Thang đo Trong đánh Giá Học Sinh - Toàn Thua
Có thể bạn quan tâm
Nội dung chính Show
Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng tiếp cận năng lực là một trong những nhiệm vụ đặt ra cho giáo dục hiện nay. Năng lực sáng tạo là một năng lực quan trọng của nguồn nhân lực trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Vì vậy, đánh giá năng lực sáng tạo là yêu cầu cấp thiết đang đặt ra cho các nhà nghiên cứu, nhà quản lí giáo dục và giáo viên ở trường trung học phổ thông. Để tiến hành đánh giá được, nghiên cứu này đã xây dựng thang đo theo bộ 5 tiêu chí với 6 mức độ và sử dụng thang đo đó vào việc đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học vật lí ở trung học phổ thông. Kết quả cho thấy, có thể đánh giá được năng lực sáng tạo của học sinh theo ba mức độ.
Bộ GD-ĐT - Dự án Việt - Bỉ (2010). Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. NXB Đại học Sư phạm. Bộ GD-ĐT (2020). Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2015). Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam, tập 4. NXB Từ điển bách khoa Hà Nội. Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016). Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông. NXB Đại học Sư phạm. Nguyễn Thị Lan Phương (chủ biên) và cộng sự (2016). Chương trình tiếp cận năng lực và đánh giá năng lực người học. NXB Giáo dục Việt Nam. Nguyễn Thị Thanh Nga (2019). Đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh trung học cơ sở trong dạy học Đọc hiểu văn bản văn học. Tạp chí Giáo dục, số 464, tr 44-49. Phạm Thị Phú (1999). Bồi dưỡng phương pháp thực nghiệm cho học sinh nhằm nâng cao hiệu quả dạy học cơ học lớp 10 trung học phổ thông. Luận án tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Vinh. Phan Dũng (2010). Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới. NXB Trẻ.
Tải xuốngThầy, cô hãy trình bày hiểu biết của mình về thang đánh giá? Trả lời: Thang đánh giá là công cụ đo lường mức độ mà HS đạt được ở mỗi đặc điểm, hành vi về khía cạnh/lĩnh vực cụ thể nào đó. Có 3 hình thức biểu hiện cơ bản của thang đánh giá là thang dạng số, thang dạng đồ thị và thang dạng mô tả. - Thang đánh giá dạng số - Thang dạng đồ thị - Thang mô tả Thang đánh giá dùng để đánh giá sản phẩm, quá trình hoạt động hay một phẩm chất nào đó ở HS. Từ VLOS Các phương pháp quan sát giúp xác định những thái độ, những sự phản ứng vô ý thức, những kĩ năng thực hành và một số kĩ năng về nhận thức. Những biểu hiện về thái độ hay những kĩ năng thực hành khó có thể đánh giá thông qua những bài kiểm tra viết hay vấn đáp mà cách tốt nhất là dùng phương pháp quan sát. Những thông tin đo quan sát đem lại bổ sung cho các thông tin thu được từ những phương pháp đánh giá khác, giúp cho quá trình đánh giá có nhiều thông tin phong phú, khách quan, vấn đề là làm thế nào để có những kết quả quan sát khách quan và có ý nghĩa. Thông thường trong quan sát, giáo viên có thể sử dụng 3 loại công cụ để thu thập thông tin. Đó là: Ghi chép các sự kiện thường nhật, thang đo và bảng kiểm tra. Ghi chép các sự kiện thường nhật[sửa]Hàng ngày giáo viên làm việc với học sinh, quan sát học sinh và ghi nhận được rất nhiều thông tin về hoạt động học tập của học sinh. Ví dụ học sinh A phát âm sai một vài từ đơn giản, học sinh B luôn thiếu tập trung chú ý và nhìn ra cửa sổ. Học sinh C luôn làm xong nhiệm vụ của mình sớm và giúp đỡ các bạn khác trong giờ thực hành... Những sự kiện lặt vặt hàng ngày như vậy có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá. Nó giúp cho giáo viên dự đoán khả năng và cách ứng xử của học sinh trong những tình huống khác nhau hoặc giải thích cho kết quả thu được từ những bài kiểm tra viết của học sinh. Tuy nhiên những ấn tượng mà giáo viên có được thông qua quan sát thường mang màu sắc chủ quan, vì vậy cần phải có một cách ghi chép khoa học (hệ thống, chính xác...) trong khi quan sát. Cách tốt nhất là sử dụng sổ ghi chép những sự kiện thường nhật. Ghi chép những sự kiện thường nhật là việc mô tả lại những sự kiện hay những tình tiết đáng chú ý mà giáo viên nhận thấy trong quá trình tiếp xúc với học sinh. Những sự kiện cần được ghi chép lại ngay sau khi nó xảy ra. Mỗi học sinh cần được dành cho 1 vài tờ trong sổ ghi chép, cần ghi tách biệt phần mô tả sự kiện với phần nhận xét về sự kiện của giáo viên. Sau một vài sự kiện, giáo viên có thể ghi chú những cách giải quyết để cải thiện tình hình học tập của học sinh hoặc điều chỉnh những sai lầm mà học sinh mắc phải.
Mẫu ghi chép sự kiện thường nhật Sổ ghi chép các sự kiện thường được dùng để điều chỉnh những hành vi xã hội. Tuy nhiên giáo viên có thể sử dụng nó để thu thập nhiều thông tin về kết quả học tập, nhiều mặt của nhân cách và hoạt động xã hội của học sinh. Tuy nhiên, giáo viên không có khả năng quan sát và ghi chép được tất cả những hành vi, sự kiện, mọi mặt của tình huống diễn ra hàng ngày của học sinh dù rằng chúng đều có thể là những thông tin có giá trị. Do vậy cần phải có sự chọn lựa trong quan sát. Để việc quan sát và ghi chép có tính khả thi, giáo viên cần: - Hướng việc quan sát vào những hành vi không thể đánh giá được bằng những phương pháp khác. - Giới hạn việc quan sát vào một vài loại hành vi nào đó tuỳ theo mục đích giảng dạy của giáo viên. - Giới hạn phạm vi quan sát ở một vài đối tượng học sinh cần tới sự giúp đỡ đặc biệt của giáo viên. Lợi ích của sổ ghi chép sự kiện là nó mô tả lại những hành vi của học sinh trong tình huống tự nhiên. Qua hoạt động và việc làm cụ thể, học sinh thể hiện mình rõ nét và chân thực nhất. Nhờ vậy kết quả quan sát có thể đem đối chiếu với kết quả kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết để đánh giá những đặc điểm thực chất của học sinh, những biến đổi về hành vi của họ. Việc ghi chép sự kiện có thể ghi lại được những tình huống rất hiếm hoi, không điển hình nhưng rất quan trọng trong việc đánh giá học sinh mà không phương pháp nào thay thế được. Ví dụ một học sinh rất ít nói tự dưng lại nói rất nhiều. Một học sinh rất hung hăng tự dưng lại hiền lành dễ mến... Nhờ chú ý và ghi chép lại những tình huống như vậy mà giáo viên có thể phát hiện ra nhiều đặc điểm tính cách mới mẻ và hướng giáo dục học sinh. Quan sát đặc biệt có ích đối với học sinh nhỏ, lứa tuổi chưa có khả năng làm bài kiểm tra viết hay chưa có khả năng tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau. Trẻ nhỏ lại thường có những hành vi bột phát và không kiềm chế vì vậy việc quan sát và giải thích hành vi thường dễ dàng và chính xác hơn. Việc ghi chép sự kiện có hạn chế là nó đòi hỏi giáo viên nhiều thời gian và công sức để để ghi chép một cách liên tục và có hệ thống. Nếu tất cả các giáo viên bộ môn cùng tham gia ghi chép thỉ sẽ bớt gánh nặng cho giáo viên chủ nhiệm. Hơn nữa rất khó để đảm bảo việc ghi chép và nhận xét các sự kiện một cách hoàn toàn khách quan. Tuy nhiên việc tổng hợp ý kiến của tất cả các giáo viên tham gia ghi chép về một học sinh thì việc đánh giá sẽ khách quan hơn. Hành vi của học sinh thường có xu hướng không ổn định, lúc này hăng hái, lúc khác lại thờ ơ. Có lúc lạnh lùng có lúc lại cởi mở... tuỳ vào từng tình huống, thời gian, địa điểm khác nhau. Vì vậy giáo viên khó có thể thu thập đầy đủ thông tin để có một bức tranh đầy đủ toàn diện về học sinh. Giáo viên chỉ nên đưa ra đánh giá của mình khi đã có đầy đủ lượng thông tin cần thiết. Để việc ghi chép sự kiện thường nhật của học sinh có hiệu quả giáo viên cần tuân theo một số yêu cầu sau: - Xác định trước những sự kiện cần quan sát nhưng cũng cần chú ý đến những sự kiện bất thường. - Quan sát và ghi chép đầy đủ về sự kiện đặt trong một tình huống cụ thể để sự kiện trở nên có ý nghĩa hơn. - Sự kiện xảy ra cần phải được ghi chép lại càng sớm càng tốt. - Mỗi bản ghi chỉ nên tập trung vào 1 sự kiện. - Tách riêng phần mô tả chân thực sự kiện và phần nhận xét của cá nhân giáo viên. - Cần ghi chép cả những hành vi tích cực và hành vi tiêu cực - Cần thu thập đầy đủ thông tin trước khi đưa ra những nhận xét, đánh giá về hành vi, thái độ của học sinh. - Việc ghi chép sự kiện cần phải được luyện tập và huấn luyện cho giáo viên một cách bài bản để việc ghi chép mang tính khoa học, hệ thống và giúp ích cho hoạt động dạy học và giáo dục. Thang đo[sửa]Khác với việc ghi chép không có cấu trúc những sự kiện diễn ra hàng ngày, thì thang đo cho phép giáo viên đưa ra những nhận định của mình theo một trinh tự có cấu trúc. Thông thường, một thang đo bao gồm một hệ thống các đặc điểm, phẩm chất cần đánh giá và một thước đo để đo mức độ đạt được ở mỗi phẩm chất của học sinh. Thang đo lả một công cụ để thông báo kết quả đánh giá thông qua quan sát hoặc tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng. Giá trị của nó trong việc đánh giá hoạt động học tập của học sinh phụ thuộc vào việc nó có được xây dựng tốt hay không và có được sử dụng hợp lí hay không. Cũng giống như mọi công cụ đo lường khác, thang đo cần phải được xây dựng dựa trên những mục tiêu giảng dạy. Nó chỉ nên dùng khi người quan sát có điều kiện thu thập đầy đủ thông tin ghi trên thang đo. Nếu hai điều kiện này được đáp ứng, thang đo sẽ có rất nhiều ích lợi trong đánh giá: - Thang đo định hướng cho việc quan sát nhắm tới những loại hành vi cụ thể - Nó cung cấp một bảng tham chiếu chung để so sánh các học sinh về cùng một loại phẩm chất, đặc điểm. - Nó cung cấp một phương pháp thuận tiện để ghi chép những đánh giá của người quan sát. Các loại thang đo[sửa]Thang đo có nhiều loại, nhưng nhìn chung có một số loại thang đo sau đây: Thang đo dạng số[sửa]Đây là một trong những loại thang đo đơn giản nhất. Người sử dụng đánh dấu hoặc khoanh vào một con số chỉ mức độ biểu hiện của một phẩm chất ở học sinh. Thông thường, mỗi con số chỉ mức độ được mô tả bằng lời và sự mô tả này thống nhất ở tất cả các câu ưong thang đo. Đôi khi người sử dụng thang đo chỉ được chỉ dẫn rằng con số to nhất là chỉ mức độ cao nhất, con số nhỏ nhất là chỉ mức độ thấp nhất, những số ở giữa là chỉ các giá trị trung bình. Thang đo dạng số được sử dụng khi những đặc điểm, phẩm chất đưa ra có thể được phân loại thành một số lượng nhất định các mức độ (nhiều nhất là 7 mức độ) và có sự thống nhất về giá ưị mà mỗi con số đại diện. Tuy được sử dụng phổ biến nhưng những con sổ trong thang đo thường không được định nghĩa rố ràng, vì vậy mỗi người có thể có cách giải thích riêng và do vậy sự dụng thang đo một cách khác nhau. Ví dụ về thang đo dạng số: Hướng dẫn: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào buổi thảo luận chung của lớp bằng cách khoanh ưòn vào những con số tương ứng. Trong đó: 5 - nhiều nhất, 4 - trên trung bình, 3 - trung bình, 2 - dưới trung bình, 1 - không tham gia. 1. Học sinh tham gỉa thảo luận ở mức độ nào? 1 2 3 4 52. Những ý kiến đưa ra liên quan đến chủ đề thảo luận ở mức độ nào? 1 2 3 4 5Thang đo dạng đồ thị[sửa]Thang đo dạng đồ thị mô tả các mức độ biểu hiện của hành vi theo một trục đường thẳng. Người quan sát đánh dấu vào đoạn thẳng đó. Một hệ thống các mức độ được xác định ở những vị trí nhất định trên đoạn thẳng nhưng người đánh giá vẫn có thể đánh dấu vào điểm giữa các mức độ trên đoạn thẳng. Ví dụ về thang đo dạng đồ thị: Hướng dẫn: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào buổi thảo luận chung của lớp bẳng cách đánh dấu X vào bất cứ điểm nào trên đoạn thẳng dưới mỗi câu hỏi. 1. Học sinh tham gia thảo luận ở mức độ nào? 2. Những ý kiến đưa ra liên quan đến chủ đề thảo luận ở mức độ nào? Cần lưu ý rằng những mô tả các mức độ trên thang đo đồ thị có thể giống nhau ở tất cả các câu hỏi nhưng cũng có thể mỗi câu hỏi có một cách mô tà mức độ khác nhau. Mặc dù mô tả mức độ theo dạng đường thẳng có thể đánh dấu vào khoảng giữa của những mức độ đánh giá giúp cho việc đánh giá chính xác hon. Tuy nhiên sử dụng một từ để mô tả mức độ trên thang đo cũng không rõ ràng hon những con sổ. Mỗi người cỏ cách hiểu khác nhau về “thỉnh thoảng” và “thường xuyên”. Thang đo dạng đồ thị có mô tả[sửa]Thang đo này sử dụng những cụm từ mô tả để xác định các mức độ trên đoạn thẳng. Sự mô tả này chỉ ra những khác biệt trong biểu hiện hành vi của học sinh ở những mức độ khác nhau. Một số thang đo chỉ mô tả điểm đầu, điểm giữa và điểm cuối. Một số thang đo khác mô tả dưới mỗi điểm của đoạn thẳng. Đôi khi có một đoạn trống ở dưới mỗi câu hỏi để người quan sát cho thêm ý kiến về cách lựa chọn mức độ của mình. Ví dụ về thang đo dạng đồ thị có mô tả: Hưởng dẫn: Hãy chỉ ra mức độ mà học sinh tham gia vào buổi thảo luận chung của lớp bằng cách đánh dấu X vào bất cứ điểm nào trên đoạn thẳng dưới mỗi câu hỏi. Ớ phần nhận xét hãy ghi thêm những gì giải thích cho cách đánh giá của anh (chị). 1. Học sinh tham gia thảo luận ở mức độ nào? 2. Những ý kiến đưa ra liên quan đến chủ đề thảo luận ở mức độ nào? Nhìn chung đây là dạng thang đo tốt nhất được sử dụng trong nhà trường. Nó giải thích rõ cho giáo viên và học sinh những hành vi cụ thể tương ứng với những mức độ được đánh giá và hướng tới hành vi tốt nhất cẩn phải đạt tới. Việc mô tả càng chi tiết thì việc đánh giá càng chính xác. Để việc chấm điểm thuận lợi, chúng ta có thể đánh số vào mỗi vị trí của thang đo này. Ứng dụng thang đo[sửa]Thang đo có thể được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực trong đánh giá như đánh giá thực hành, đánh giá sản phẩm và đánh giá sự phát triển những kĩ năng xã hội của cá nhân. - Đánh giá thực hành: Trong nhiều lĩnh vực học tập, kết quả học tập không được thể hiện qua bài kiểm tra viết hay vấn đáp mà bằng hoạt động thực hành, ví dụ chơi nhạc, hát, diễn thuyết, chơi thể thao... Cách tốt nhất đề đánh giá những hoạt động này là quan sát. Việc sử dụng thang đo khi quan sát những hoạt động thực hành của học sinh giúp cho quá trình quan sát tất cả học sinh cùng tập trung vào một sổ biểu hiện nhất định và có cùng một cách ghi chép những nhận định của giáo viên. Nếu nội dung thang đo được xây dựng trên những mục tiêu học tập nó sẽ định hướng cho hoạt động giảng dạy của giáo viên và các tiêu chí trên thang đo giúp học sinh nhận thức được những yêu cầu cần đạt tới trong hoạt động thực hành. — Đánh giá sản phẩm: Khi kểt quả học tập của học sinh được thề hiện bằng sản phẩm ví dụ: vở sạch chữ đẹp, bức vẽ, bản đồ, đồ thị, đồ vật, sáng tác... thì cần có sự đánh giá sản phẩm. ĐỂ việc đánh giá sản phẩm được thống nhất về tiêu chí và cảc mức độ đánh giá giáo viên có thê thiêt kê thang đo. Thang đo sản phâm là một loạt mẫu sản phẩm có mức độ chất lượng từ thấp đến cao. Người đánh giá so sánh sản phẩm của học sinh với những sản phẩm mẫu chỉ mức độ ừên thang đo đề tính điểm. Tuy nhiên thang đo này khá phức tạp nên khó khăn cho giáo viên khi xây dựng. - Đánh giá sự phát triển những kĩ năng xã hội của cá nhân: Đây là lĩnh vực mà thang đo được sử dụng nhiều nhẩt. Thang đo có thể được dùng để đánh giá hứng thú, đạo đức, sự tự tin, đồng cảm... Việc đo lường có thể được giáo viên sử dụng định kì để đánh giá sự phát triển. Đánh giá sự phát triền những kĩ năng xã hội của cá nhân khác với những đánh giá đã trình bày ở trên ở chỗ việc đánh giá không được thực hiện ngay ừong hoặc ngay sau khi quan sát. ở loại đánh giá này gỉáo viên thường phải tổng kết lại những ấn tượng đã có qua nhiều lần quan sát trong một khoảng thời gian tương đối dài của hoạt động học tập. Do vậy tuy đánh giá loại này cũng dựa vào quan sát nhưng nó bị ảnh hưởng của cảm xúc và ý kiến cá nhân nhiều hơn so với những đánh giá trực tiếp hoặc ngay sau khi quan sát. Đánh giá bằng thang đo[sửa]Đánh giá bằng thang đo cần tuân theo những nguyên tắc sau: - Những tiêu chí của thang đo cần phải là những nội dung giảng dạy và giáo dục quan trọng - Những mô tả trong thang đo phải là những bằng chửng cỏ thể trực tiếp quan sát được - Các mức độ và mô tả mức độ của thang đo phải được định nghĩa rõ ràng. - Nên đưa ra từ 3 đến 7 mức độ trong thang đo và cho phép người sử dụng thang đo đánh dấu vào khoảng giữa các mức độ. - Nên cho phép người sử dụng thang đo bỏ qua những câu mà họ cảm thấy không có đủ bằng chứng để đánh giá. - Nếu có thể, nên kết hợp kết quả đánh giá của nhiều người quan sát trên cùng một đối tượng. Bảng kiểm tra[sửa]Bảng kiểm tra (bảng kiểm) có hình thức và sừ dụng gần giống như thang đo. Tuy nhiên thang đo đòi hỏi người đánh giá chỉ ra mức độ biểu hiện của một phẩm chất hoặc mức độ thường xuyên của một hành vi còn bảng kiểm tra chỉ yêu cầu người đánh giá trả lời câu hỏi đơn giản Có - Không. Đó là phương pháp ghi lại xem một phẩm chất có biểu hiện hay không hoặc một hành vi có được thực hiện hay không. Bảng kiểm tra thường được sử dụng khi quá trình đánh giá dựa trên quan sát nhiều hơn là các hình thức kiểm tra viết và kiểm tra miệng. Bảng kiểm ữa cũng có ích trong việc đánh giá những kĩ năng thực hành, nếu nó được chia ra thành những hành động cụ thể. Ví dụ: Bảng kiểm tra, đánh giá quá trình đánh véc-ni Hướng dẫn: Trong khoảng trống phía trước mỗi câu, hãy đánh dẩu + nếu hành động đạt yêu cầu hoặc đánh dấu - nếu hành động không đạt yêu cầu. _________________ 1. Dùng giấy ráp đánh mặt phẳng đúng cách _________________ 2. Lau bụi mặt phẳng bằng đúng loại giẻ phù hợp _________________ 3. Chọn chổi quét phù hợp _________________ 4. Chọn véc-ni và kiểm tra dòng chảy của véc-ni _________________ 5. Rót một lượng véc-ni cần thiết vào một cốc sạch Trong đánh giá thực hành, bảng kiểm tra có thể được thiết kể theo các bước sau: - Xác định từng hành vi cụ thể trong hoạt động thực hành - Có thề thêm vào những hành vi làm sai nếu nó có ích cho việc đánh giá - Sắp xếp các hành vi theo đúng thứ tự diễn ra - Hướng dẫn cách đánh dấu những hành vi khi hành vi đó xuất hiện (hoặc đánh số thứ tự các hành vi theo trình tự thực hiện). Ngoài việc đánh giá những kĩ năng thực hành, bảng kiểm tra còn được sử dụng để đánh giá sản phẩm. Trong trường hợp đánh giá sản phẩm, bảng kiềm tra thường bao gồm một dãy những đặc điểm mà một sản phẩm hoàn thiện cần có. Giáo viên đánh giá bàng cách kiểm tra xem từng đặc điểm phát biểu trong thang đo có ở sản phẩm của học sinh hay không. Trong lĩnh vực phát triển những kĩ năng xã hội, bảng kiểm tra có thể là một công cụ thuận tiện để ghi lại những bàng chứng về sự tiến bộ của học sinh ưong một mục tiêu học tập nhất định. Thông thường bảng kiểm tra sẽ liệt kê ra những hành vi điển hình cho mục tiêu cần đánh giá và giáo viên quan sát xem những hành vi đó có hay không. Ví dụ: đánh giá thói quen làm việc, giáo viên có thể liệt kê ra những hành vi sau (và yêu cầu trả lời cỏ hoặc không) Nghe lời giáo viên Yêu cầu được giúp đỡ khi cần thiết Hợp tác với các bạn Dùng chung dụng cụ học tập với các bạn Hoàn thành nhiệm vụ được giao... Tóm lại[sửa]Tuy rằng từng loại công cụ quan sát được mô tả riêng biệt, nhưng trong thực tế các loại công cụ quan sát được sử dụng kết hợp với nhau để đánh giá thành quả học tập của học sinh. Nguồn[sửa]Đọc tiếp |
Bài Viết Liên Quan
Một số bài tập hóa 11 chương điện li năm 2024
mẹo hay Khỏe Đẹp Bài tậpVai u thịt bắp là như thế nào năm 2024
mẹo hay Hỏi Đáp Thế nào Món Ngon Thịt HơnLàm thế nào để da không bị khô nẻ năm 2024
mẹo hay Hỏi Đáp Thế nào HơnTập cận bình chủ tịch quân uỷ trung ương năm 2024
mẹo hay tập cận bình HơnBài 49 50 51 trang 101 sgk toán 7 năm 2024
mẹo haySakura thủ lĩnh thẻ bài tập 44 phần 1 năm 2024
mẹo hay Khỏe Đẹp Bài tậpCác bài toán giải bằng phương pháp khử lớp 4 năm 2024
mẹo hay Học Tốt Phương phápBài tập thể dục chữa gai đốt sống cổ năm 2024
mẹo hay Khỏe Đẹp Thể dục Bài tậpBán nhà hẻm 184 nguyễn văn quỳ quận 7 năm 2024
mẹo hay Xây Đựng NhàBài văn trao duyên lớp 10 12 câu đầu năm 2024
mẹo hayDđề thi vào lớp 10 toán hải dương 2023-2010 năm 2024
mẹo hayBiểu cảm về tác phẩm văn học bánh trôi nước năm 2024
mẹo hay Món Ngon Bánh Học Tốt HọcBài viết số 2 lớp 7 văn biểu cảm năm 2024
mẹo hayHạch toán chi phí vé máy bay đi công tác năm 2024
mẹo hay Công Nghệ MáyVăn phòng đại diện vietjet air tại hà nội năm 2024
mẹo hayCác nước có nên văn hóa mạnh nhất năm 2024
mẹo hay Hỏi Đáp Có nênBằng trung bình kha có khó xin việc không năm 2024
mẹo hayBài tập về quy tắc cộng và nhân violet năm 2024
mẹo hay Khỏe Đẹp Bài tậpSoạn bài ngữ văn 9 kiều ở lầu ngưng bích năm 2024
mẹo hayĐề thi thử toán thptqg 2023 sở gd&đt đà nẵng năm 2024
mẹo hayQuảng Cáo
Có thể bạn quan tâm
Hình anh hot girl quỳnh anh thanh hóa năm 2024
3 tháng trước . bởi Bright-eyedAdherenceBài tập thể dục cho người đau cột sống năm 2024
3 tháng trước . bởi CurtainedMusicianNhuững lỗi khó chịu khi dùng iphone lock nhật năm 2024
3 tháng trước . bởi RipeDevolutionGiải toán lớp 9 bài 1 căn bậc hai năm 2024
3 tháng trước . bởi ProductiveRelaxationNội dung yêu nước trong văn học trung đại năm 2024
3 tháng trước . bởi NovelJurisprudenceCách dùng điện thoại thanh toán samsung pay năm 2024
3 tháng trước . bởi UrgentBrowsingTrẻ sơ sinh nên tắm vào thời gian nào năm 2024
3 tháng trước . bởi EsteemedHeaderLàm thế nào để hack được mật khẩu wifi năm 2024
3 tháng trước . bởi SumptuousLigamentDđăng nhập sql express báo lỗi login failed năm 2024
3 tháng trước . bởi FederalRunoffFix lỗi iphone lock ios 9.3.4 năm 2024
3 tháng trước . bởi ForestedSubscriptionToplist được quan tâm
#1Top 8 viết phương trình đường thẳng đi qua 2 điểm a;0 và b(3;0) 2023
1 năm trước #2Top 7 sự va chạm giữa các nền văn minh pdf 2023
1 năm trước #3Top 8 xe buýt đà nẵng - tam kỳ hôm nay 2023
1 năm trước #4Top 8 ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm địa lý 12 2023
1 năm trước #5Top 6 túi đeo bao tử nữ hàng hiệu 2023
1 năm trước #6Top 10 sữa rửa mặt cho người lớn tuổi 2023
1 năm trước #7Top 7 tác giả bài hát con cào cào 2023
1 năm trước #8Top 5 lời thay đổi lil wuyn 2023
1 năm trước #9Top 5 bài hát trong phim hương vị tình thân 2023
1 năm trướcQuảng cáo
Xem Nhiều
Quảng cáo
Chúng tôi
- Giới thiệu
- Liên hệ
- Tuyển dụng
- Quảng cáo
Điều khoản
- Điều khoản hoạt động
- Điều kiện tham gia
- Quy định cookie
Trợ giúp
- Hướng dẫn
- Loại bỏ câu hỏi
- Liên hệ
Mạng xã hội
Từ khóa » Trình Bày Hiểu Biết Của Mình Về Thang đánh Giá
-
Thầy, Cô Hãy Trình Bày Hiểu Biết Của Mình Về Thang đánh Giá?
-
Thầy, Cô Hãy Trình Bày Hiểu Biết Của Mình Về Thang đánh Giá
-
Thầy, Cô Hãy Trình Bày Hiểu Biết Của Mình Về Thang ... - Show News
-
Thang đánh Giá - Blog Tài Liệu
-
Thầy, Cô Hãy Trình Bày Hiểu Biết Của Mình Về Thang đánh Giá
-
Cách Thức Thiết Kế Thang đánh Giá Bao Gồm Những Bước Nào
-
Theo Thầy/ Cô Sự Khác Biệt Giữa Thang đánh Giá Và Bảng Kiểm Là Gì?
-
Đáp án Câu Hỏi Tự Luận Mô đun 3 Cấp THCS (8 Môn)
-
6 Bậc Thang Đo Nhận Thức Của Bloom Trong Đánh Giá Dạy Học
-
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ
-
Xây Dựng Thang đánh Giá Năng Lực Hiểu Biết định Lượng Của Học ...
-
Gợi ý Câu Hỏi Tự Luận Mô đun 3 Môn Tin Học THCS
-
Hãy Trình Bày Mục đích Sử Dụng Sản Phẩm Học Tập Trong Kiểm Tra ...
-
Các Yêu Cầu Bộ Công Cụ đánh Giá Theo Kế Hoạch - Hàng Hiệu Giá Tốt