Thánh Cây đa, Ma Cây Gạo, Cú Cáo Cây Bàng? | Sự Thật & Cách Hoá Giải

Cây gạo có ma, cây đa có thần

Quỷ cây đa, ma cây gạo

Thánh cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây bàng...

Điều này có thật không? Tại sao cây cổ thụ, giếng cổ lại thường có ma quỷ ngự? Có nên chặt những cây cổ thụ hay lấp cái giếng cổ trong làng không các bạn. Nếu làm có phải lưu ý gì không?

  • Có nên chôn chó trong vườn?
  • Truyện ma: Người trong bao
  • Truyện ma: Chiếc lược ngà
  • Kinh nghiệm: Nên THIÊU hay CHÔN người đã mất?
  • Bí ẩn chiếc máy bắt ma

thanh cay da, ma cay gao, cu cao cay bang

Cây đa, giếng nước sân đình là nét văn hoá rất đẹp của làng quê bắc bộ. Tại sao lại phải chặt đi? Hãy gìn giữ những gì cha ông để lại, để con cháu đời sau biết có một thời dân làng sống nhờ giếng nước, ngồi mát ở gốc đa sau những giờ làm việc miệt mài. Nhưng những cây to, cây cổ thụ là nơi có nhiều vong cô hồn, linh hồn muông thú (yêu tinh) trú ngụ. Điều này có thật không? Có cách nào hoá giải?

Tại sao ở các cây to hay cây cổ thụ lại có nhiều vong tinh tà?

Vì tại các cây to, cây cổ thụ có trường năng lượng (tầng năng lượng) ở mức cao. Các vong, tinh tà ngự tại nơi đó để hấp thụ năng lượng dương nhằm duy trì sự tồn tại cũng như tu luyện. Nhiều người tu luyện các môn phái cũng hấp thụ năng lượng từ các cây cổ thụ hoặc cây to.

Hậu quả khi chặt cây to, cây cổ thụ: có nhiều người sau khi chặt thì bị liệt chân tay rồi chết, có người thì gặp họa, gặp nạn khác nhau... Có đúng là " thần cây đa, ma cây gạo"?. Thực ra không có thần nào ngự ở những cây nào cả, nếu là thần họ sẽ ngự ở đền to phủ lớn. Tất cả do tinh tà hóa giả là thần để dân làng lập miếu thờ cúng chúng.

Giếng cổ hay giếng lâu năm cũng không ngoại lệ

Bởi giếng nước là nơi có kết tụ long mạch ngầm (điểm giao nhau của các mạch nước ngầm). Giếng nước lâu năm hay giếng cổ sẽ có tụ âm khí (năng lượng âm cực đại). Do đó, giếng cổ rất hay được quỷ, tinh chọn lựa làm nơi tu luyện âm khí mà mọi người không biết hay gọi là thần giếng.

Với các giếng bình thường thì không sao nhưng với giếng cổ thì việc này sẽ ẩn chứa nhiều mầm hoạ. Như dịch bệnh, nhiều gia đình trong làng hay xung quanh xảy ra nhiều việc li kỳ và hoang mang.

Căn nguyên?

  • Do mạch nước bị lấp tắc lại dòng chảy lưu thông nên gây ra phong bế âm khí mà phát tác lên gây ảnh hưởng đến những gia đình sống xung quanh (năng lượng âm tụ và bốc lên do tắc mạch vì lấp giếng)
  • Cũng do quỷ, tinh ngự ở đó, vì bị lấp nơi tu luyện nên chúng phá lại mọi người.

Phương pháp hóa giải:

Mỗi thầy mỗi phép, mỗi giáo phái lại có cách hoá giải riêng. Nhưng đa phần các thầy đều khuyên mọi người nên tụng kinh hoặc thần chú để siêu thoát cho vong, tinh tà về địa phủ, tiếp tục tu luyện và chuyển sinh kiếp mới. Khi hóa giải những nơi như vậy thì sẽ giúp cho dân chúng xung quanh được yên ổn, không bị quấy phá.

Đồng thời, cũng không nên yểm đảo, cúng lễ linh đình, tốn kém. Bởi không gì là tự nhiên xảy đến. Chân lý vạn vật ( luật nhân quả ) bao trùm lên toàn bộ vũ trụ này. Từ những sự vật sự việc nhỏ nhất đều chịu sự chi phối của luật nhân quả. Cách hoá giải tốt nhất chính là tuân theo luật nhân - quả. Hãy sống tốt, hiếu thuận, hành thiện tích đức, làm ăn lương thiện... thì ma quỷ tránh xa, thần thánh cũng phải kính nể. Tu tập tâm từ - quỷ thần không thể tổn hại.

Với giếng cổ khi lấp nên đổ một vài tạ than củi xuống giếng để "hoạt tính" của than củi hút hết âm khí, hóa giải khí mêtan (trong giếng sẽ tích tụ khí mê tan). Đổ than củi xuống để khí độc này không phát tán ra môi trường, không hại sức khoẻ cho mọi người sống gần khu vực đó.

Tamlinh.org

Sao chép, chia sẻ vui lòng trích dẫn link từ website. Cám ơn các bạn

Từ khóa » Thần Cây đa Ma Cây Gạo Cú Cáo Cây đề Là Gì