Tháng Cô Hồn: Mâm Cỗ Cúng Và Bài Cúng Mùng 1, Rằm Tháng 7 ... - Eva
Tháng cô hồn là gì?
Cô hồn là cách gọi của dân gian về những linh hồn vất vưởng không nơi nương tựa, không người thờ cúng hoặc bị chết đói chết khát, chết đường chết chợ mà không có người thân tiếp nhận hoặc nơi nào thờ cúng. Tháng cô hồn là thời gian mà chính những linh hồn, ma quỷ từ dưới âm phủ, gồm cả linh hồn của tổ tiên quay về trần gian báo ân báo oán, ai có nợ trả nợ, ai có ơn trả ơn nên trong tháng này cần tích cực ăn chay niệm phật, hạn chế sát sinh để tránh gặp điều xui xẻo.
Tháng cô hồn diễn ra bắt đầu từ ngày 02/07 đến hết ngày 29/07 âm lịch trùng với tháng Vu Lan báo hiếu, và rằm tháng 7 cũng là ngày “ngày xá tội vong nhân”.
Những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn
Để không phạm phải những sai lầm dẫn tới “họa vô đơn chí” từ đâu ập đến thì dân gian quan niệm cần kiêng kỵ những điều dưới đây sẽ hóa giải những vận hạn đen đủi trong tháng này:
(Ảnh minh họa)
- Đi chơi, đi làm, đi học không nên về khuya quá sau 11h. Sau giờ Tý, cánh cổng địa ngục được mở ra để giải thoát cho những vong hồn, quỷ dữ trở về dương gian và thường lưu lạc các đường phố ngõ ngách, cây cối có thể đeo bám chúng ta khi đi về đêm hôm trong tháng cô hồn.
- Nếu đi đêm về kiêng gọi to, hô hào tên nhau ra vì sẽ gây nên sự chú ý cho ma quỷ. Biết được tên ai sẽ ám người đó, quấy rối và hay gặp xui xẻo vì vậy cần tránh.
- Ban đêm không phơi quần áo, vì rất dễ bị “ma trêu quỷ hờn”. Vong hồn ẩn vào những bộ quần áo đang phơi để trêu người gây sự sợ hãi. Gây ám khí cho người mặc.
- Các cụ ngày xưa thường quan niệm, cây cối cổ thụ thường là nhà trú ẩn của những vong hồn không nhà cửa, chết đường chết chợ. Vào ban đêm thì nơi đây tụ hội âm khí rất mạnh, nếu chơi đùa quanh gốc cây hoặc chèo cây có thể bị ma quỷ lôi xuống. Cần kiêng kỵ những gốc cây vào ban đêm..
- Đi đêm về hôm, tới những nơi vắng vẻ nếu có cảm giác lạnh gáy hay sởn gai ốc, gió lùa quẩn sau lưng thì không nên nhìn lại về phí sau. Vì đây có thể là các linh hồn vất vưởng trêu chọc, có thể dẫn đi nơi khác mà ta không nhận thức được. Vì thế nếu phải về tối một mình nên mang theo củ tỏi trong người để trừ tà, ma quỷ sẽ không dám lại gần.
- Không nên làm việc, học tập quá muộn vào buổi tối. Thức khuya sẽ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, mất đi sự tỉnh táo hay bị ma quỷ trêu chọc, nhiễm “hắc khí”.
- Đi buổi tối, không nên hù dọa người khác khiến người khác bị giật mình, hồn siêu phách lạc dẫn tới có thể bị ma quỷ dẫn đi gây cảm giác hoang mang, sợ sệt, thần kinh không ổn định hay còn gọi là ma nhập.
- Tuyệt đối không chụp ảnh vào ban đêm, nếu bạn không muốn nhìn thấy ma quỷ trong ảnh của mình.
- Tối ngủ, để hướng dép quay ra ngoài, không để mũi dép hướng vào phía giường vì sẽ dẫn lối ma quỷ vào ngủ chung với bạn.
- Không chơi đùa vào buổi tối, ẩn nấp hú tìm vào các ngõ ngách, xó tường dễ bị vong nhập.
- Buổi đêm không cầm kim khâu, may vá vì dễ bị ma quỷ cuốn lấy vì may áo cho ma
- Kiêng kỵ bơi lội vào buổi tối tại các sông, hồ, ao vì dễ bị ma quỷ trêu chọc, rút chân
- Tháng cô hồn được cho là tháng không may mắn, kiêng kỵ làm những chuyện đại sự như cưới hỏi, làm nhà, chuyển nhà… nếu bất khả kháng phải xem xét kỹ.
- Vào ngày này không đốt vàng mã, cúng cơm tùy tiện vì là tháng ma đói ma khát từ lên trần gian quấy rối nhiều. Cần xem xét kỹ ngày giờ, và hình thức cúng nếu không dễ dàng gây sự chú ý, thu hút ma quỷ quấy rối đòi tiền vàng nhiều hơn.
- Cúng các cô hồn xong thì mới hạ lễ, xin phép. Tránh chưa thắp hương xong mà đã lấy ăn thì sẽ bị vong oán trách, rước điều đen đủi.
- Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là điều tuyệt đối tối kỵ dù là ngày thường hay ngày trong tháng cô hồn. Đây là hành động chỉ sự cúng bái cho người đã khuất, không nên làm trong bữa cơm hoặc làm mâm cơm cúng lễ cô hồn.
- Trong tháng 7 âm lịch, không nên treo chuông gió trước cửa nhà, không treo trước cửa sổ vì sẽ là tiếng chuông gọi ma quỷ đến tụ họp, tạo âm khí nặng nề cho căn nhà.
- Kiêng nhổ lông chân trong tháng cô hồn vì theo quan niệm dân gian xưa, “một sợi lông chân quản ba con quỷ”, nếu nhổ lông chân trong tháng cô hồn dễ gặp phải xui xẻo, trắc trở trong cuộc sống, công việc làm ăn. Người nào càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.
- Không nhặt tiền rơi giữa đường vì ngày này, người ta thường rải tiền lẻ ở đường đi để bố thí cho các vong hồn vất vưởng nhằm đem lại sự bình an khi đi lại, tránh gặp xui xẻo. Nếu bạn nhặt những đồng tiền này coi như bạn cướp của ma quỷ, bạn sẽ phải trả giá.
- Hạn chế mua bán các đồ quan trọng trong tháng này như ô tô, xe máy, các đồ đắt tiền,...
- Không chặt phá cây cối cổ thụ vì lúc này đang là nơi trú ẩn của ma quỷ được giải thoát, phá bỏ sẽ gây phiền phức đến bản thân và gia đình.
- Không may mặc quần áo trắng, tượng trưng cho âm khí, lạnh lẽo.
- Nhẫn nhịn khi tham gia giao thông nếu có va chạm, vì có thể di chuyển vào các vị trí có “dớp” dễ gây va quệt.
- Không mặc quần áo có in hình thù quỷ quái ghê sợ dễ ”dụ” ma quỷ.
- Kiêng sát sinh
- Cấm kỵ phá thai
Mâm cỗ cúng cô hồn
Làm lễ cúng cô hồn đi kèm với những mâm cỗ để tỏ lòng thành kính, hóa giải những điều không may, cầu mong mọi điều tốt lành đến với gia chủ.
Mâm cỗ cúng cô hồn kiểu miền Bắc
Đối với người miền bắc, thì ngoài cúng tháng 7 ra thì các ngày mùng 1 và 15 hàng tháng đều là ngày cúng cô hồn với suy nghĩ tâm linh nhằm dâng lễ lòng thành chứng giám tới vong linh tổ tiên và cả những cô hồn vất vưởng.
- 7 Bát cháo trắng loãng
- 1 Bát con muối trắng
- 1 Bát chè
- 1 Cây nến
- 3 Cây nhang
- Mâm ngũ quả
- 2 Chén trà
- 1 Bình hoa nhỏ
- Tiền lẻ
- Tiền vàng mã (không cần nhiều)
Mâm cỗ cúng cô hồn tháng 7 kiểu miền Bắc
Mâm cỗ cúng cô hồn kiểu miền Trung
Đối với người miền Trung thì mâm cỗ cúng cô hồn tương tự người miền Bắc, bao gồm: Bát cháo trắng loãng, hoa quả, ngô khoai luộc, bỏng chay, trầu cau, thẻ hương, tiền vàng mã, bát nước
Ảnh minh họa: Cúng cô hồn kiểu miền Trung
Mâm cỗ cúng cô hồn kiểu miền Nam
Miền nam, thường những người kinh doanh thường cúng cô hồn vào ngày mùng 2 và mùng 6 âm lịch tất cả các tháng không riêng gì tháng 7. Mâm cỗ cúng cô hồn miền Nam gồm có:
- 1 Đĩa muối
- 1 Đĩa gạo.
- 12 Chén nhỏ cháo trắng nấu lỏng.
- 5 Bát cơm vắt.
- 12 Cục đường thẻ.
- Giấy áo, giấy tiền vàng bạc.
- Mía (để nguyên vỏ hoặc chặt từng khúc nhỏ có độ tầm 15cm).
- Bánh, kẹo.
- Tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá nhỏ).
- 3 Ly nước.
- Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc.
- 3 Cây nhang.
- 2 Ngọn nến nhỏ 2 bên
- Hoa đĩa tươi, trầu cau.
- Ngũ quả: Dừa, xoài, sung, đu đủ, cam,...
Mâm cỗ cúng cô hồn kiểu miền Nam
Bài cúng lễ cô hồn rằm tháng 7
Kiêng kỵ là điều nên làm vì “có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Thắp hương làm lễ cúng cô hồn ngày rằm tháng 7 cũng là ngày “xá tội vong nhân”. Gia chủ có thể tham khảo bài cúng lễ cô hồn dưới đây:
Nam mô a di đà phật!
Kính lễ mười phương phi phật, chi phật mười phương.
Hôm nay ngày……tháng…… năm…………(Âm lịch).
Con tên là:…………………..tuổi………………. Ở tại số nhà …, đường…, Phường (xã)….,Quận (huyện )……………,Tỉnh (TP):…………………
Thành tâm kính lễ mời các vong linh, cô hồn không nơi nương tựa, không mồ không mả, ma quỷ trú ẩn gốc cây, bụi cỏ, đầu đường xó chợ, vất vưởng khắp nơi không manh áo mỏng, quanh năm đói rét cơ hàn, dù rằng chết vì lý do gì, đều được về đây thụ hưởng lễ vật lòng thành của gia chủ.
Kinh mong phù hộ độ trì cho tín chủ và toàn gia ai cũng đều khỏe mạnh, bình an, công danh thuận lợi, hóa giải điềm xui xẻo vận hạn, tài lộc tấn tới.
Cẩn cáo! Nam mô A Di Đà Phật!
Một số lưu ý và kiêng kị khi cúng cô hồn
- Theo quan niệm dân gian, nên cúng cô hồn vào buổi chiều tối vì lúc đó ánh sáng yếu, các cô hồn dễ dàng hoạt động, nhanh nhạy hơn. Nếu cúng ban ngày ánh sáng dương khí mạnh thì các vong hồn sẽ bị suy yếu, dễ bị đốt cháy.
- Tùy phong tục mỗi nơi mỗi khác nhưng theo quan niệm dân gian, không cúng đồ mặn như thịt lợn, thịt bò, thịt gà,... vì làm tăng tính sát sinh khiến các cô hồn còn sân hận và luyến tiếc dương thế.
- Nên cúng đồ chay để các cô hồn dễ siêu thoát hơn. Bên cạnh đó, khi cúng không nên cầu xin gì mà chỉ thành tâm gửi hương hoa trà quả lấy lộc cho các cô hồn.
- Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc, quấy rối.
Tháng cô hồn: Nguồn gốc, ý nghĩa, kiêng kỵ cần tránh trong tháng 7 âm lịch Tháng cô hồn hay tháng 7 âm lịch hàng năm theo quan niệm dân gian của người châu Á là tháng không may mắn, nên tránh các công việc trọng đại. Nguồn... Bấm xem >>Từ khóa » Cúng M1 Tháng 7
-
Bài Cúng Mùng 1 Tháng 7 âm Lịch Theo Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam
-
Bài Cúng Mùng 1 Tháng 7 âm Lịch Theo Văn Khấn Cổ ... - VietNamNet
-
Văn Khấn Ngày Mùng 1 Tháng 7 âm Lịch Theo Truyền Thống Việt Nam
-
Văn Khấn Mùng 1 Tháng 7 Âm Lịch 2022, Bài Cúng Gia Tiên Và Thần ...
-
Văn Khấn Mùng 1 Tháng 7 âm Lịch, Bắt đầu Mùa Vu Lan - VTC News
-
Mùng 1 Tháng 7 âm Thắp Hương Gì?
-
Lễ Vật Và Bài Văn Khấn Cúng Từ Mùng 1 đến Rằm Tháng 7, Tháng "cô ...
-
Cúng Mùng 1 Tháng 7 âm Lịch Theo Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam
-
Cúng Rằm Tháng 7 Vào Ngày Nào, Giờ Nào Thì Tốt? - MediaMart
-
Cúng Cô Hồn Tháng 7 Vào Ngày Nào? Mâm Cúng Cô Hồn ...
-
Chuẩn Bị Mâm Lễ Cúng Rằm Tháng 7 Bao Gồm Những Gì?
-
Bài Cúng Mùng 1 Tháng 7 âm Lịch
-
Văn Cúng Ngày Mùng 1 Tháng Cô Hồn Theo Văn Khấn Cổ Truyền Việt ...
-
Rằm Tháng 7 Nên Và Không Nên Cúng Loại Hoa Quả Gì?