Thành Ngữ – Tục Ngữ: Đem Con Bỏ Chợ | Ca Dao Mẹ

  • Đem con bỏ chợ

    Đem con bỏ chợ

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • con
      • chợ búa
      • bỏ rơi
    • Người đăng: Lê Tư
    • 5 May,2013
  • Bình luận
Cùng thể loại:
  • Cười như Đỗ Mười lãnh lương

    Cười như Đỗ Mười lãnh lương

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • thời bao cấp
    • Người đăng: Phan An
    • 3 November,2024
  • Cả nước đau lòng Hải Phòng phấn khởi

    Cả nước đau lòng, Hải Phòng phấn khởi

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Lịch sử
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • thời bao cấp
      • Hải Phòng
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 15 August,2024
  • Nói dối như vẹm

    Nói dối như vẹm

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 19 July,2024
  • Muốn nói ngoa làm cha mà nói

    Muốn nói ngoa làm cha mà nói Muốn nói không làm chồng mà nói

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 29 May,2024
  • Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm. Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.

    Chân đi chữ bát dứt khoát lồn to

    Chân đi chữ bát dứt khoát lồn to Chân đi chữ o, lồn to hơn bát

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • tướng số
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 4 May,2024
  • Chồng đánh chẳng chừa, vẫn giữ cùi dừa bánh đa

    Chồng đánh chẳng chừa, vẫn giữ cùi dừa bánh đa

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • bánh tráng
      • ẩm thực
    • Người đăng: Phan An
    • 22 April,2024
  • Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội ngược

    Ăn như rồng cuốn, làm như cà cuống lội ngược

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • con rồng
      • cà cuống
    • Người đăng: Phan An
    • 22 April,2024
  • Ăn xó mó niêu

    Ăn xó mó niêu

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Người đăng: Phan An
    • 6 May,2023
  • Đế quốc Mỹ: Tội ác không dung, đồ dùng rất tốt

    Đế quốc Mỹ: Tội ác không dung, đồ dùng rất tốt

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 1 May,2023
  • Nói thả nói ví

    Nói thả nói ví

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 6 March,2023
Có cùng từ khóa:
  • Chợ Chì là chợ Chì xa

    Chợ Chì là chợ Chì xa, Chồng mong, con khóc, chém cha chợ Chì

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình cảm gia đình, bạn bè
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • chồng con
      • chợ búa
      • Bắc Ninh
      • chợ Chì
    • Người đăng: Phan An
    • 25 August,2019
  • Ai ra ngoài Sãi ngoài Sòng

    Ai ra ngoài Sãi ngoài Sòng Nhắn cô bán bưởi bán bòng ra đây

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • chợ búa
      • Quảng Trị
    • Người đăng: Phan An
    • 2 January,2016
  • Đố anh con rết mấy chân,

    Đố anh con rết mấy chân, Cầu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người Chợ Dinh bán nón quan hai, Bán tua quan mốt, bộ quai năm tiền, Năm tiền một giạ đỗ xanh, Một cân đường cát, đưa anh lên đường. – Thôi thôi đường cát làm chi Đỗ xanh làm gì, có ngãi thì thôi.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
    • Thẻ:
      • Bình Định
      • chợ búa
      • chợ Dinh
    • Người đăng: Phan An
    • 17 November,2015
  • Chợ Sài Gòn bán chó, chợ Thầy Phó bán heo

    Chợ Sài Gòn bán chó, chợ Thầy Phó bán heo Thương em anh bơi xuồng xuống, lúc đứng lúc chèo Cả ngày đường xa vắng, nhưng em chê phận anh nghèo phải khổ tấm thân.

    Dị bản
    • Chợ Ngã Năm bán chó, chợ Thầy Phó bán heo Thương em, anh giang xuồng lên xuống, lúc nghỉ lúc chèo Cả ngày đường xa mưa nắng, em chê phận anh nghèo, thiệt khổ tấm thân anh.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Tình yêu đôi lứa
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • chợ búa
      • chợ Bến Thành
      • chợ Thầy Phó
    • Người đăng: Phan An
    • 13 November,2015
  • Bớ chị em ơi! Đi chợ

    Bớ chị em ơi! Đi chợ Chợ nào bằng chợ Gò Chàm Tôm tươi cá trụng thịt bò thịt heo Còn thêm bánh đúc bánh xèo Bánh khô bánh nổ bánh bèo liên u Những con cá chép cá thu Cá ngừ cá nục cá chù thiệt ngon Ngó ra ngoài chợ Nẫu bán thịt phay Nem tươi chả lụa Rượu trà no say Ngó ra ngoài chợ Nẫu bán trạnh cày Roi mây, lưỡi cuốc Nẫu bày nghinh ngang Ngó ra ngoài chợ Nẫu bán sàn sàn Khoai lang, bắp đỗ Ðục, chàng, kéo, dao Xem ra chẳng sót hàng nào Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng vào đây mua

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Chợ Gò Chàm
      • sản vật
      • Bình Định
      • chợ búa
      • bài chòi
    • Người đăng: Phan An
    • 18 October,2015
  • Vè chợ Lường

    Chợ Lường họp lại vui thay Đàng đông lúa gạo, đàng tây tru bò Xã đã khéo lo Lập lều hai dãy Hàng sồi hàng vải Thì kéo lên đình Hàng xén xung quanh Hàng thịt hàng lòng ở giữa Ngong vô trửa chợ Chộ thị với hồng Dòm ngang xuống sông Chộ thuyền với lái Ngong sang bên phải Chộ những vịt gà Hàng nhãn, hàng na Hàng trầu, hàng mấu Hàng ngô, hàng đậu Hàng mít, hàng cà Hàng bánh, hàng quà Hàng chi có cả Rồi nào hàng cá Hàng bưởi, hàng bòng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Nghệ An
      • chợ búa
      • chợ Lường
    • Người đăng: Phan An
    • 16 October,2015
  • Bảng treo tại chợ Cai Tài

    Bảng treo tại chợ Cai Tài Bên văn bên võ ai có tài ra thi.

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
      • Lịch sử
    • Thẻ:
      • Tân An
      • chợ Cai Tài
      • chợ búa
      • Long An
    • Người đăng: Phan An
    • 3 June,2015
  • Khôn như tinh đến Giang Đình cũng mắc

    Khôn như tinh đến Giang Đình cũng mắc

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Quê hương đất nước
    • Thẻ:
      • Hà Tĩnh
      • chợ búa
      • Giang Đình
    • Người đăng: Phan An
    • 7 January,2015
  • Chó giữ nhà gà gáy sáng

    Chó giữ nhà, gà gáy sáng

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Vũ trụ, con người và xã hội
    • Thẻ:
      • chợ búa
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 22 November,2014
  • Mấy đời chó đói chê xương

    Mấy đời chó đói chê xương Mèo chê mỡ bếp, cọp nhường mồi ngon

    Thông tin thêm
    • Chủ đề:
      • Trào phúng, phê phán đả kích
    • Thẻ:
      • cọp
      • mèo
      • chợ búa
    • Người đăng: Nguiễn Sơn
    • 18 November,2014
Chú thích
  1. Đem con bỏ chợ Đây vốn dĩ là một phong tục xưa của ta được tranh dân gian ghi lại. Theo đó, để trừ yêu ma, người mẹ bế con đến đặt nằm ở chợ rồi bỏ đi. Lát sau sẽ có một người tới ẵm đứa bé về nhà mình. Chiều tối hôm đó hoặc vài ngày sau, người mẹ sẽ đến xin chuộc đứa bé về. Tín ngưỡng dân gian cho rằng, làm vậy đứa bé sẽ dễ nuôi, ít đau yếu (theo Nguyễn Dư).

    Đem con bỏ chợ - tranh dân gian

    Đem con bỏ chợ - tranh dân gian

    Thành ngữ này hiện nay được hiểu với nghĩa khác hẳn: Phó mặc những chuyện quan trọng của mình cho người khác mà không quan tâm đến kết quả; làm việc không đến nơi đến chốn.

  2. Đỗ Mười Tổng bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 9 (1991-1997). Cùng với người tiền nhiệm là Nguyễn Văn Linh, ông đóng vai trò rất lớn trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Việt Nam thời kì đổi mới, đồng thời góp phần giữ vững vị thế của Đảng Cộng sản sau khi Liên Xô sụp đổ.

    Bởi I myself cropped, original author is Lưu Ly at vi.wikipedia.org – cropped from original image here File:Đỗ Mười in UN Day of Vesak 2008.JPG, CC BY-SA 3.0, https://commons.wikimedia.org/w/index.php?curid=4109506

    Đỗ Mười

  3. Cả nước đau lòng, Hải Phòng phấn khởi Tháng 5 năm 1981, Hải Phòng xảy ra vụ cháy kho 5 (kho vải, một mặt hàng rất quan trọng trong thời bao cấp). Sau vụ đó, Hải Phòng "được" cấp cho số vải bị cháy dở, hoặc đã bị vòi cứu hỏa phun nước và hóa chất vào.
  4. Chân chữ bát Chân đi khuỳnh ra hai bên như chữ bát 八, dân gian còn gọi là đi "chàng hảng."
  5. Bánh tráng Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

    Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng

  6. Cà cuống Loài bọ cánh nửa, sống ở nước, phần ngực con đực có hai túi chứa tinh dầu mùi thơm, vị cay, dùng làm gia vị.

    Con cà cuống

    Con cà cuống

  7. Niêu Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  8. Ăn xó mó niêu Chỉ hạng người hèn mọn, ăn ở chui rúc, bệ rạc.
  9. Nói thả nói ví Nói xa nói gần, nói cạnh khóe.
  10. Chợ Chì Ngôi chợ ở làng Chì, nay thuộc địa phận xã Bồng Lai, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
  11. Sãi Một địa danh nay thuộc xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Sãi là gọi theo chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, người đã cho lập nên vùng đất này. Tại đây có chợ Sãi nổi tiếng với món nem lụi.
  12. Chợ Sòng Một địa danh nay thuộc làng Kim Đâu, xã Cam An, huyện Cam Lộ, Quảng Trị, cũng là tên một ngôi chợ ở đây. Chợ Sòng cùng với chợ phiên Cam Lộ từng là hai trung tâm thương mại sầm uất nhất Quảng Trị ngày trước. Theo Phủ biên tạp lục: Xã Phổ-lạc huyện Đăng-xương tục gọi là Chợ Sòng đấy là nơi đường thủy, đường bộ đến thâu tập lại, đi về tất phải qua lối ấy, tự chợ ấy theo con đường chính mà đi, qua cửa Điếu-ngao đến dinh Cát thì trong một trống canh.
  13. Cầu Ô Thước Chiếc cầu trong điển tích Ngưu Lang - Chức Nữ, tượng trưng cho sự sum họp đôi lứa.
  14. Chợ Dinh Một ngôi chợ nay thuộc thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
  15. Quan Đơn vị tiền tệ cổ của nước ta dùng đến đầu thế kỷ 20. Đối với tiền quý (cổ tiền), một quan bằng 60 tiền (600 đồng kẽm). Với tiền gián (sử tiền), một quan bằng 360 đồng kẽm.
  16. Giạ Đồ đong lúa đan bằng tre (có chỗ ghép bằng gỗ), giống cái thúng sâu lòng, thường đựng từ 10 ô trở lại, thường thấy ở miền Trung và Nam (Đại Nam quấc âm tự vị - Huình Tịnh Của). Một giạ ta tùy địa phương lại có giá trị khác nhau, từ 32 cho tới 45 lít, giạ tây (thời Pháp đô hộ) chứa 40 lít. Đến giữa thế kỉ 20 xuất hiện loại giạ thùng được gò bằng tôn, chứa 40 lít.

    Giạ đong lúa

    Giạ đong lúa bằng gỗ

  17. Ngãi Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  18. Chợ Bến Thành Còn gọi là chợ Sài Gòn, ban đầu được xây bằng gạch, sườn gỗ, lợp tranh, nằm bên cạnh sông Bến Nghé, gần thành Gia Định (nên được gọi là Bến Thành). Sau một thời gian, chợ cũ xuống cấp, người Pháp cho xây mới lại chợ tại địa điểm ngày nay. Chợ mới được xây trong khoảng hai năm (1912-1914), cho đến nay vẫn là khu chợ sầm uất bậc nhất của Sài Gòn, đồng thời là biểu tượng của thành phố.

    Chợ Bến Thành

    Chợ Bến Thành

  19. Chợ Thầy Phó Tên mới là chợ Hựu Thành, một cái chợ ở Thầy Phó, tỉnh Vĩnh Long.

    Chợ Thầy Phó hiện nay

    Chợ Thầy Phó hiện nay

    Xem phóng sự về chợ Thầy Phó.

  20. Chợ Gò Chàm Tên một phiên chợ ở Bình Định. Trước đây chợ ở cách thị trấn Bình Định khoảng hai cây số về phía Bắc. Vùng này có tên là xứ Lam Kiều vì trồng nhiều cây chàm để nhuộm vải, vì vậy chợ có tên chữ là Lam Kiều thị. Đúng ra phải gọi là chợ Cầu Chàm, nhưng dân chúng lại quen gọi là chợ Gò Chàm. Bởi đó, có người còn cho rằng chợ được lập trên vùng đất gò có nhiều mồ mả người Chàm. Năm 1940, chợ Gò Chàm dời vào khu đất phía đông bắc bên ngoài thành Bình Ðịnh, sát với khu phố của thị trấn và đổi tên là chợ Bình Ðịnh, hay chợ Thành, nhưng dân chúng vẫn quen gọi tên cũ. Chợ mới vẫn giữ vai trò lớn nhất tỉnh, nhóm chợ mỗi ngày và mỗi tháng có sáu phiên vào các ngày mồng 3, 8, 13, 18, 23, 28. Ngoài ra, xưa nay vẫn giữ lệ phiên chợ 23, 28 tháng chạp âm lịch nhóm suốt ngày đêm và đông hơn các phiên chợ khác trong năm.

    Chợ Bình Định ngày nay

    Chợ Bình Định ngày nay

  21. Bánh đúc Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.

    Bánh đúc Hà Nội

    Bánh đúc Hà Nội

  22. Bánh xèo Một loại bánh làm bằng bột, bên trong có nhân là tôm, thịt, giá, đúc hình tròn. Tùy theo mỗi vùng mà cách chế biến và thưởng thức bánh xèo có khác nhau. Ở Huế, món ăn này thường được gọi là bánh khoái và thường kèm với thịt nướng, nước chấm là nước lèo gồm tương, gan, đậu phộng. Ở miền Nam, bánh có cho thêm trứng, chấm nước mắm chua ngọt. Ở miền Bắc, nhân bánh xèo còn có thêm củ đậu thái mỏng hoặc khoai môn thái sợi. Các loại rau ăn kèm với bánh xèo rất đa dạng gồm rau diếp, cải xanh, diếp cá, tía tô, rau húng, lá quế, lá cơm nguội non...

    Bánh xèo

    Bánh xèo

  23. Bánh khô Còn gọi là bánh khô mè, hoặc bánh khô khổ, là một loại bánh miền Trung, làm từ bột gạo nếp, đường và mè.

    Bánh khô mè Cẩm Lệ - Quảng Nam

    Bánh khô mè Cẩm Lệ - Quảng Nam

  24. Bánh nổ Một loại bánh đặc sản của miền Trung. Bánh làm bằng gạo nếp rang cho nổ bung ra (nên có tên là bánh nổ), trộn với nước đường nấu sôi và gừng giã nhỏ, cho vào khuôn hình chữ nhật. Bánh ăn có vị ngọt của đường, bùi của nếp và cay của gừng.

    Bánh nổ

    Bánh nổ

  25. Bánh bèo Một món bánh rất phổ biến ở miền Trung và miền Nam. Bánh làm từ bột gạo, có nhân phía trên mặt bánh làm bằng tôm xay nhuyễn. Nước chấm bánh bèo làm từ nước mắm, và thường đổ trực tiếp vào bánh chứ không cần chấm. Thành phần phụ của bánh bèo thường là mỡ hành, đậu phộng rang giã nhỏ. Tuỳ theo địa phương, có những cách thêm bớt khác nhau cho món bánh này, ví dụ ở Sài Gòn thường bỏ đậu xanh, đồ chua, lại cho ăn kèm bánh đúc, bánh ít, bánh bột lọc...

    Bánh bèo

    Bánh bèo

  26. Cá chép Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.

    Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.

    Cá chép

    Cá chép

  27. Cá thu Loại cá biển, thân dài, thon, không có hoặc có rất ít vảy. Từ cá thu chế biến ra được nhiều món ăn ngon.

    Cá thu

    Cá thu

  28. Cá ngừ Một loài cá biển đặc biệt thơm ngon, mắt rất bổ, được chế biến thành nhiều loại món ăn ngon và hiện nay là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. Nghề câu cá ngừ đại dương tại Việt Nam ra đời năm 1994, nhờ công sức phát hiện ra phương pháp câu của ngư dân Phú Yên. Sau đó nghề này dần lan rộng, trở thành thế mạnh của ngư dân duyên hải Nam Trung Bộ như Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa...

    Cá ngừ

    Cá ngừ

  29. Cá nục Một loại cá biển, có rất nhiều ở các vùng biển miền Trung. Cá nục được dùng làm nguyên liệu chính cho nhiều món ăn ngon như cá nục sốt cà, cá nục kho, cá nục hấp cuốn bánh tráng...

    Cá nục

    Cá nục

  30. Cá ngừ chù Gọi tắt là cá chù, một loại cá thuộc họ cá ngừ, có nhiều ở các vùng biển miền Trung. Tại đây cá ngừ chù được xem là “cá nhà nghèo,” món quen thuộc trong giỏ đi chợ của các bà nội trợ. Những món ăn từ cá ngừ chù có cà ngừ kho dưa gang, cá ngừ rim cà chua, cá ngừ hấp...

    Cá ngừ chù

    Cá ngừ chù

  31. Ngó Nhìn, trông (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  32. Nậu Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). 

Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” 

Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. 

Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
  33. Trạnh cày Cũng gọi là diệp cày, bộ phận thường bằng sắt hoặc gang, lắp tiếp trên lưỡi cày, có tác dụng nâng, tách và lật đất cày.
  34. Dùi đục Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.

    Sử dụng dùi đục

    Sử dụng dùi đục

  35. Chàng Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ (đẽo xiên).

    Dùng chàng

    Dùng chàng

  36. Quảng Nam Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...

    Vẻ đẹp Hội An

    Vẻ đẹp Hội An

  37. Quảng Ngãi Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.

    Núi Ấn

    Núi Ấn sông Trà

  38. Chợ Lường Tên dân gian của chợ Đô Lương, một ngôi chợ nay thuộc địa phận huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. Thời Pháp thuộc, chợ là địa điểm tập trung dân phu để đi làm đường. Đến bây giờ, chợ Lường vẫn được coi như là biểu tượng của cảnh bán buôn sầm uất, tấp nập trong vùng.
  39. Tru Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
  40. Lụa sồi Lụa dệt bằng tơ tằm nhưng sợi thô, nếu sợi dệt xe đôi thì gọi là sồi xe, khác với lụa tơ tằm được dệt bằng tơ tằm sợi nhỏ nên mỏng, mềm và mịn hơn.
  41. Hàng xén Cửa hàng tạp hóa hoặc gánh hàng chuyên bán những thứ vặt vãnh như kim, chỉ, đá lửa, giấy bút...

    Những cô hàng xén răng đen Cười như mùa thu tỏa nắng (Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)

  42. Ngong Ngóng (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  43. Trửa Giữa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  44. Chộ Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  45. Hồng Loại cây cho trái, khi chín có màu vàng cam hoặc đỏ. Tùy theo giống hồng mà quả có thể giòn hoặc mềm, ngọt hoặc còn vị chát khi chín.

    Quả hồng

    Quả hồng

  46. Mấu Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Mấu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  47. Chi Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  48. Bòng Một loại quả rất giống bưởi. Ở một số tỉnh miền Trung, người ta không phân biệt bưởi và bòng. Trong ca dao hay có sự chơi chữ giữa chữ "bòng" trong "đèo bòng" và quả bòng.
  49. Chợ Cai Tài Một chợ xưa thuộc làng Huê Mỹ Thạnh, phủ Tân An, nay là xã Quê Mỹ Thạnh, huyện Tân Trụ, tỉnh Long An. Phủ đường phủ Tân An ngày ấy đặt ở gần đây.
  50. Chợ Giang Đình Trước đây có tên là chợ Văn, ngôi chợ nằm trên bến Giang Đình, nay thuộc thị trấn Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Sau này chợ được chuyển xuống phía dưới cửa sông Tân Quyết đổ ra sông Lam, cách đó khoảng 500m, và được xây lại.
  51. Khôn như tinh đến Giang Đình cũng mắc Chợ Giang Đình có tiếng là có nhiều người buôn bán lọc lõi.

Từ khóa » Bỏ Con Giữa Chợ Nghĩa Là Gì