Thành Lập Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gạo - Công Ty Luật Việt An
Có thể bạn quan tâm
Xuất khẩu gạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Khi thành lập doanh nghiệp xuất khẩu gạo doanh nghiệp cần phải đáp ứng điều kiện theo quy định thì mới có thể kinh doanh ngành nghề này. Vậy điều kiện mà doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì? Hãy cùng Luật Việt An tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý về việc Thành lập doanh nghiệp xuất khẩu gạo
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 107/2018/NĐ-CP
Để tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo thì cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
Bước 1: Thành lập công ty có đăng ký mã ngành kinh doanh xuất khẩu gạo với Sở kế hoạch và Đầu Tư.
Hồ sơ thành lập công ty bao gồm:
- Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên, cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
- Bản sao hợp lệ một trong giấy tờ chứng thực;
- Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân.
- Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức kèm theo giấy chứng thực cá nhân, quyết định người ủy quyền của Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
- Quyết định góp vốn đối với thành viên công ty, cổ đông là tổ chức;
- Sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp và làm các thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty; Treo biển tại trụ sở công ty; Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và thông báo với Sở kế hoạch và đầu tư ; Đăng ký chữ số điện tử; Kê khai và nộp thuế môn bài; Phát hành hóa đơn.
Bước 2: Tiến hành thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu gạo
Để doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu gạo doanh ghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Lưu ý: Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh gạo.
- Đơn đề nghị theo mẫu quy định
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư: 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân;
- Hợp đồng thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo (đối với trường hợp thương nhân thuê kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến) hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến (đối với trường hợp kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thuộc sở hữu của thương nhân): 01 bản sao, có xác nhận và đóng dấu sao y bản chính của thương nhân.
- Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ
Cơ quan cấp giấy phép,thời gian xử lý hồ sơ và thời hạn của của giấy phép.
- Bộ công thương là cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu gạo
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét, cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại.
- Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Giấy chứng nhận có thời hạn hiệu lực là 05 năm, kể từ ngày cấp. Khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực, thương nhân phải đề nghị cấp Giấy chứng nhận mới để được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.
- Việc cấp Giấy chứng nhận mới cho thương nhân để thay thế Giấy chứng nhận sắp hết hiệu lực được thực hiện như sau:
- Tối thiểu 30 ngày trước ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận, thương nhân gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định đến Bộ Công Thương
- Số lượng bộ hồ sơ, cách thức nộp hồ sơ, thời hạn xem xét, cấp Giấy chứng nhận mới thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 107/2018/NĐ-CP
Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Việt An về thủ tục thành lập doanh nghiệp xuất khẩu gạo và thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo. Nếu còn bất cứ khó khăn nào Quý khách hàng vui liên hệ với Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ.
Từ khóa » Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gạo ở Việt Nam
-
Top 7 Công Ty Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam Lớn Nhất - Gạo Trung An
-
Danh Sách Doanh Nghiệp XNK Uy Tín Ngành Lúa Gạo (Kim Ngạch USD)
-
Xuất Khẩu Gạo Vẫn “rộng Cửa” Trong Nửa Cuối Năm 2022
-
Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gạo Việt Vẫn "đói" Các đơn Hàng Lớn
-
Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Nhiều Lạc Quan Nhờ Hưởng Lợi Từ Hiệp định ...
-
Top 13 Công Ty Xuất Khẩu Gạo Hàng đầu Việt Nam
-
Xuất Khẩu Gạo Việt Nam: Cơ Hội Và Thách Thức
-
Tình Hình Xuất Khẩu Gạo Của Việt Nam Hiện Nay
-
Top 10 Công Ty Xuất Khẩu Gạo Hàng đầu Việt Nam - Tikibook
-
Nhiều Doanh Nghiệp Gạo Lãi Lớn - VnExpress
-
Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Năm 2022: Tạo đột Phá Bằng Chất Lượng
-
Xuất Khẩu Gạo Việt Nam Bứt Phá Trong Năm 2022
-
Có Thật Doanh Nghiệp Anh Tìm đến Tận Ruộng Việt Nam Mua Gạo ...
-
Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Gạo Và Việc Tận Dụng Tấm Vé Thông Hành ...