Thắng Cảnh Nổi Tiếng Của Tây Ninh - Núi Bà Đen - Vietravel
Có thể bạn quan tâm
Lúc ấy có thanh niên Lê Sĩ Triệt, quê ở Quang Hóa, nay là Trảng Bàng (Tây Ninh) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật và có đức hạnh. Người yêu lên đường vì nghĩa lớn, cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người yêu. Một hôm, cô bị cưỡng bức, vì giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Ít lâu sau, Thiên Hương về báo mộng cho sư trụ trì chùa núi biết nơi thân thể cô đang bị gió sương bào mòn. Thi thể khô đen của cô được đem về mai táng, phụng thờ. Vì sự linh thiêng của cô, người ta gọi cô là Bà Đen, cùng tụ họp trên núi chiêm bái và cầu nguyện xin cô phù hộ độ trì. Từ đó, nhà chùa cho lập đền thờ để nhân dân tiện cúng bái. Việc hành hương về chùa vào mùa xuân - lễ Thượng ngươn, còn gọi là Hội xuân núi Bà - đã trở thành tập tục tâm linh quen thuộc từ đây.
Núi Bà Đen nằm cách thị xã Tây Ninh khoảng 8 km. Quần thể di tích núi Bà trải rộng 24 km... Đây là nơi cây cối xanh tươi, đường lên núi quanh co, uốn khúc với gập ghềnh đá núi thiên nhiên, lắm nơi với bậc cấp được tráng xi măng thẳng thớm. Vừa leo núi, vừa ngắm nhìn phong cảnh xung quanh tưởng không gì thú vị bằng, bao nhiêu nhọc mệt đường dốc cao hình như tiêu tan. Lên cao, nhìn về hướng Đông Nam, sẽ thấy ngọn núi Phụng, nhìn về Tây Bắc ngọn núi Heo và núi Phụng xanh biếc rừng cây. Lên đến chùa Vân Sơn, bạn sẽ thấy một hồ nước trong veo, lặng im soi bóng cây rừng.
Điểm đến quan trọng nhất tại núi Bà là Điện Bà. Hệ thống Điện Bà gồm có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà...
Để lên Điện Bà, có nhiều cách. Đến Khu di tích lịch sử văn hóa núi Bà Đen, đi xe lửa (bánh cao su) hoặc xe điện đến chân núi rồi đi cáp treo hoặc máng trượt. Hệ thống máng trượt có hai tuyến: tuyến lên (tuyến kéo) dài khoảng 1.190 m và tuyến xuống (tuyến trượt) dài khoảng 1.700 m. Máng trượt có bánh cao su, có thắng tay, an toàn. Nhưng có rất nhiều người đi bộ, chỉ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ, lên tới Điện Bà, dù phải vượt qua bao tảng đá gập ghềnh, bao bậc cấp tráng xi măng phẳng phiu, đầy nhọc mệt. Có như vậy mới thấy thú vị của việc dùng đôi chân mình lên núi, dù phải nghỉ dọc đường nhiều lần tại những quán hàng hoặc nhà nghỉ chân với chai nước ướp lạnh và cây quạt giấy là cơ thể khỏe khoắn ngay.
Đến Điện Bà (Linh Sơn Thánh mẫu) và chùa Bà Đen (Linh Sơn Tiên Thạch tự) không khí thoáng đãng, dù rất đông khách hành hương. Khói nhang phủ trùm cả bên trong, bên ngoài điện và chùa trong ánh đèn điện và đèn cầy lập lòe, huyền ảo. Cúng viếng Phật và Bà xong, nếu muốn, có thể dùng bữa cơm chay với ba món: canh, xào, mặn khá ngon miệng. Sau đó, tùy lòng hảo tâm, cúng hoặc không cúng vào thùng phúc đức cũng được. Nếu ở lại vào buổi chiều, nhất là nghỉ đêm trên núi, sẽ được chứng kiến cảnh quang hoang sơ và tĩnh lặng không đâu có tại quần thể có tên Ma Thiên Lãnh. Hiện, quần thể này đang được địa phương đầu tư xây dựng thành khu du lịch có bản sắc riêng, hấp dẫn.
Chuyến lên mệt mỏi vì “trèo non”, chuyến xuống có thể dùng cáp treo hoặc máng trượt. Chỉ mất khoảng 20 phút là đã xuống tới chân núi, sau khi nhàn nhã ngồi trong xe hoặc thùng cáp treo ngắm nhìn quang cảnh núi Bà Đen hùng vĩ với màu xanh ngút mắt, điểm xuyết những khóm hoa kiểng nên thơ giữa núi rừng xanh biếc, là chuyến hành hương nhiều xúc cảm. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho biết, chuyến lên nên đi cáp treo hoặc máng trượt, chuyến xuống đi bộ. Như vậy đỡ mệt. Vì khi lên, càng cao, không khí càng loãng, cộng với việc vượt dốc sẽ khiến đã mệt càng thêm mệt.
Xuống núi, tìm một hàng quán ăn uống lấy lại sức. Hàng quán bán đủ thứ: cơm, canh, xào, hủ tiếu, mì, phở. Đặc sản Tây Ninh có bánh canh Trảng Bàng và bánh tráng phơi sương Trảng Bàng - hai thức ăn làm nên danh phận của Tây Ninh với khách phương xa.
(Nguồn: báo Hậu Giang)
Từ khóa » đoạn Văn Tả Cảnh Núi Bà đen Tây Ninh
-
Núi Bà Đen Quê Em - 13 Bài Văn Tả Cảnh đẹp Của Núi, Rừng Hay Nhất
-
Top 10 Bài Văn Tả Cảnh đẹp Của Núi, Rừng Hay Nhất - Tikibook
-
Đề Văn 6: Em Hãy Tả Cảnh Một Ngọn Núi
-
Thuyết Minh Về Núi Bà Đen ở Tây Ninh - Văn Mẫu Lớp 8
-
Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh Hay Nhất - Kiến Thức Việt
-
Núi Bà Đen - Du Lịch Tây Ninh
-
Thuyết Minh Về Núi Bà Đen Tây Ninh ❤️️ 15 Bài Văn Hay Nhất
-
Giới Thiệu Một Danh Lam Thắng Cảnh ở Quê Hương Em (Núi Bà Đen)
-
Thuyết Minh Về Núi Bà Đen ở Tây Ninh Hay Nhất (6 Mẫu)
-
Tả Cảnh Núi Bà Đen Quê Em - Tập đọc 5 - Nguyễn Văn Khướng
-
Các Bài Viết Về Núi Bà Đen
-
10 Bài Văn Tả Cảnh Đẹp Ở Tây Ninh, 25 Địa Điểm Vui Chơi Quên ...
-
Về Núi Bà Đen Ngắm Cảnh Sắc Mây Trời Tây Ninh
-
SỔ TAY Du Lịch Núi Bà Đen Tây Ninh Chinh Phục “Nóc Nhà Nam Bộ”