỵ.
Ngày 2/7/2023 (15/5/2023 Âm lịch) – Chủ Nhật
Giờ tốt: Mậu Tý (23h-1h), Canh Dần (3h-5h), Tân Mão (5h-7h), Giáp Ngọ (11h-13h), Ất Mùi (13h-15h), Đinh Dậu (17h-19h). Ngày Tân Dậu, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão. Hỷ thần: Hướng Tây Nam | Tài thần: Hướng Tây Nam | Hắc thần: Hướng Đông Nam.
Ngày 3/7/2023 (16/5/2023 Âm lịch) – Thứ Hai
Giờ tốt: Nhâm Dần (3h-5h), Giáp Thìn (7h-9h), Ất Tị (9h-11h), Mậu Thân (15h-17h), Kỷ Dậu (17h-19h), Tân Hợi (21h-23h). Ngày Nhâm Tuất, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão. Hỷ thần: Hướng Nam | Tài thần: Hướng Tây | Hắc thần: Hướng Đông Nam.
Ngày 4/7/2023 (17/5/2023 Âm lịch) – Thứ Ba
Giờ tốt: Quý Sửu (1h-3h), Bính Thìn (7h-9h), Mậu Ngọ (11h-13h), Kỷ Mùi (13h-15h), Nhâm Tuất (19h-21h), Quý Hợi (21h-23h). Ngày Quý Hợi, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão. Hỷ thần: Hướng Đông Nam | Tài thần: Hướng Tây Bắc | Hắc thần: Hướng Đông Nam.
Ngày 5/7/2023 (18/5/2023 Âm lịch) – Thứ Tư
Giờ tốt: Giáp Tý (23h-1h), Ất Sửu (1h-3h), Đinh Mão (5h-7h), Canh Ngọ (11h-13h), Nhâm Thân (15h-17h), Quý Dậu (17h-19h). Ngày Giáp Tý, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão. Hỷ thần: Hướng Đông Bắc | Tài thần: Hướng Đông Nam | Hắc thần: Hướng Đông Nam. Vận xấu: Tam nương sát.
Ngày 6/7/2023 (19/5/2023 Âm lịch) – Thứ Năm
Giờ tốt: Mậu Dần (3h-5h), Kỷ Mão (5h-7h), Tân Tị (9h-11h), Giáp Thân (15h-17h), Bính Tuất (19h-21h), Đinh Hợi (21h-23h). Ngày Ất Sửu, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão. Hỷ thần: Hướng Tây Bắc | Tài thần: Hướng Đông Nam | Hắc thần: Hướng Đông Nam. Ngày 7/7/2023 (20/5/2023 Âm lịch) – Thứ Sáu
Giờ tốt: Mậu Tý (23h-1h), Kỷ Sửu (1h-3h), Nhâm Thìn (7h-9h), Quý Tị (9h-11h), Ất Mùi (13h-15h), Mậu Tuất (19h-21h). Ngày Bính Dần, tháng Mậu Ngọ, năm Quý Mão. Hỷ thần: Hướng Tây Nam | Tài thần: Hướng Đông | Hắc thần: Hướng Nam.
Tại sao phải kiêng kỵ vào tháng 7 âm lịch
Từ trước đến nay, tháng 7 âm lịch luôn được xem là tháng xui xẻo, nạn tai nhất năm mà ai ai cũng đề phòng và tránh né. Bởi theo phong thủy, tháng 7 được biết là tháng cô hồn -tháng của những linh hồn không nơi trú ngụ tìm về nhân gian để quấy phá.
Do đó, chính sự xuất hiện của những linh hồn bóng tối này đã khiến cuộc sống của loài người trở nên xáo trộn. Mọi việc trong cuộc sống sẽ không thuận thành suôn sẻ như ý. Dường như hầu hết việc làm của bạn sẽ bị tách động một thế lực nào đó ngăn cản không cho bạn tiến gần đến thành công.
Sự quấy phá này đã khiến cho mọi người hay e ngại và lo sợ nạn tai nguy hiểm sẽ xảy ra với bản thân. Chính vì điều này mà trong tháng 7 âm lịch, mọi người luôn cúng vái cô hồn nhằm mục đích dâng lễ vật đến những linh hồn không nơi cư ngụ, mong rằng linh hồn này sẽ không đeo bám và quấy phá cuộc sống của mình nữa. Dần dần việc cúng vái vào tháng cô hồn dần trở thành thói quen của mọi người vào mỗi dịp tháng 7 âm lịch hàng năm.
>> Tham khảo bài viết: Tháng 8 có bao nhiêu ngày
Những điều cấm kỵ không nên làm trong tháng 7 âm lịch
– Không gội đầu vào sau 23 giờ đêm.
– Không treo chuông gió ở đầu giường ngủ hay trong không gian phòng ngủ.
– Người yếu bóng vía, trẻ nhỏ không nên đi chơi, đi ra ngoài vào buổi đêm trong những ngày tháng 7 âm lịch, nếu không sẽ dễ gặp những điều không may.
– Không nên cúng chúng sinh ở trong nhà, cúng ngoài sân, ngoài đường hoặc không thì phải đăng ký cúng ở đình, chùa. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vào những ngày này.
– Không phơi hay treo quần áo vào ban đêm.
– Không nên đến gần các cây đa, cây si trước nhà, nơi góc tường xó tối.
– Không nên nhặt tiền bạc rơi vãi ở trên đường.
– Khi đi đến hay đi qua những nơi vắng vẻ, qua nghĩa trang không nên ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau.
– Không nên khởi công, động thổ hay cất nóc, nhập trạch về nhà mới hoặc khai trương công ty cửa hàng.
– Không nên mua các phương tiện đi lại như xe máy, ô tô dùng để đi trong khoảng từ 12/07 âm đến 18/07 âm.
– Không mua bán nhà cửa, đất đai dùng để ở trong khoảng ngày từ 12/07 âm đến 18/07 âm lịch.
Những điều nên làm vào tháng 7 âm lịch
– Nên sắp xếp thời gian đi thăm phần mộ của người thân trong gia đình ở nghĩa trang hay trong chùa chiền, nơi lưu giữ các hũ hài cốt.
– Cần hạn chế sát sinh động vật. Đặc biệt không ăn thịt chó, thịt mèo, ba ba, rùa, rắn, cá chép trong tháng 7 âm lịch này.
– Nên làm nhiều phúc thiện mạnh mẽ trong tháng này.
– Nên tránh xa các cuộc xung đột, mâu thuẫn, gây tranh cãi.
– Nên đi chùa chiền, đền miếu, nhà thờ cầu xin sức khỏe, cầu bình an, cầu siêu…
– Sau ngày 17 âm và vào đầu tháng 8 âm lịch, nên dùng ngũ vị hương được nấu từ 5 loại hương thơm của Hồi khô, quế khô, sả, hương nhu, mùi thơm (hoặc lá bưởi) kết hợp với rượu ngâm gừng để thanh tẩy hoàn toàn trong căn nhà của mình. Cách làm này có tác dụng nhằm cân bằng sinh khí trong nhà.
Những điều nên làm hay không nên làm trong tháng 7 cô hồn đều chỉ là những tín ngưỡng dân gian, những kinh nghiệm được truyền lại mà không ai hay một ngành khoa học nào có thể kiểm chứng đúng sai. Tuy nhiên, với quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” thì người dân vẫn luôn chú trọng làm theo. Hơn nữa, người Việt xưa cho rằng cúng vào tháng 7 âm lịch là một hành động nhân đạo, mang tính nhân văn cao cả của con người, thể hiện tấm lòng kính trọng, tôn nghiêm của người còn sống đối với những người đã khuất, đề cao việc báo hiếu và làm phúc.
Tháng 7 thuộc cung gì? Cung hoàng đạo nào ?
Theo bảng tra cứu cung hoàng đạo, ta thấy tháng 7 thuộc Cung Nhân Mã (trong tiếng Anh còn gọi là Sagittarius) là cung chiêm tinh thứ chín, thuộc tháng 12 của 12 cung hoàng đạo.
– Người sinh từ 1/7 đến 22/7 sẽ thuộc cung Cự Giải
– Người sinh từ 23/07 – 22/08 : Thuộc cung Sư Tử
> Tham khảo thêm chi tiết bài viết: Tháng 7 cung gì
Tìm hiểu thêm thông tin về tháng 7 cô hồn, ý nghĩa được đăng trên báo thanh niên:
Dân gian Việt Nam vẫn gọi tháng 7 âm lịch hằng năm là tháng ‘cô hồn’ với nhiều điều kiêng kỵ theo quan điểm ‘có kiêng có lành’. Vì sao lại có tên gọi này và thực hư những điều kiêng kỵ ra sao?
Hôm nay 29.7 (tức mùng 1.7 âm lịch) – ngày đầu tiên của tháng “cô hồn” theo quan niệm dân gian. Người Việt xưa cho rằng rằm tháng 7 âm lịch là ngày xá tội vong nhân, Diêm vương mở Quỷ môn quan. Những lời truyền miệng này xuất phát từ đâu?
Nguồn gốc tháng “cô hồn”
Chia sẻ với Thanh Niên, một tiến sĩ văn hóa học tại TP.HCM cho biết, người Việt xưa cho rằng, con người bao gồm 2 phần là phần hồn và phần xác. Khi chết đi, phần hồn vẫn còn tồn tại, người nào khi sống ăn ở hiền lương, tích đức thì được đầu thai thành kiếp khác, ngược lại người nào khi sống làm nhiều việc ác thì bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói và chịu nhiều hình thức tra tấn dã man.
Một nhà dân chuẩn bị lễ cúng cô hồn ngày rằm tháng 7 |
L.H.H |
Người ta cũng cho rằng, ngày rằm tháng 7 còn gọi là Tết Quỷ. Tuy nhiên, nguồn gốc của Tết Quỷ thì gắn liền với văn hóa Đạo giáo của Trung Quốc. Trong dân gian, người Việt gọi đây là dịp “địa quan xá tội” hay “xá tội vong nhân”.
Câu chuyện vẫn được lưu truyền đến ngày nay là vào ngày 2.7 âm lịch, Diêm vương cho mở Quỷ môn quan để ma quỷ tự do đi theo 4 hướng, thường là trở về tìm gặp bạn bè, gia đình mong được giúp đỡ để sớm siêu thoát. Đến sau 12 giờ đêm ngày 14.7 âm lịch thì các ma quỷ phải quay trở về địa ngục.
Cho đến ngày nay, người Việt thường cúng cô hồn vào ngày mùng 2, 15, 16 tháng 7 âm lịch, một số nơi cúng sớm hơn hoặc trễ hơn nhưng đều cúng vào buổi chiều tối.
Theo vị này, dân gian cho rằng tháng 7 âm lịch, âm khí dưới đất bốc mạnh lên cao và tự suy luận rằng đó là vong hồn người đã khuất. Do vậy mà dân gian quan niệm tháng 7 là ngày mở cửa địa ngục, các linh hồn sẽ từ đó thoát ra ngoài.
Rằm tháng 7 hay còn gọi là ngày xá tội vong nhân |
L.H.H |
Giải thích dưới góc độ nghiên cứu Lý học, ông Hoàng Triệu Hải, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông Dương cho hay, tháng 7 âm lịch hoàn toàn không liên quan tới vong, ma và thế giới của những người đã khuất.
Theo ông Hải, tháng 7 âm lịch là tháng thứ chín, tính từ tháng Một (người Việt xưa tính đầu năm là vào tháng 11 âm lịch). Vì thế theo chu kỳ Cửu cung, tháng 7 là lệnh tinh nhập trung cung Hà Đồ, tương ứng với độ số 10 của Thiên Can Quý thuộc thủy.
“Tháng này có Thiên can là Âm Thủy và thiên can Quý đang quản trung cung, do vậy theo Lý học Việt thì tháng này âm khí rất vượng. Thiên Can là hình tượng mô tả quy luật tương tác từ bên ngoài tới Trái đất và ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy tháng này có thời tiết phổ biến là mưa gió, lũ lụt… làm không khí ẩm ướt”, ông Hoàng Triệu Hải phân tích.
Do vậy, dân gian cho rằng đây chính là tháng của vong hồn lên ngao du cõi dương từ góc nhìn thần thánh, ma quỷ, vong hồn. Nhưng cũng chính từ sự nhân văn của người Việt xưa, mà biến ngày rằm – ngày cực thịnh của âm khí trở thành ngày Tết – nhớ về tổ tiên ông bà và những người đã khuất.
Nguồn gốc những điều kiêng kỵ
Ngày nay, một số người vẫn lưu truyền với nhau 18 điều cấm kỵ, 13 điều nên làm trong tháng “cô hồn”. Có nhiều truyền thuyết liên quan đến việc cúng lễ. Trong đó có điển tích Mục Kiền Liên cứu mẹ thoát khỏi kiếp ngạ quỷ mà dân gian thường gọi là ngày Vu Lan báo hiếu; hay sự tích ông A Nan Đà phải cúng cho quỷ đói diệm khẩu (miệng lửa) để không bị đày vào kiếp ngạ quỷ.
Người dân cúng rằm tháng 7 tại nhà |
L.H.H |
Ngoài ra, dân gian còn có cách giải thích ngày rằm tháng 7 âm lịch là ngày Diêm vương mở Quỷ môn quan, các vong linh được thả ra ngoài. Do đó, người nhà sắm sửa đồ cúng, vàng mã cho vong linh những người thân, tổ tiên. Nhưng ngày nay, nhiều gia đình đã không còn duy trì tục đốt vàng mã này.
Người Việt quan niệm, tháng “cô hồn” là tháng của ma quỷ, không đem lại may mắn nên không thuận tiện với việc cưới hỏi, mua sắm, khai trương, đi xa. Những lời này được truyền miệng qua nhiều đời và lưu truyền đến ngày nay.
Một số điều cấm kỵ được mọi người truyền tai nhau như: không treo chuông gió ở đầu giường; không đi chơi đêm; không nhổ lông chân; không tùy tiện đốt vàng mã; không ăn đồ cúng; phụ nữ và trẻ em không phơi đồ ở ngoài vì ma quỷ đi qua sẽ ướm thử và để lại “quỷ khí” làm người mặc đau ốm; không chụp ảnh ban đêm vì như vậy sẽ dễ thấy ma quỷ trong bức ảnh; không bơi lội…
Nhiều người đi chùa rằm tháng 7 |
ĐỘC LẬP |
Theo chuyên gia văn hóa học, một số điều cấm kỵ không có căn cứ, số còn lại là những lời truyền miệng xuất phát từ những đặc điểm thời tiết của tháng 7.
Cụ thể, tháng 7 là tháng mưa nhiều không thuận tiện cho việc tổ chức cưới hỏi, khởi công. Vì mưa nhiều nên việc bơi lội, phơi đồ ở ngoài cũng dễ bị nhiễm lạnh làm chúng ta dễ bị đau ốm. Đồ cúng để ngoài trời nguội lạnh khi ăn cũng không tốt cho sức khỏe. Còn lại những điều kiêng kỵ như không nhổ lông chân, không treo chuông gió đầu giường hay tùy tiện đốt giấy tiền là phi thực tế.
Lời kết
Hy vọng rằng bài viết giải đáp về tháng 7 có bao nhiêu ngày của Dhbdesign đã mang lại thật nhiều thông tin bổ ích cho các bạn, giúp bạn biết được tất cả những thông tin quan trọng và liên quan nhất của tháng 7 nhé.
>> Tham khảo: Tháng 6 có bao nhiêu ngày
5/5 - (1 bình chọn)Từ khóa » T7 Có Bao Nhiêu Ngày
-
Tháng 7 Dương Lịch Có Bao Nhiêu Ngày? - Thiên Tuệ
-
Tháng 7 Có Bao Nhiêu Ngày ⚡️ Âm Lịch & Dương Lịch Năm 2022
-
Tháng 7 Có Bao Nhiêu Ngày?
-
Tháng 7 Có Bao Nhiêu Ngày? Sự Thật Về Tháng Cô Hồn
-
7 Tháng Là Bao Nhiêu Ngày
-
Tháng 7 Có Bao Nhiêu Ngày? - Hoc247
-
Tháng Bảy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tháng 5 Có Bao Nhiêu Ngày Thứ 7 - Học Tốt
-
1 Năm Có Bao Nhiêu Ngày Thứ 7
-
1 Tháng Có Bao Nhiêu Ngày Thứ 7 Chủ Nhật
-
CẢ THÁNG 7 VÀ THÁNG 8 CÓ BAO NHIÊU NGÀY? - Olm
-
Tháng 7 Có 4 Tuần Và 3 Ngày.Hỏi Tháng 7 Có Bao Nhiêu Ngày? - Olm
-
Tháng 7 Có Bao Nhiêu Ngày? Lịch âm Dương Tháng 7/2022
-
Nghỉ Dưỡng Sức Sau Sinh Có Tính Thứ 7 Và Chủ Nhật Không?