Thành đạt Từ Làm Thợ - Tuổi Trẻ Online

M1AUTTsZ.jpgPhóng to
GS.TS Vũ Gia Hiền trong một giờ giảng dạy tại Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM - Ảnh: Văn Mạnh

“Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tôi bắt đầu làm quen với máy móc, thiết bị khi được cử đi học nghề bảo dưỡng, sửa chữa máy đào hầm, máy cắt gọt kim loại... Từ đây đã định hình cho tôi một hướng đi khác là học chuyên sâu về nghề, và chính học nghề đã tạo ra con đường thênh thang để tôi bước tiếp trên con đường học vấn” - GS.TS Vũ Gia Hiền, phó hiệu trưởng Trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật Âu Việt, tâm sự.

Giáo sư... thợ máy

Duyên nợ với học nghề đến với thầy Hiền từ đó. Khi đang là anh công nhân cắt gọt kim loại với tay nghề bậc 6/7, thu xếp công việc, thời gian, thầy Hiền tiếp tục học và tốt nghiệp đại học về máy công trình và chuyển động học.

Tuy có bằng kỹ sư nhưng thầy Hiền vẫn là một công nhân làm việc tại nhiều công trình với tâm niệm “mình là một người thợ, người công nhân thực thụ”. Những năm tháng làm công nhân trên những công trường đã tạo điều kiện cho thầy biết giá trị thực của việc học nghề. Đồng thời từ đây thầy Hiền có thêm nhiều kinh nghiệm trên con đường nghiên cứu khoa học và giảng dạy sau này.

Năm 1982, thầy Hiền tiếp tục tốt nghiệp cử nhân vật lý (thời gian này thầy vẫn làm thợ bậc 7/7). Năm 1988, tốt nghiệp nghiên cứu sinh của Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội chuyên ngành về triết (triết trong vật lý học).

Năm 1993 thầy Hiền chuyển sang dạy văn hóa tổ chức - đạo đức hành chính công tại một số trường đại học của Mỹ. Hiện thầy tham gia giảng dạy tại Học viện Hành chính quốc gia (cơ sở phía Nam) và làm phó hiệu trưởng Trường trung cấp kinh tế - kỹ thuật Âu Việt.

Thầy Hiền nói: “Nhiều người nghĩ rằng “phi đại học bất thành phu phụ”, điều đó chưa công bằng đối với người học nghề đã qua quá trình đào tạo bài bản, trong khi đội ngũ đó mới thật sự làm nên chất lượng sản phẩm, làm nên khối lượng của cải khổng lồ cho xã hội phát triển”.

Từ thợ điện đến phó hiệu trưởng

Vẫn mãi là người thợ

Thầy Phụng luôn tâm niệm: “Làm thầy hay làm thợ đều đáng quý như nhau. Công việc nào cũng cần sự cố gắng và niềm đam mê. Hôm nay tôi là thầy, người quản lý nhưng tôi vẫn mãi là một người thợ và tôi tự hào về điều đó.

Nếu không có thời gian làm thợ, tôi sẽ bị thiếu hụt kinh nghiệm khi dạy cho học sinh hiện nay về phần thực hành và một số kỹ năng về nghề điện. Trong cuộc đời tôi, sự lựa chọn đúng nhất là theo học nghề”.

Ít ai ngờ thầy Nguyễn Mỹ Phi Phụng - người nhiều năm liền là giáo viên dạy nghề giỏi cấp thành phố, có bằng thạc sĩ, hiện là phó hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức - lại có xuất phát điểm từ một người học nghề.

“Tốt nghiệp THPT, tôi thấy nhiều bạn bè chạy ngược chạy xuôi thi đại học nhưng phần vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, phần vì thích học nghề nên tôi đã chọn cho mình con đường học nghề điện để có thời gian đi làm thêm và được theo đuổi nghề mình thích. Từ một người thợ điện, đến nay tôi đã có một công việc mà tôi thường mong ước là làm giảng viên - quản lý về giáo dục” - thầy Phi Phụng tâm sự.

Những ngày tháng theo đuổi việc học của thầy thật tự nhiên, không đặt cho mình những áp lực quá nặng nề. Sau hai năm vừa học vừa làm (tại Trường trung học Kỹ thuật nghiệp vụ Lý Tự Trọng, quận Tân Bình, TP.HCM - nay là Trường CĐ Kỹ thuật Lý Tự Trọng) ra trường, thầy Phụng được nhận vào làm việc tại một công ty với mức lương 2,5 triệu đồng/tháng.

Công việc hấp dẫn với mức thu nhập khá cao nhưng thấy mình có thể tiếp tục học nữa nên thầy Phụng tiếp tục thi vào Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM và trúng tuyển vào khoa điện - chuyên ngành điện tử. Học xong đại học, thầy về làm giáo viên thỉnh giảng tại khoa điện - điện tử Trường trung cấp Kinh tế - kỹ thuật nghiệp vụ Phú Lâm (nay là Trường CĐ Kinh tế - kỹ thuật Phú Lâm).

Nhờ xuất thân từ trường nghề, lại được tôi luyện qua những tháng ngày làm thợ tại các công ty nên khi đứng trên bục giảng thầy luôn cảm thấy tự tin. Các bài giảng của thầy luôn được học sinh thích thú vì thầy biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết với thực hành. Đầu năm 2009, thầy Phụng được tín nhiệm giữ chức phó hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức.

Từ khóa » Tiến Sĩ Vũ Gia Hiền