Thanh Hóa: Dự án Di Dân Tái định Cư Lòng Hồ Yên Mỹ Lãng Quên Gần ...
Có thể bạn quan tâm
Là những hộ sinh sống đầu tiên ở khu vực lòng hồ Yên Mỹ từ những năm 80, bà Hưng cùng gia đình không quên những ngày tháng vất vả chạy lũ, bám đất, bám hồ kiếm kế sinh nhai. Từ khi biết dự án được triển khai, niềm vui chưa tỏ thì lại là nỗi lo mỗi mùa mưa bão về.
Bà LÊ THỊ HƯNG, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa: “Gia đình tôi bị ảnh hưởng. Dân làng ở đây cũng ảnh hưởng nhiều lắm. Vì dự án này mà dân làng bỏ đi nhiều rồi. Chúng tôi không có điều kiện thì phải ở lại thôi. Mà cứ sống cảnh như này thì lụt sợ lắm.”
Căn nhà cũ kỹ, xuống cấp với những vết nứt lớn là nơi sinh sống của vợ chồng ông bà Tình vốn bị tai biến từ nhiều năm qua. Dù muốn sửa chữa để đảm bảo an toàn cho gia đình nhưng đành lòng phải để tạm bợ bởi đất gia đình vào dự án.
Bà PHẠM THỊ TÌNH, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa: “Nguyện vọng của gia đình là không phải cao sang gì, chỉ mong được sửa lại cái nhà để đảm bảo tránh mưa nắng. Nhưng lên xã thì xã trả lời, đất vào dự án không được sửa, vậy không biết làm như thế nào.”
Cũng vì không biết khi nào thì nước sẽ dâng cao, khi nào lũ về, đất trồng hoa màu, phát triển nông nghiệp của người dân cạnh lòng hồ phải chuyển sang trồng cây chịu nước, cho giá trị kinh tế thấp.
Phóng viên của Truyền hình Quốc hội Việt Nam đã có mặt tại khu vực vườn keo của người dân thôn Hợp Nhất, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh - nơi mà trước đây là vùng đất trồng hoa màu của người dân. Kể từ khi có dự án, người dân đã phải trồng thay thế bằng cây keo với thu nhập thấp. Một mùa vụ trồng keo của người dân kéo dài khoảng 5 năm đem lại mức thu nhập từ 50-60 triệu đồng.
Người dân sinh sống ở lòng hồ Yên Mỹ đã nhiều lần kêu cứu đến chính quyền địa phương các cấp, nhưng mọi chuyện vẫn dậm chân tại chỗ. Cực chẳng đã, nhiều hộ dân đã phải rời bỏ nhà cửa đến một nơi ở khác.
Ông LÊ MẠNH HUẤN, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa: “Chúng tôi chỉ mong bây giờ đưa chúng tôi vào dự án nào hay là không đưa chúng tôi vào dự án nào, thì cũng phải nói để chúng tôi biết, còn phát triển đời sống, làm ăn, nhà cửa nữa.”
Theo dự tính, dự án di dân lòng hồ Yên Mỹ có 4 xã Thanh Kỳ, Thanh Tân, huyện Như Thanh; xã Phú Sơn, thị xã Nghi Sơn; xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, có 922 hộ bị ảnh hưởng. Chỉ tính riêng trên địa bàn xã Thanh Tân, khoảng 60ha nằm trong vùng ảnh hưởng, trong đó có 149 hộ gia đình có nhà, đất, 15 hộ dân phải thực hiện di dời.
Dự án di dân chưa về đích, tiếp tục đội vốn hơn 200 tỷ đồng
Theo quyết định phê duyệt, dự án di dân lòng hồ Yên Mỹ sẽ triển khai trong vòng 4 năm (kết thúc tháng 11/2021). Mục tiêu nhằm ổn định đời sống, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng khi tích nước hồ Yên Mỹ từ cao trình +18.50m đến +20.36m; đảm bảo các hộ dân sau tái định cư sẽ có cuộc sống ổn định bền vững; cung cấp nước cho khu kinh tế Nghi Sơn; cắt 50% đỉnh lũ... Nhưng bước sang năm thứ 5, dự án chưa về đích, lại tiếp tục đội vốn hơn 200 tỷ đồng.
Dù đã bước sang năm thứ 5, dự án mới chỉ hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng 16 tuyến đường giao thông nông thôn có chiều dài hơn 16km, giá trị 47 tỷ đồng. Công tác đền bù, di dân tái định cư vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ, người dân phải sống mòn trong mong chờ mà chưa có câu trả lời rõ ràng.
Ông LÊ DUY TĨNH, Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa: “Đến giờ phút này thì kiểm đếm của người dân đã xong, nhưng công tác đền bù chưa được thực hiện. Cấp trên trao đổi lại là do nguồn vốn hạn hẹp. Người dân chỉ mong muốn dự án đẩy nhanh tiến độ triển khai để người dân an tâm sản xuất, phát triển đời sống.”
Cuối năm 2021, theo tính toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, dự án có thay đổi về giá, phương án đền bù. Trong đó, huyện Nông Cống tăng từ 16,8 tỷ đồng lên gần 42 tỷ đồng, huyện Như Thanh tăng từ 80 tỷ đồng lên hơn 302 tỷ đồng; thị xã Nghi Sơn từ 118 tỷ đồng lên 150 tỷ đồng.
Ông NGUYỄN VĂN TUẤN, Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: “Quan điểm của huyện Nông Cống là khi nào đủ nguồn kinh phí thì huyện sẽ triển khai giải phóng mặt bằng sớm để không ảnh hưởng tới người dân. Về phía nhân dân thì chấp hành tốt, nhưng người dân vẫn mong chờ vào quyết định cuối cùng của tỉnh Thanh Hóa.”
Được biết, năm 2017 dự án di dân lòng hồ Yên Mỹ, được phê duyệt kinh phí thực hiện giải phóng mặt bằng dự tính là hơn 216 tỷ đồng. Đến tháng 12/2021 tổng mức đầu tư của dự án đã tăng từ 216 tỷ đồng lên 495 tỷ đồng, tăng thêm 278 tỷ đồng.
Ông LÊ BÁ LƯƠNG, Chi Cục trưởng Chi cục PTNT, Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa: “Tính ở thời điểm bây giờ thì khoảng 495 tỷ đồng. Nếu tiếp tục rà soát lại theo Quyết định số 3161 và 3162 sửa đổi, nó còn tăng lên nữa. Nếu theo dự thảo của Quyết định số 3161 và 3162 sửa đổi thì nó phải rơi vào gần 600 tỷ đồng mới hoàn thành khâu giải phóng mặt bằng.”
Từ một dự án với mục tiêu hỗ trợ đời sống người dân nay lại khiến cho đời sống người dân gặp muôn vàn khó khăn, dự kiến đội vốn hàng trăm tỷ đồng. Trong khi đó, năm 2021 tỉnh Thanh Hóa mới chỉ bố trí được hơn 10 tỷ đồng thực hiện dự án, đạt khoảng 1,7% so với dự toán, nếu dự án tiếp tục chậm được triển khai sẽ phát sinh thêm ngày càng nhiều chi phí, thậm chí không thể hoàn thành, điều đó sẽ gây thất thoát, lãng phí cho ngân sách nhà nước, gây bức xúc trong nhân dân.
Từ khóa » Diện Tích Hồ Yên Mỹ Thanh Hóa
-
Hồ Yên Mỹ: Tiềm Năng đang được đánh Thức Bởi Các Dự án Lớn
-
Hồ Yên Mỹ - Tiềm Năng Du Lịch Cần được đánh Thức - Báo Thanh Hóa
-
DỰ ÁN KHU DU LỊCH SINH THÁI HỒ YÊN MỸ
-
Thanh Hóa Quy Hoạch Khu Du Lịch Sinh Thái Hồ Yên Mỹ Với Diện Tích ...
-
Thanh Hóa Sắp Có Khu Du Lịch Sinh Thái Hồ Yên Mỹ Với Diện Tích ...
-
Yên Mỹ, Nông Cống – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ai Là Chủ đầu Tư Dự án Khu Du Lịch Sinh Thái 1.660ha Tại Thanh Hóa
-
Cận Cảnh Công Trình Cầu Vượt Hồ Yên Mỹ Trên Cao Tốc Bắc - Nam
-
Thanh Hóa Quy Hoạch Khu Du Lịch Sinh Thái Hồ Yên Mỹ
-
Thanh Hoá: Xây Khu Du Lịch Sinh Thái Hồ Yên Mỹ - ODT.VN
-
Trên đây Là Những Lý Do Chính để Lập Quy Hoạch Vùng Hồ Yên Mỹ Và ...
-
Ngắm Cây Cầu Vượt Hồ Dài Nhất Trên Cao Tốc Bắc - Nam
-
Thanh Hóa Quy Hoạch Khu Du Lịch Sinh Thái Hồ Yên Mỹ - Phụ Nữ Mới