THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ VẪN V - VNthuquan

Loading... THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ VẪN V
Tác giả Bài
Ct.Ly
  • Số bài : 23631
  • Điểm thưởng : 0
THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ VẪN V - 01.04.2007 15:45:49 Bấm vào đây để xem nội dung hoặc đăng nhập! Vắt cổ chày ra nước Câu thành ngữ này xuất hiện từ bao giờ, đến nay vẫn chưa ai biết. Chỉ biết rằng trong dân gian còn lưu truyền câu chuyện cười kể về một anh chủ nhà giàu có nhưng tính keo kiệt và bủn xỉn. Một hôm chủ nhà sai đầy tớ về quê có việc. Nghĩ nỗi đường xa, mệt mỏi, người đầy tớ ngỏ lời xin chủ mấy đồng đi đường uống nước. Chủ nhà ngẫm nghĩ một lúc rồi nói: - Thằng này đến là ngốc, hai bên đường thiếu gì nước ruộng ao, khát thì xuống đấy tha hồ mà uống, việc gì phải vào quán cho phiền phức. Người đầy tớ phân bua: - Thưa ông, độ này trời hạn, ruộng đồng, hồ ao khô cả. - Thế thì tao cho mượn cái này! Chủ nhà đưa cho người đầy tớ cái khố tải đã thấm nước. - Vận vào người, khi khát vắt ra mà uống. Biết không nói được gì hơn, người đầy tớ bèn đáp lại: - Bẩm ông, trời nóng bức thế này vận khố tải vào người ngốt lắm. Hay ông cho con mượn cái chày giã cua vậy! Ông chủ ngạc nhiên hỏi: - Để làm gì? - Dạ, vắt cổ chày cũng ra nước! Câu trả lời hóm hỉnh của người đầy tớ đã vạch trần bản chất keo kiệt, bủn xỉn của bọn nhà giàu và phải chăng đó cũng là tiền đề cho sự xuất hiện của thành ngữ “Vắt cổ chày ra nước”. Cùng nghĩa với câu thành ngữ này, trong tiếng Việt còn có các thành ngữ “rán sành ra mỡ”, “đãi cứt gà lấy tấm”, “ép trấu thành mỡ”.
Ct.Ly
  • Số bài : 23631
  • Điểm thưởng : 0
RE: THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ VẪN V - 01.04.2007 15:47:05 Bấm vào đây để xem nội dung hoặc đăng nhập! Vung tay quá trán Thông thường người ta vẫn hiểu vung tay quá trán là việc tiêu dùng cái gì đó một cách phung phí, bừa bãi, thái quá so với mức cần thiết: "Ấy cũng bởi vung tay quá trán Mới đâm đầu vương lấy nợ như lông lươn" (Tú Mỡ, “Dòng nước ngược”) Nhưng, tại sao để chỉ sự phung phí, sự thái quá ấy, dân gian lại dùng hình ảnh vung tay quá trán? Có người giải thích động tác vung tay là cử chỉ của hành động ném. Kéo theo hành động này là vứt bỏ một cái gì đó. Mặt khác, động tác vung tay này dễ dàng gợi cho người ta liên hệ đến thành ngữ ném tiền qua cửa sổ. Còn, quá trán chỉ độ cao của động tác và cũng là độ mạnh của hành động. Điều rất dễ nhận thấy là trong thành ngữ vung tay quá trán ẩn chứa cả hai nét nghĩa này: Sự vứt bỏ (phung phí) động tác mạnh mẽ (thái quá). Sự đổi đắp hai nét nghĩa này đã mang lại cho thành ngữ vung tay quá trán những ý nghĩa trên: “Tôi đem túi gạo chia năm phần bằng nhau, mỗi phần khoảng hai chén là khẩu phần ăn của hai người trong một ngày, nhất định không được vung tay quá trán” (Tiếng Việt 7, tập I, tr.22). Nếu chú ý sắc thái nghĩa của hai từ vung và quá trong vung tay quá trán dường như chúng ta lại có thêm một cách hiểu khác cho thành ngữ này. Vung là động từ chỉ hành động nhanh, mạnh, dứt khoát, luôn hướng ra khỏi bản thân người hành động, do tay thực hiện. Vung lại còn cặp đôi với các từ vãi, phí… và lập thành các từ kép (vung vãi, vung phí…) có ý nghĩa gây ấn tượng về sự hoang phí, bừa bãi, phí phạm. Còn từ quá thì đã rõ. Ý của từ ngày gây quan niệm về sự vượt xa hơn cái mức bình thường. Các từ như quá thái, quá mức, quá xá, quá trớn, quá đáng, quá quắt, quá đà, cũng từ đó mà ra. Đến đây, tưởng như chỉ cần thế là đã hiểu ra tất cả. Chưa. Vung tay là thế. Còn quá trán và vung tay quá trán chắc có liên quan đến một sự thật trong cuộc sống. Vung tay là đưa tay lên cao hơn so với tầm mắt, tức ra ngoài phạm vi, có thể nhìn thấy, có thể quan niệm được. Hơn thế nữa, kẻ đưa tay quá trán thì bản thân anh cũng chẳng bao giờ nhìn thấy được bàn tay mình nữa, tức mù quáng và sẽ mất đi sáng suốt của trí tuệ, của sự suy nghĩ. Cách hiểu này xem ra có lý nhưng vẫn phải đợi chờ thêm. Thành ngữ vung tay quá trán có nhiều đặc điểm chung với thành ngữ ném tiền qua cửa sổ. Do đó, trong vận dụng, người Việt đã kết hợp thành ngữ này, tạo lập nên thành ngữ mới vung tay ném qua cửa sổ. Nhưng, trong thực tế hai thành ngữ vung tay quá trán và ném tiền qua cửa sổ có sự khác nhau quá rõ. Thành ngữ vung tay quá trán có ý nghĩa và cách dùng rộng hơn. Nó không chỉ nói về việc chi tiêu hoang phí mà còn nói về bất kỳ sự chi dùng tùy tiện hoang phí nào đó. Thí dụ: “Cậu cũng giống mình trước đây, hoang phí lắm. Sức khỏe, tính mạng, hạnh phúc,… cái gì cũng vung tay quá trán, ném đi không tiếc (Lê Khâm. “Trước giờ nổ súng”). Trong nhiều trường hợp, thành ngữ vung tay quá trán cũng được dùng để chỉ sự hăng hái quá mức bình thường. Đó là hành vi thái quá trong hành động.

Từ khóa » Việc Như Lông Lươn