Thanh Hóa: Linh Thiêng Lễ Hội đền Nưa - Am Tiên - Báo Xây Dựng
Có thể bạn quan tâm
(Xây dựng) - Tọa lạc trên đỉnh ngàn Nưa thuộc làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, quần thể di tích lịch sử quốc gia “Núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” là một địa danh nổi tiếng thu hút du khách bốn phương vì vừa là nơi thờ Bà Triệu, vừa là một trong ba huyệt đạo được xem là linh thiêng bậc nhất nước Nam.
Điểm dâng hương, cầu cúng khu trung tâm huyệt đạo rất vắng người hành lễ. |
Theo sử sách còn lưu, vào năm 248, vua bà Triệu Thị Trinh cùng anh trai là Triệu Quốc Đạt dấy binh khởi nghĩa, chống lại ách đô hộ bạo tàn của giặc Ngô phương Bắc, đã chọn đỉnh Ngàn Nưa làm nơi đóng quân tập luyện quân binh. Trải qua hàng ngàn năm vật đổi sao dời “bãi lúa nương dâu”, những thành lũy, trại binh, thao trường luyện tập đã không còn. Nhưng trên đỉnh Ngàn Nưa bốn mùa mây phủ, sương giăng, nơi quần thể di tích linh thiêng đền Nưa – Am Tiên, vẫn còn văng vẳng câu nói bất hủ của Bà Triệu: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp ngọn sóng dữ, chém cá kình ngoài biển đông, chứ không chịu khom lưng làm tỳ thiếp cho người”.
Điện thờ chính Vua bà.
Vườn cây do khách tham quan cung tiến.
Nơi đây, bên cạnh những công trình tâm linh do con người xây dựng, tôn tạo, vẫn còn đó những dấu vết, truyền thuyết xưa kỳ ảo “nửa hư, nửa thực” như bàn cờ tiên, vườn thuốc nam, giếng tiên, bãi luyện quân… nếu đến đây, du khách vẫn có thể tận mắt ngắm nhìn tảng đá lớn, dấu vết của bàn cờ tiên. Và nhất là ghé thăm giếng tiên, trải qua bao thời gian nhưng vẫn còn nguyên vẹn, mặc dù ở tít trên đỉnh núi cao nhưng quanh năm luôn đầy ắp nước mát rượi, trong veo.
Thú vị hơn nữa, khu di tích cấp quốc gia đền Nưa – Am Tiên, nơi giao thoa giữa đất và trời này, mặc dù đã qua trùng tu, tôn tạo, lại luôn đông đảo du khách hành hương vào mỗi mùa Lễ hội. Nhưng gần như chưa bị thương mại hóa, vẫn giữ được nét hoang sơ, cổ kính với rừng núi điệp trùng. Từ trên đỉnh núi, nơi trung tâm huyệt đạo linh thiêng, du khách có thể phóng tầm mắt xa khắp bốn phương, ngắm những con đường uốn lượn, những nếp nhà nép mình dưới bóng cây, những thửa ruộng, mảnh vườn xanh mướt cùng xóm, làng trù phú miên man bao quanh chân núi.
Khu viết sớ chỉ lác đác khách. |
Đáng chú ý, trong khuôn viên của Khu di tích lịch sử quốc gia này còn có vườn cây kèm bảng biển hoặc những tảng đá ghi tên của những người cung tiến cây xanh. Bao gồm những vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã từng ghé thăm đền khi về xứ Thanh công tác, những lãnh đạo địa phương, những doanh nhân, nhà hảo tâm, những tao nhân mặc khách trong cả nước. Trải qua thời gian, nhiều cây đã trở thành cổ thụ, tỏa bóng vươn cành, góp thêm vẻ trầm mặc, cổ kính của ngôi đền thiêng.
Theo thông lệ, Lễ hội đền Nưa – Am Tiên chính thức được mở vào ngày mùng 9 Tết hàng năm, ngày “Mở cổng trời” (cho phép du khách lên thắp hương, cầu cúng khu huyệt đạo) và kéo dài đến ngày 20 tháng Giêng. Tuy nhiên, ngay từ những ngày mùng 2, mùng 3 Tết, khách hành hương đã nườm nượp trảy về đây để chiêm bái, thắp hương cầu xin cho quốc thái dân an, nhà nhà may mắn và cầu tài, cầu lộc, cầu đỗ đạt, cầu duyên, cầu tình... những ngày này, nhất là từ khoảng mùng 5 Tết trở đi, bãi giữ xe luôn đông nghịt, khách hành hương chen vai thích cánh, đông đến nỗi người nọ vái vào lưng người kia, các bàn công đức, viết sớ luôn hoạt động hết công suất, các mâm lễ vật ngồn ngộn sắp thành dãy dài chờ dâng cúng, những hàng quán ăn uống tấp nập thực khách... Tuy nhiên, dù đông đúc, nhưng cảnh chen lấn, xô đẩy, cảnh “chặt chém” vẫn hầu như không xảy ra, mọi việc vẫn diễn ra trong trật tự.
Cổng bảo vệ và sân đền thưa thớt bóng du khách. |
Nhưng đáng tiếc, do ảnh hưởng của đại dịch Covid -19, sự tấp nập, đông đúc thường lệ nay đã tạm thời không còn. Thay vào đó là sự vắng vẻ, đìu hiu chưa từng có. Đến đây vào sáng 12 tháng Giêng, theo ghi nhận của phóng viên, lượng du khách về đền Nưa – Am Tiên hết sức thưa thớt, hầu hết các chủ quán ăn, người bán vàng hương, đồ lễ, viết sớ đều trở nên nhàn rỗi.
Khu đền chính, các điểm thờ cúng, dâng hương, tuy vẫn có người thắp hương, dâng lễ, nhưng không còn cảnh chen vai thích cánh. Con đường nhỏ dẫn lên đỉnh núi, nơi huyệt đạo thiêng cũng chỉ lác đác vài nhóm người rảo bước. Lượng khách thưa đến nỗi, phóng viên phải chờ cả vài chục phút mới có thể chụp được một góc ảnh tạm được coi là sinh động.
Khách đi lễ đều đeo khẩu trang phòng dịch. |
Theo Thủ từ của đền cho biết: Lượng du khách về đây năm nay chỉ bằng khoảng 25% so với mọi năm. Riêng ngày mùng 9 tháng Giêng, ngày mở cổng trời, khách về đông nhất nhưng cũng chỉ bằng 1/3 mọi năm. Mặc dù vậy, chấp hành chỉ đạo của cấp trên về phòng chống dịch, Ban tổ chức lễ hội vẫn triển khai thực hiện nghiêm túc mọi quy định của ngành Y tế về công tác phòng, chống dịch Covid -19.
Đào Nguyên
Theo
Link gốc:
Từ khóa » đền Mai An Tiêm Triệu Sơn
-
Khu Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Am Tiên: Nơi Mong đến Chốn ước Về
-
Am Tiên – Wikipedia Tiếng Việt
-
Top 14 đền Mai An Tiêm Triệu Sơn
-
Am Tiên Chốn Linh Thiêng - Huyệt đạo Quốc Gia - Consosukien
-
Huyệt đạo Thiêng Trên đỉnh Ngàn Nưa - Báo Người Lao động
-
Khu Di Tích Lịch Sử, Danh Lam Thắng Cảnh địa điểm Khởi Nghĩa Bà ...
-
Thanh Hóa: Di Tích Lịch Sử Quốc Gia Am Tiên - Nơi Giao Thoa Của đất ...
-
Núi Nưa, Nơi Có động Am Tiên Thuộc địa Bàn Xã Tân Ninh, Huyện ...
-
Bí ẩn Huyệt đạo Am Tiên - Núi Nưa - YouTube
-
Hàng Nghìn Du Khách đổ Về đền Nưa - Am Tiêm Trong Ngày 'mở ...
-
Am Tiên - Wikiwand
-
Khu Di Tích Đền Nưa - Am Tiên (Thanh Hóa) Thực ... - Dịch COVID-19
-
Sai Phạm Tại Di Tích Lịch Sử Quốc Gia đền Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa)
-
Hàng Ngàn Du Khách Về Khu Di Tích Am Tiên Dự Lễ “Mở Cổng Trời”
-
Đền Thờ Mai An Tiêm, Thanh Hóa