Thành Công Vang Dội Của Những Tài Năng Bước Ra Từ Nhân Tài Đất Việt
Có thể bạn quan tâm
Kể từ lần đầu tiên được khởi động năm 2005 đến nay, Nhân tài Đất Việt đã trải qua hành trình 16 năm không ngừng mở rộng về quy mô và phát triển về chất lượng. Cuộc thi tự hào đã phát hiện, nâng tầm hàng trăm công trình khoa học và sản phẩm công nghệ thông tin được ứng dụng vào thực tế đời sống, phát triển kinh tế - xã hội.
Trong đó, riêng lĩnh vực Công nghệ thông tin đã vinh danh hàng chục đội thi để bước lên bục vinh quang và trở thành quán quân. Nhân dịp hướng tới Lễ trao giải Nhân tài Đất Việt lần thứ 16 vào ngày 15/4 tới đây, cùng chúng tôi nhìn lại những thí sinh nổi bật, từng đoạt giải cao và đi lên từ cuộc thi.
Giải Nhất đầu tiên năm 2006
Năm 2006, khi Việt Nam chứng kiến xu thế cách mạng di động, viễn thông bùng nổ, thầy Đào Kiến Quốc - nguyên Phó Viện trưởng Viện CNTT, giảng viên CNTT của trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã mang đến cuộc thi sản phẩm "Phần mềm thi trắc nghiệm và chấm điểm tự động Mr Test phiên bản 3.0", và đã đạt giải cao nhất.
Đây là Giải Nhất đầu tiên trị giá 100 triệu được trao tại cuộc thi. Đích thân Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông khi ấy là Đỗ Trung Tá và Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm đã trao giải cho nhóm đạt giải Nhất.
"Ngoài việc Ban giám khảo đã đánh giá cao chúng tôi, một điều có ý nghĩa hơn là sự công nhận của những người dùng cuối", một trong các tác giả của Mr Test bày tỏ. "Trong một tháng chờ đợi xét giải, chúng tôi đã ký hợp đồng bán được 9 bản phần mềm này. Như vậy Mr Test đã đi đến chỗ có khả năng thiết thực".
Đến nay sau 16 năm, sản phẩm vẫn được phát triển và áp dụng tại hơn 800 cơ sở, đơn vị chấm thi trên cả nước, được Bộ Giáo dục & Đào tạo ứng dụng một phần cho công tác tổ chức các kỳ thi quốc gia.
Giải Nhất năm 2007 mở đầu cho kỷ nguyên AI
Năm 2007, sản phẩm "Cổng thông tin đào tạo trực tuyến" của thí sinh Hoàng Ngọc Trung xuất sắc đạt giải Nhất tại cuộc thi. Hệ thống được phát triển với 2 module chính là trường học online và thi sát hạch trực tuyến.
Nhóm tác giả 5 người của AI Việt Nam đã triển khai ứng dụng này tại địa chỉ school.aivietnam.net (trường học online) và test.aivietnam.net (thi sát hạch) đồng thời cung cấp dịch vụ cho nhiều trung tâm thuộc các lĩnh vực ngành nghề khác. Cả hai chương trình đều được phát triển dựa trên portal mã nguồn mở của dotnetnuke với ngôn ngữ Visual Basic.net, hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL Server 2000.
"Chất lượng đào tạo của VN chưa tốt, sinh viên cũng chưa chăm học. Muốn đất nước phát triển chúng ta cần có nguồn lực chất lượng cao. Vì thế chúng tôi nghĩ rằng cần làm ra sản phẩm học và thi trực tuyến với mong muốn sẽ được triển khai trên toàn quốc để bất kỳ ai, ở đâu muốn học là được học với người thày giỏi nhất", một đại diện của AI Việt Nam bày tỏ tại lễ trao giải.
Có thể nói rằng giải Nhất được trao thuộc về lĩnh vực AI vào năm 2007 đã cho thấy tầm nhìn của Hội đồng Giám khảo, cũng như các công ty khởi nghiệp trước xu thế mới từ khi nó còn khá mới mẻ tại dải đất chữ S.
Giải Nhất năm 2013 và xu thế Mobile marketing
Năm 2013, Sản phẩm phần mềm "Mobile advertising network" của nhóm tác giả đến từ công ty Centech đã xuất sắc đạt giải Nhất.
CEO Centech khi ấy là ông Trương Trung Dũng, cho biết "Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã tạo tiền đề cho chúng tôi thành công", đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực Mobile marketing tại Việt Nam.
Sau thành công của giải thưởng Nhân tài đất Việt 2013, Centech đã phối hợp cùng nhà mạng Viettel triển khai thêm nhiều dịch vụ mới dựa trên nền tảng sản phẩm 2013 bắt nhịp với xu hướng mobile marketing toàn cầu. Về đối tác, khách hàng, chỉ 1 năm sau khi nhận giải, Centech đã trở thành prefer-partner của GroupM - agency lớn nhất Việt Nam.
Không chỉ vậy, Centech cũng nhận được nhiều lời mời hợp tác phát triển từ các đối tác trong và ngoài nước, thời gian tới sản phẩm sẽ có nhiều cải tiến nổi bật để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giải Nhất năm 2014 vươn tầm châu lục
Nếu như nói về một trong những đội thi xuất sắc nhất tại Nhân tài Đất Việt, thì không thể không kể tới ứng dụng Money Lover của tác giả Ngô Xuân Huy.
Đây là một ứng dụng quản lý tài chính cá nhân, từng được Google đề cử là 1 trong 5 ứng dụng tốt nhất trong sự kiện Google I/O năm 2017. Điều đáng nói, đây cũng là lần đầu tiên một ứng dụng đến từ Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng được đề cử cho giải thưởng này.
Ban đầu, Money Lover được thiết kế dành cho người Việt Nam nhưng đến nay, ứng dụng này có lượng người dùng ở nước ngoài cao hơn với 34 ngôn ngữ.
Money Lover phát triển mạnh nhất trong năm 2016 với tăng trưởng hơn 5 lần về cả số lượng người dùng và doanh thu so với năm 2015. Sau hơn 5 năm có mặt trên các kho ứng dụng, Money Lover đạt 10 triệu lượt cài đặt, tải về trên toàn thế giới và 1 triệu người sử dụng thường xuyên.
Năm 2016 với "cú đúp" giải Nhất
Năm 2016, trong một mùa thi kỳ diệu với 2 giải Nhất được xướng tên. Lê Công Thành - CEO InfoRe với sản phẩm "Hệ thống phân tích ngữ nghĩa và quản trị tương tác mạng xã hội SMCC" đã xuất sắc là một trong hai người thắng cuộc.
Sau 6 năm, InfoRe của Lê Công Thành vẫn đang không ngừng nghiên cứu, cập nhật công nghệ hiện đại; chế tạo, phát minh các sản phẩm phần mềm ứng dụng công nghệ 4.0; huấn luyện đội ngũ nhân sự là sinh viên theo mô hình vừa học vừa làm.
Định hướng của công ty đó là trở thành một "doanh nghiệp số" - với tỷ lệ hoạt động 80% trên không gian số, và chỉ 20% các hoạt động diễn ra ở văn phòng công ty. Chính nhờ sự chuyển đổi mạnh mẽ này, năm 2020, InfoRe đã được đại diện các Bộ Y tế, Bộ Khoa học & Công nghệ, Bộ Thông tin & Truyền thông tặng bằng khen nhờ "Có thành tích xuất sắc tham gia công tác phòng, chống dịch Covid-19".
Là một trong 2 đội giành giải Nhất năm 2016, ứng dụng Monkey Junior của CEO Đào Xuân Hoàng có lẽ gần gũi và được biết đến rộng rãi hơn, đặc biệt là với các phụ huynh muốn dạy tiếng Anh cho con em mình trên điện thoại.
Kể từ khi đạt Giải Nhất 2016, Monkey đã nghiên cứu và ra mắt thêm 3 sản phẩm khác: Monkey Stories, Monkey Math và VMonkey. Tất cả đều là những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, và giúp hàng triệu trẻ em tiếp cận với kiến thức bổ ích.
Tới nay, Monkey Junior và Monkey Stories luôn chiếm Top 5 "ứng dụng Giáo dục phổ biến" trên Play Store và App Store, trong đó Monkey Stories thậm chí được Apple vinh danh là "Ứng dụng Tốt nhất được viết bởi người Việt".
Năm 2018 và hai "siêu giải Nhì"
Năm 2018, cuộc thi không có giải Nhất được trao, nhưng lại có đến 2 giải Nhì. Điều đáng nói là những đội đạt giải Nhì này đều cho thấy họ xứng đáng với tầm vóc của một nhà vô địch, khi không ngừng tăng trưởng và có những đóng góp lớn trong công cuộc chuyển đổi số.
Một trong hai giải Nhì, sản phẩm "Nền tảng lập trình Voice, Video, SMS", hay Stringee ngay từ khi tham dự giải thưởng, đã cho thấy họ là một trong những startup công nghệ Việt có tốc độ phát triển nhanh, đồng thời lựa chọn lối đi khôn ngoan.
Tới nay sau 4 năm, doanh thu định kỳ hàng tháng (MRR) của Stringee tăng trưởng 1500% tính từ tháng 10/2019 đến tháng 10/2021, bất chấp trong bối cảnh thị trường vẫn gặp nhiều khó khăn vì Covid-19.
Kết thúc năm 2021, Stringee cán mốc 55 triệu người dùng với 2,5 triệu phút gọi mỗi ngày trên hệ thống. Đến nay, startup trong lĩnh vực phần mềm dạng dịch vụ (SaaS) này đang có hơn 1000 khách hàng, trong đó bao gồm doanh nghiệp thuộc top Fortune Global 500 và nhiều doanh nghiệp hàng đầu tại bảng xếp hạng VNR500.
Đội đồng giải Nhì, Vbee, cũng đang là đơn vị tiên phong tại Việt Nam mang đến các giải pháp xử lý ngôn ngữ như chuyển văn bản thành giọng nói (Text to speech), nhận dạng giọng nói (Speech To Text), hội thoại thông minh (smartdialog), tổng đài nhân tạo (AI Call center…).
4 năm sau khi nhận giải, CEO Hồ Minh Đức của Vbee cho biết từ điểm tựa Nhân tài Đất Việt, công ty tiếp tục ra mắt thêm các giọng nói đa ngôn ngữ bao gồm tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật; trở thành cổng chuyển đổi văn bản thành giọng nói đa ngôn ngữ nhất tại Việt Nam.
Tính đến hiện tại, nền tảng VBEE đã cung cấp dịch vụ cho hơn 1 triệu người dùng là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp trong 3 lĩnh vực chính là Tổng đài tự động, giải pháp tương tác thiết bị thông minh, và nội dung số tự động.
Giải Nhất năm 2019 góp công cho chuyển đổi số
Là quán quân mới nhất của Nhân tài Đất Việt, Đỗ Quốc Trường - CEO VAIS là cái tên có lẽ đã quá quen thuộc với bạn đọc theo dõi báo điện tử Dân trí. Đây cũng là giải pháp từng vinh dự được Bộ Thông tin và Truyền thông đề cử trong chuỗi sự kiện giới thiệu các nền tảng số "Make in Vietnam".
Theo chia sẻ của CEO Đỗ Quốc Trường, ứng dụng đạt giải Nhất - Origin-STT của VAIS hiện được ứng dụng nhiều nhất trong việc hỗ trợ các cuộc họp cần ghi lại biên bản, giúp thư ký ghi lại được ý kiến chỉ đạo một cách nhanh chóng, giảm thiếu sót.
Trong năm 2019 và 2020, sản phẩm của VAIS chủ yếu tập trung triển khai cho nhóm khách hàng B2B, với hơn 20 cơ quan, doanh nghiệp. Tới năm 2021, sản phẩm được mở rộng ra nhóm khách hàng là người dùng cuối, cho phép người dùng có thể trải nghiệm ứng dụng một cách dễ dàng thông qua web và ứng dụng mobile.
Ngoài Origin STT, VAIS cũng phát triển nhiều sản phẩm khác như Hệ thống đánh giá Tổng đài chăm sóc khách hàng, Tổng đài tự động… giúp khách hàng tự động hóa các quy trình đơn giản mà không cần tới con người.
Trong tương lai, CEO Đỗ Quốc Trường chia sẻ ý tưởng muốn mở rộng không chỉ trong lĩnh vực giọng nói mà còn thêm hình ảnh (computer vision) và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Trao giải Nhân tài Đất Việt lần thứ 16
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt lần thứ 16 sẽ được trao vào 14h ngày 15/4 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội.
Giải thưởng Nhân tài đất Việt lần thứ 16 được bảo trợ bởi: Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên & Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Đồng hành cùng giải thưởng Nhân tài Đất Việt lần thứ 16 có các đơn vị tài trợ: Tập đoàn Vingroup (Vingroup), Tập đoàn Sun Group, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng TMCP Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank), Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), ECO Pharma, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (Vietbank)... và các đơn vị đồng hành: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Tập đoàn Ecopark, Tập đoàn AMACCAO, Công ty Cổ phần Dược Mỹ phẩm Khang Linh, Tập đoàn Masterise, Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY), Bệnh Viện Đa Khoa Tâm Anh (TamAnh Hospital).
Sự quan tâm, đồng hành của các đơn vị, nhà tài trợ chính, và các đơn vị đồng hành là động lực lớn cho Ban Tổ chức để hoàn thành tốt cuộc thi, hoàn thành sứ mệnh tìm kiếm và tôn vinh các tài năng trong nhiều lĩnh vực.
Fanpage: https://www.facebook.com/nhantaidatviet.official
Từ khóa » Google Dịch Tiếng Trung Quốc Bằng Giọng Nói
-
Mắt Kính Phiên Dịch Mọi Ngôn Ngữ Khác Nhau Của Google
-
Cô Dâu VN ở Trung Quốc: 'Địa Ngục Khi Sống Với Mẹ Chồng'
-
Học Tiếng Nhật Thì Không Thể Bỏ Qua Những Từ điển Miễn Phí Này
-
Yêu Tiếng Việt, Như Một Liều Thuốc Chữa Lành
-
Google Ngày Càng đáng Gờm
-
Bạn Bè Rủ đi ăn Nhưng HẾT TIỀN, Chàng Trai Than Thở Bằng 1 Câu ...
-
Đạt Villa Phải Dùng Tới... Google Dịch để Nói Chuyện Với Bạn Gái
-
5 Trợ Lý ảo Nói Tiếng Việt - Báo Thái Bình điện Tử
-
Khách Tây Dùng Google Dịch Bắt Chuyện Với Cô Gái, Ai Ngờ Nhận ...
-
CEO Google Nhìn Thấy Hàng Nghìn Tỉ USD Tiếp Theo đến Từ Tìm Kiếm Và AI
-
Mách Bạn 8 Trang Web Dịch Từ Tiếng Việt Sang Tiếng Anh Chuẩn Nhất
-
Cảnh Báo Google, Facebook, Twitter Phải Giải Quyết Các Sai Lầm ...
-
Google Translate Thực Sự Hoạt động Như Thế Nào?
-
Sonos Nhá Hàng Kế Hoạch Thương Mại Hóa Trợ Lý Giọng Nói Riêng