Thành Công Của Vụ Lúa Mùa 2021-2022 Tại Vùng đồng Bằng Sông ...
Có thể bạn quan tâm
Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vụ mùa tuy không phải là vụ lúa chính ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhưng kết quả vụ mùa năm 2021-2022 khá thành công. Đến trung tuần tháng Ba, vùng đồng bằng sông Cửu Long đã hoàn tất công tác thu hoạch lúa vụ mùa 2021-2022. Diện tích gieo trồng lúa mùa của toàn vùng đạt 171,2 nghìn ha, bằng 113,6% vụ mùa năm trước. Do tình trạng xâm nhập mặn mùa khô năm nay ít hơn cùng với hệ thống thủy lợi ngăn chặn xâm nhập mặn hiệu quả và thực hiện tốt việc vệ sinh đồng ruộng; triển khai gieo trồng giống lúa mới chất lượng cao nên năng suất lúa mùa toàn vùng đạt khá ở mức 51,6 tạ/ha, tăng 7,4 tạ/ha so với năng suất vụ mùa năm trước, sản lượng ước đạt 881,1 nghìn tấn, tăng 215,8 nghìn tấn. Một số địa phương trong vùng có năng suất và sản lượng tăng cao như Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Tại Bến Tre, mùa khô năm nay, người dân đã có nhiều kinh nghiệm và chủ động ứng phó sớm như: trữ nước ngọt, sử dụng nước tưới tiết kiệm, khoan giếng…Tổng diện tích gieo cấy lúa mùa đạt 5.005 ha, tuy giảm 0,4% so mùa năm trước do chuyển sang trồng cây ăn quả và nuôi trồng thủy sản nhưng năng suất tăng cao so với vụ mùa năm trước, đạt 40,74 tạ/ha, tăng 10,9 tạ/ha, sản lượng ước đạt 20,4 nghìn tấn, tăng 5,4 nghìn tấn.
Đối với Kiên Giang, vụ mùa năm nay thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên nông dân gieo trồng sớm; so với cùng kỳ năm trước thì diện tích gieo trồng, thu hoạch và năng suất đều tăng. Diện tích gieo trồng lúa mùa đạt 67,3 nghìn ha, tăng 8,9 nghìn ha). Đến nay đã thu hoạch 100% diện tích gieo trồng, tăng 12,6 nghìn ha so với cùng kỳ năm trước với năng suất đạt 53,8 tạ/ha, tăng 5,2 tạ/ha; sản lượng ước đạt 361,8 nghìn tấn, tăng 96,3 nghìn tấn. Lúa mùa tập trung ở các huyện như: Gò Quao, Vĩnh Thuận, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Giang Thành và thành phố Hà Tiên.
Tại Bạc Liêu, việc thực hiện các mô hình liên kết giữa sản xuất tiêu thụ lúa chất lượng cao gắn với chế biến xuất khẩu đã góp phần phát triển sản xuất lúa bền vững trên địa bàn tỉnh, trong đó lúa mùa 2021 – 2022 (lúa trên đất tôm – lúa) xuống giống 41,5 nghìn ha, đạt 100% kế hoạch và tăng 2 nghìn ha so cùng kỳ. Hiện bà con nông dân đã thu hoạch xong toàn bộ diện tích gieo cấy với năng suất đạt 61 tạ/ha, tăng 5 tạ/ha; sản lượng ước đạt 252 nghìn tấn, tăng 12 nghìn tấn. Trong đó, phải kể đến sự thay đổi về cơ cấu giống lúa, tăng tỷ trọng nhóm lúa có chất lượng cao và giảm tỷ trọng nhóm lúa chất lượng trung bình và thấp: Nhóm lúa chất lượng cao chiếm 94,1% diện tích gieo trồng, trong đó giống lúa đặc sản (Một bụi đỏ) chiếm 42,4%, giống lúa thơm (ST 24, ST25, Đài thơm 8) chiếm 31,3%, giống lúa thơm nhẹ và không thơm (OM 5451, OM 18, OM 2517, VNR-20) chiếm 20,4%; nhóm giống lúa có chất lượng trung bình, thấp (BTE1, HR 182, lúa tím) chiếm 5,9% diện tích.
Tại Cà Mau, tổng diện tích gieo trồng lúa vụ mùa năm 2021-2022 đạt 40,5 nghìn ha, tăng 11,4 nghìn ha so với vụ mùa năm trước; diện tích thu hoạch đạt 39,8 nghìn ha, chiếm 98,4% diện tích gieo trồng với năng suất thu hoạch bình quân đạt 41,7 tạ/ha, tăng 9 tạ/ha, sản lượng ước đạt gần 166 nghìn tấn, tăng 111 nghìn tấn. Diện tích gieo trồng lúa vụ mùa năm 2022 tăng chủ yếu là do năm 2021 trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của bão và hạn mặn, nhiều diện tích lúa tôm không đủ điều kiện xuống giống do không thể rửa mặn, năm nay điều kiện thuận lợi, theo khuyến cáo của ngành chức năng bà con nông dân chủ động rửa mặn, vệ sinh đồng ruộng để xuống giống cho kịp mùa vụ. Bên cạnh đó, việc triển khai nhiều dự án sản xuất lúa như: hỗ trợ trực tiếp giống lúa mới, đặc biệt là giống ST24, ST25, sản xuất lúa hữu cơ để bảo vệ và phát triển nhãn hiệu lúa sạch của địa phương, hệ thống thủy lợi phát triển ngăn chặn xâm nhập mặn, trình độ nắm bắt thông tin khoa học – kỹ thuật của nông dân ngày càng nâng cao làm cho năng suất thu hoạch tăng nhiều so với vụ mùa trước. Diện tích gieo trồng tăng, ít bị thiệt hại do xâm nhập mặn làm cho diện tích thu hoạch, năng suất và sản lượng lúa vụ mùa năm 2022 tăng cao so cùng kỳ năm 2021.
Với thành công của vụ lúa mùa – vụ lúa đầu tiên trong sản xuất lúa năm 2022 tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã tạo tâm lý phấn khởi cho bà con nông dân và là động lực phát triển cho những vụ lúa tiếp theo.
Từ khóa » Diện Tích Trồng Lúa Nước ở An Giang
-
Thiết Lập Vùng Trồng Lúa Chất Lượng Cao Quy Mô Lớn Tại An Giang Và ...
-
Tỉnh An Giang - Vụ Kế Hoạch
-
An Giang đi đầu Cả Nước Trong Công Tác Xã Hội Hóa Giống Lúa
-
An Giang: Xuống Giống Lúa Vụ Hè Thu 3 đợt để Né Khô Hạn, Rầy
-
[DOC] 2. Định Hướng Phát Triển Ngành Lúa Gạo Tỉnh An Giang đến Năm 2020
-
An Giang đi đầu Về Xã Hội Hóa Giống Lúa | Kinh Nghiệm Làm ăn
-
An Giang: Tạo Vùng Nguyên Liệu Sản Xuất Lúa Nhật Chất Lượng Cao
-
Kinh Tế - Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp, Giải Pháp Khuyến...
-
An Giang – Wikipedia Tiếng Việt
-
An Giang Cấp Mã Số Vùng Trồng Cho Các Loại Cây Trồng - Báo Cần Thơ
-
[PDF] UBND TỈNH KIÊN GIANG SỞ NÔNG NGHIỆP-PTNT
-
An Giang Tiếp Tục Mở Rộng Diện Tích Trồng Lúa Nhật
-
Tỉnh An Giang - Cổng Thông Tin điện Tử Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư
-
Giới Thiệu - UBND Huyện Quỳnh Nhai