Tháng Năm 25, 2015 – Trang 2 - Congnghiepxanh
Có thể bạn quan tâm
PHẦN 3: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG
Câu hỏi 98: Năng lương là gì ?
Trả lời: Bản chất của năng lượng là có khả năng sinh “công” (capacity or ability to do work). Khái niệm cơ bản về Năng lượng là nó được thể hiện ở nhiều dạng (như cơ năng, hóa năng, nhiệt năng, điện năng…), và có thể được chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
Có nhiều cách thức khác nhau để đo đếm năng lượng. Thông thường (theo quy chuẩn quốc tế), năng lượng được đo bằng Joule (viết tắt là J) và các bội số của nó. Tuy nhiên, nhiều nước vẫn sử dụng các đơn vị của riêng mình, chặng hạn như Anh là British Thermal Units (BTUs), còn ở Ấn Độ là Calorie (cal). Trong thống kê năng lượng của Việt Nam người ta dùng đơn vị đo năng lượng là Tấn dầu tương đương (tonnes of oil equivalent).
Chúng ta cần phân biệt giữa năng lượng (energy) và năng lượng điện (power). Năng lượng điện được đo bằng Watts (W). 1 Watts là năng lượng điện được sản ra khi chuyển hóa 1 Joune năng lượng trong 1 đơn vị thời gian (1 giây) và được viết theo công thức sau: W=J/s.
Một ví dụ sau để thấy sự khác nhau giữa Energy và Power: Một lò hơi công nghiệp nhỏ mỗi giờ tiêu thụ 0,5 m3 khí tự nhiên (biết rằng 1m3 khí tự nhiên = 38MJ). Câu hỏi đặt ra là hãy cho biết công suất nhiệt của lò này (what is the power input?). Câu trả lời như sau: Hàm lượng năng lượng nhiệt (nhiệt lượng) của khí tự nhiên là 38MJ/m3. Do vậy trong 1 giờ lò hơi đã chuyển hóa 19MJ nhiệt năng. Khi đó công suất nhiệt sẽ là (power = energy/time) = 19/3.600 = 5.300J/s = 5.3kW.
Câu hỏi 99: Hệ thống năng lương là gì ?
Trả lời: Hệ thống năng lượng là tập hợp các phần tử tham gia vào quá trình sản xuất, truyền tải và tiêu thụ năng lượng
Hệ thống năng lượng là một hệ thống bao gồm chuỗi các nguồn năng lượng từ khai khác các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa, (bao gồm cả nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước), được chuyển hóa (lọc hóa dầu…), lưu kho, vận chuyển đến các khách hàng sử dụng năng lượng khác nhau trong nền kinh tế. Từ đây, thông qua các thiết bị sử dụng năng lượng/điện cuối cùng sẽ chuyển hóa năng lượng cuối cùng thành năng lượng hữu ích. Một hệ thống năng lượng tham khảo được mô tả như hình dưới đây.
Câu hỏi 100: Tiềm năng nguồn năng lượng (Potential energy ) là gì ?
Trả lời: Tiềm năng nguồn năng lượng thường được đánh giá hoặc xác định bằng 3 cấp độ khác nhau, đó là: i). Tiềm năng lý thuyết; ii) Tiềm năng kỹ thuật; và iii) Tiềm năng kinh tế. Tiềm năng lý thuyết là lớn nhất (có thể được coi là sẵn có) và thường được tính toán dựa trên các biểu thức, công thức hoặc ước tính dựa trên các suy đoán, ngoại suy…. và chưa tính đến các yếu tố kỹ thuật, công nghệ. Còn tiềm năng kỹ thuật khả năng có thể khai thác dựa trên các công nghệ và kỹ thuật hiện hành nhưng chưa xét đến các yếu tố về kinh tế và tài chính. Tiềm năng kinh tế là nhỏ hơn tiềm năng kỹ thuật bởi phải tính đến tính khả thi về mặt giá cả (kể cả chi phí về tài chính, kinh kế và môi trường)..
Câu hỏi 101: Hệ thống điện là gì ?
Trả lời: Hệ thống điện bao gồm 2 thành phần chính đó là: phía cung cấp điện và phía sử dụng điện. Trong cung cấp điện lại phân chia thành hai mảng đó là: Sản xuất điện và truyền tải & phân phối điện. Sản xuất điện bao gồm các nhà máy điện khác nhau như nhà máy nhiệt điện đốt than, đốt dầu, đốt khí, các nhà máy thủy điện (công suất lớn và nhỏ) và các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (như gió, mặt trời, sinh khối, khí sinh học, rác thải, địa nhiệt và năng lượng biển…). Còn khâu truyền tải là nhận điện từ các nhà máy điện truyền đến khâu phân phối thông qua lưới điện cao áp như 500, 220 kV và các máy biến áp của nó. Khâu phân phối gồm lưới điện trung áp như 110kV, 35, 22kV… và lưới hạ áp (380V (ba pha) và 220 V (một pha) và các trạm biến áp của nó.
Câu hỏi 102: Cân bằng năng lượng là gì ?
Trả lời: Cân bằng năng lượng thường được thể hiện dưới dạng một bảng thức mà nó được người ta thiết lập để thể hiện mối quan hệ rang buộc đối với tất cả các dạng năng lượng được khai thác, sản xuất và tiêu thụ trong khoảng thời gian xác định. Mối quan hệ giữa các dạng năng lượng (năng lượng sơ cấp, năng lượng cuối cùng) là đầu vào và đầu ra của các dạng năng lượng sau khi đã trừ các tổn thất, tự dùng được cân bằng. Bảng cân bằng năng lượng có thể xây dựng cho 1 quốc gia nhưng cũng có thể xây dựng cho một vùng, một tỉnh hoặc một địa phương, nhà máy nào đó. Trong bảng cân bằng năng lượng, đơn vị đo của các dạng năng lượng được chuyển đổi về cùng một đơn vị để đối sánh.
Thông qua bảng cân bằng năng lượng người ta có thể biết được lượng năng lượng nào được khai thác, sử dụng với số lượng bao nhiêu, ai sử đụng nó. Bảng cân bằng năng lượng cũng giúp chúng ta nhận biết khâu nào mất mát, tổn thất năng lượng nhiều nhất mà từ đó có thể xây dựng các biện pháp, giải pháp tiết kiệm năng lượng hợp lý. Đồng thời có thể sử dụng bẳng cân bằng này phục vụ cho công tác kiểm kê khí nhà kính.
Câu hỏi 103: Cường độ năng lượng là gì ?
Trả lời: Cường độ năng lượng là lượng năng lượng cần thiết (đã tiêu thụ, sẽ sử dụng) trên một đơn vị hàng hóa (tấn sản phẩm) hoặc đơn vị tiền tệ (chẳng hạn như GDP). Cường độ năng lượng thường được sử dụng để đánh giá mức hiệu quả sử dụng năng lượng trong từng nhà máy, xí nghiệp, từng ngành kinh tế hoặc cả nền kinh tế. Cường độ năng lượng càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng năng lượng càng cao và ngược lại. Ngoài cường độ được xem xét cho lĩnh vực năng lượng, ngày nay người ta còn sử dụng trong việc đánh giá mức phát thải khí nhà kính thông qua cường độ phát thải khí nhà kính trên một đơn vị hàng hóa hoặc GDP.
Câu hỏi 104: Năng lượng sơ cấp là gì ?
Trả lời: Năng lượng sơ cấp là dạng năng lượng có sẵn trong môi trường tự nhiên mà nó có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng cuối cùng, năng lượng hữu ích cho các mục đích sử dụng khác nhau trong nền kinh tế. Chẳng hạn như dầu thô, than ở các mỏ, năng lượng mặt trời, gió, sinh khối…
Câu hỏi 105: Năng lượng thứ cấp là gì ?
Trả lời: Năng lượng thứ cấp là dạng năng lượng nhận được sau khi đã chế biến, chuyển hóa năng lượng sơ cấp thành dạng năng lượng mà nó có thể sẵn sàng cho vận chuyển, truyền tải đến nơi sử dụng. Chẳng hạn như sản phẩm dầu (xăng, dầu FO,DO, khí hóa lỏng…) nhận được từ nhà máy lọc dầu thô..
Câu hỏi 106: Năng lượng cuối cùng là gì ?
Trả lời: Năng lượng cuối cùng là dạng năng lượng mà người sử dụng nhận được hoặc mua được để sử dụng. Chẳn hạn như xăng, dầu ở các trạm bán xăng, điện tại các đồng hồ đo đếm (công tơ điện); gỗ củi, than sạch tại các chợ, cửa hàng bán chất đốt…
Câu hỏi 107: Năng lượng thương mại là gì?
Trả lời: Thuật ngữ năng lượng thương mại được người ta sử dụng để phân biệt với năng lượng phi thương mại. Năng lượng thương mại được hiểu là loại năng lượng được mua bán trên thị trường như than, xăng, dầu, khí đốt. Tuy nhiên một số dạng năng lượng vừa mang tính thương mại vừa mang tính phi thương mại như sinh khối (gỗ củi). Ở một số địa phương, vùng năng lượng gỗ củi được bán tại các chợ (thương mại) nhưng ở một số nơi chúng được kiếm nhặt từ rừng, cây trong vười cho sử dụng ở hộ gia đình (phi thương mại)…
Câu hỏi 108: Năng lượng hữu ích là gì ?
Trả lời: Năng lượng hữu ích là dạng năng lượng nhận được từ các thiết bị sử dụng năng lượng cuối cùng. Từ giá trị của năng lượng hữu ích cho phép ta tính toán được năng lượng đầu vào cần thiết khi biết được hiệu suất chuyển hóa của các thiết bị năng lượng.
Câu hỏi 109: Năng lượng tái tạo (Renewables Energy) là gì ? và gồm những loại nào ?
Trả lời: Các nguồn năng lượng liên tục được tái tạo bằng quá trình tự nhiên. Năng lượng tái tạo còn được coi là nguồn năng lượng sạch, xanh. Sử dụng nó sẽ thay thế được các nguồn năng lượng hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính. Ngày nay, trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu nhiều quốc gia đa đưa ra các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ để thúc đẩy khai thác nguồn năng lượng này. Các nguồn năng lượng tái tạo có sẵn ở Việt Nam đó là năng lượng mặt trời, thủy điện, gió, năng lượng biển (thủy triều,dòng hải lưu, song biển…), địa nhiệt, sinh khối, khí sinh học, và rác thải. Xét về mức giảm phát thải khí nhà kính, thì một số năng lượng tái tạo có chu kỳ hình thành các bon và khi đốt giải phóng các bon nhưng tổng thể là trung hòa về phát thải khí nhà kính, chẳng hạn như trấu, bã mía, rơm rạ và một số gỗ củi khai thác vào sản lượng tăng trưởng hàng năm….
Câu hỏi 110: Năng lượng thay thế (alternative Energy) là gì ?
Trả lời: Năng lượng lấy từ các nguồn nhiên liệu không phải hóa thạch.
Câu hỏi 111: Năng lượng tiềm năng sẵn có (available potential energy ) là gì ?
Trả lời: Một phần của tổng số năng lượng tiềm năng có thể được chuyển đổi thành động năng trong một hệ thống đoạn nhiệt kèm theo.
Câu hỏi 112: Kiểm kê KNK là gì ?
Trả lời: Kiểm kê khí nhà kính là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác ứng phó với biến đổi khí hậu. Vì thông qua đây, lượng phát thải khí nhà kính sản sinh ra từ các hoạt động sản xuất của một quốc gia được cập nhật thường xuyên. Trong khuôn khổ của Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto, các quốc gia phát triển có nghĩa vụ phải thực thi kiểm kê khí nhà kính quốc gia và báo cáo lên UNFCCC theo định kỳ hàng năm để thông báo về tình hình thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính của các quốc gia đó.
Câu hỏi 113: Việt Nam có bao nhiêu thông báo quốc gia cho UNFCCC?
Trả lời: Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã chuẩn bị và gửi Thông báo Quốc gia lần thứ nhất (1994) và lần thứ hai (2000) cho Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí Khí hậu (UNFCCC).
Thông báo Quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cung cấp các thông tin về kiểm kê quốc gia KNK năm 2000, phân tích, đánh giá tác động của BĐKH, đề ra một số giải pháp có tính khả thi ứng phó với BĐKH và giảm phát thải KNK trong các ngành, lĩnh vực KT-XH của Việt Nam trong thời gian tới
Câu hỏi 114:Phát thải KNK là gì ? Có những dạng phát thải nào?
Trả lời: KNK và các tiền tố của chúng phát thải vào khí quyển từ các nguồn sau:
– Nguồn do con người (anthropogenic sources -man-made source), chủ yếu do đốt các loại nhiên liệu.
– Nguồn tự nhiên
Tổng lượng phát thải KNK trong năm 2010, theo to UNEP[1]là 50, 1 gigatons CO2 tương đương, tăng khoảng 40 gigatons so với năm 2000.
Đến tháng 4 năm 2013, nồng độ CO2 trong khí quyển được đáng giá khoảng 398.35 ppm, hiện nay (2014) đã vượt quá 400 ppm.
Câu hỏi 115: Mô hình LEAP là gì?
Trả lời: Mô hình LEAP (The Long Range Energy Alternative Planning system) là mô hình phân tích kịch bản phát triển năng lượng có xem xét đến vấn đề môi trường do Viện Môi trường Stockholm phát triển và được áp dụng rộng rãi trên 190 quốc gia cho việc hoạch định các chính sách năng lượng, lập quy hoạch và phân tích môi trường.
LEAP là một công cụ linh hoạt cho việc lập kế hoạch năng lượng tổng thể dài hạn. Các kịch bản phát triển năng lượng được xây dựng dựa trên phân tích tổng thể về nhu cầu năng lượng trong mối tương quan với nền kinh tế vĩ mô dựa trên các giả thiết về dân số, tốc độ phát triên kinh tế, công nghệ và giá… Mô hình có phạm vi áp dụng rất rộng rãi, bao gồm: phân tích chính sách năng lượng, chính sách môi trường, chính sách năng lượng tái tạo, phân tích dự án, đưa ra các bảng cân bằng năng lượng, các kịch bản dự báo và cung cấp năng lượng.
Với LEAP, người sử dụng có thể xây dựng những kịch bản phức tạp. Không giống như các mô hình kinh tế vĩ mô, LEAP không thể dùng để mô phỏng các kịch bản cân đối thị trường. LEAP cũng không phải là mô hình tối ưu để tìm lời giải tối ưu nguồn phát, nhưng có thể xác định được chi phí trong các kịch bản so sánh. Tuy nhiên, một điều quan trọng hơn là LEAP linh hoạt và dễ cho người sử dụng, cho phép người sử dụng có thể phân tích các chính sách năng lượng mà không cần chuyển sang sử dụng những mô hình khác.
Câu hỏi 116: Đường phát thải cơ sở là gì ?
Trả lời: Đường cơ sở (hoặc đường tham chiếu) là trạng thái để so sánh với sự thay đổi. Nó có thể là một ‘đường cơ sở hiện tại’, đại diện cho điều kiện quan sát được hiện tại. Nó cũng có thể là một ‘ đường cơ sở tương lai‘, là tập hợp các điều kiện được lên dự tính ngoại trừ các yếu tố ảnh hưởng được quan tâm. Cách diễn giải khác của các điều kiện tham chiếu có thể làm phát sinh nhiều đường cơ sở khác nhau.
Đường cơ sở là kịch bản được dùng để chỉ xu hướng phát thải Khí nhà kính do con người gây ra và sẽ xảy ra nếu không có hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Câu hỏi 117: Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006-2015 ban hành khi nào và có những nội dung quan trong gì?
Trả lời: Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2006 – 2015 được ban hành theo Quyết định số 79/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006. Đây là văn bản quan trọng nhằm mục tiêu tiết kiệm tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc từ 3 đến 5% và những năm sau đó từ 5 đến 8%. Chương trình này gồm 6 nhóm nội dung:
- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến thông tin, vận động cộng đồng, nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.
- Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà.
- Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành giao thông vận tải.
Câu hỏi 118: Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 có những nội dung gì ?
Trả lời:“Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” được ban hành theo Quyết định số số 177/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 11 năm 2007 với mục tiêu tổng quát là “Phát triển nhiên liệu sinh học, một dạng năng lượng mới, tái tạo được để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường”.
Đề án có 4 nhiêm vụ chính: i) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R-D), triển khai sản xuất thử sản phẩm (P) phục vụ phát triển nhiên liệu sinh học:; ii) Hình thành và phát triển ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học; iii) Xây dựng tiềm lực phục vụ phát triển nhiên liệu sinh học và iv) Hợp tác quốc tế.
Đề án có 6 nhóm giải pháp và phân công nhiêm vụ cho các Bộ, ngành liên quan thực hiện.
Sản xuất xăng sinh khối
Câu hỏi 119: Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 (2009) ban hành khi nào và có những nội dung quan trong gì ?
Trả lời: Chiến lược sản xuất sạch hơn (SXSH) trong công nghiệp đến năm 2020 được ban hành tại Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009.
Quyết định nêu ra những chỉ tiêu, lộ trình cụ thể và những dự án mà các bộ, ngành địa phương cần thực hiện để thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng SXSH nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu; giảm thiểu và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường…
Mục tiêu của chiến lược đặt ra trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 là 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 25% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 5 đến 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, 70% các sở công thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH trong công nghiệp. Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, mục tiêu của chiến lược là đưa 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp. Đồng thời, 50% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở áp dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 8 đến 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu/đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, 90% doanh nghiệp vừa và lớn sẽ có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn. Cũng trong giai đoạn này, mục tiêu của Chiến lược là 90% các sở công thương sẽ có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
Chiến lược có 4 nhiệm vụ: i) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cấp, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư; ii) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; iii) Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, tổ chức tư vấn và cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn và iv) Phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
Câu 120: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành khi nào và có những nội dung quan trong gì?
Luật sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành theo Quyết định số 04/2010/L-CTN ngày 28 tháng 06 năm 2010. Luật quy định về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; chính sách, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nội dung chính của Luật sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm:
- Chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Câu hỏi 121: Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 gồm những nội dung gì?
Trả lời: Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012.
Chiến lược xác định 3 mục tiêu cụ thể: i) Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có, khuyến khích phát triển các vùng kinh tế, sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; ii) Nghiên cứu ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; iii) Nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.
Để đạt được 3 mục tiêu nêu trên, Chiến lược đề ra 3 nhiệm vụ quan trọng: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Xanh hóa sản xuất; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. “Chiến lược cũng đã chứng minh nỗ lực của Chính phủ trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Lễ ký kết biên bản ghi nhớ với tiêu đề: “Thực hiện đấu thầu mua bán xanh trong lĩnh vực công”
Câu hỏi 122: Hiện nay Việt Nam đã có bao nhiêu dự án CDM đang được triển khai ?
Trả lời: Đến nay, Bộ TNMT đã cấp Thư xác nhận cho 25 Tài liệu ý tưởng dự án và Thư phê duyệt (LoA) cho 287 Tài liệu thiết kế dự án (PDD) theo CDM và cho 11 Chương trình hoạt động theo CDM (PoA).
Trong số các PDD và PoA đã được cấp LoA, 233 dự án đã được Ban chấp hành CDM quốc tế EB công nhận và đăng ký là dự án CDM với tổng lượng khí nhà kính (KNK) được giảm khoảng 123.913.250 tCO2 tương đương trong thời kỳ tín dụng và 5 PoA được EB công nhận và đăng ký. Các dự án CDM ở Việt Nam thuộc về một số lĩnh vực điển hình là Sản xuất năng lượng tái tạo (thủy điện, phong điên); Xử lý chất thải/nước thải; Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng; và Thu hồi và sử dụng khí phát thải từ hoạt động khai thác mỏ. (Mr. Hòa 16.1.2013)
Ngày 04/02/2006, EB đã công bố Dự án “Thu gom và sử dụng khí đồng hành mỏ Rạng Đông” được chính thức đăng ký trở thành Dự án CDM đầu tiên tại Việt Nam.
Tỷ lệ các Dự án CDM (A) và DA thu hồi khí đồng hành (B)
Câu hỏi 123: Sản xuất sạch hơn là gì?
Trả lời: UNEP định nghĩa sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường.
Nói cách khác “Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”
- Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất.
- Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.
Đối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
- Sản xuất sạch hơn mang lại hiệu quả kép về cả kinh tế và môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:
- Cải thiện hiệu suất sản xuất;
- Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
- Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
- Giảm ô nhiễm;
- Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
- Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn; và
- Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn.
Sản xuất sạch hơn ở Tp. Đà Nẵng
Câu hỏi 124:Tính dẽ bị tổn thương do BĐKH trong lĩnh vực năng lượng được đánh giá như thế nào?
Trả lời: Tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với lĩnh vực năng lượng được đánh giá dựa trên mức độ gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống năng lượng như:
– Gián đoạn nguồn cung năng lượng do mưa bão, ngập lụt, hạn hán, làm gia tăng hơn nữa mức độ phụ thuộc năng lượng, đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu dẫn tới sự mất ổn định nguồn cung.
– Suy giảm hiệu suất sản xuất và truyền tải điện do nhiệt độ tăng
– Gia tăng nhu cầu điện do thay đổi nhiệt độ.
– Gia tăng chi phí đâu tư cơ sở hạ tầng năng lượng do nước biển dâng,…
Từ khóa » Nhiệt Lượng Thứ Cấp Là Gì
-
Bài 1 CÁC NGUYÊN LÝ NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
-
Cac Cau Hỏi Ly Thuyết Ly Sinh Qua Cac Nam
-
Nhiệt động Học Trong Cơ Thể Sống Flashcards | Quizlet
-
Nhiệt Lượng Là Gì? - Công Thức Tính Nhiệt Lượng - VietChem
-
Nhiệt động Lực Học – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhiệt động Học Của Hệ Thống Sống - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nhiệt Lượng Là Gì? Công Thức Tính Nhiệt Lượng Và Bài Tập áp Dụng
-
NHIỆT ĐỘNG HỌC HỆ THỐNG SỐNG - TaiLieu.VN
-
Ly Sinh Hoc - SlideShare
-
Bai Giang Ly Sinh Hoc - SlideShare
-
Giải Thích Công Thức Tính Nhiệt Lượng Chi Tiết Nhất Cùng Bài Tập Thực ...
-
Nhiệt Lượng Là Gì? Cân Bằng Nhiệt Lượng Trong Lò Hơi Công Nghiệp
-
Bài 4 Nhiệt Động Học Các Hệ Thống Sống | PDF - Scribd
-
[Top Bình Chọn] - Năng Lượng Thứ Cấp Là Gì - Trần Gia Hưng