Thánh Nhân đãi Kẻ Khù Khờ, Thánh Nhân Là Kẻ Khù Khờ ! - Kiến Tánh

Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, Thánh nhân là kẻ khù khờ !

                     Lê Anh Chí

__________________________________________

Dàn Bài :

I) Ý nghĩa 1 : Thần nhân, Trời, Diêm-vương hậu đãi kẻ khù khờ

II) Kẻ khù khờ là kẻ khù khờ

III) Kẻ khù khờ thật ra là kẻ ngay thật

IV) Kẻ khù khờ thật ra là người quân tử

V) Kẻ khù khờ thật ra là trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu

VI) Ý nghĩa 2 : Thánh nhân yêu mến, tôn trọng kẻ khù khờ

VII) Thánh nhân yêu mến, tôn trọng kẻ ngay thật, người quân tử

VIII) Thánh nhân yêu mến, tôn trọng trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu

IX) Thánh nhân là kẻ ngay thật, là người quân tử

X) Thánh nhân là trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu

XI) Thánh nhân là kẻ khù khờ !

XII) Phụ Lục : bài thơ Mẹ Mốc’ (Nguyễn Khuyến)

__________________________________________

I) Ý nghĩa 1 : Thần nhân, Trời, Diêm-vương hậu đãi kẻ khù khờ

Câu ‘Thánh nhân đãi kẻ khù khờ’ thường được dùng để phê bình việc một kẻ khù khờ thay vì khốn khổ lại được may mắn lớn như : được vợ đẹp, được vợ đẹp nết, có việc làm tốt, có tiền bạc để có thể nhàn hạ một thời gian dài. Những may mắn lớn , hạnh phúc lớn này  được xem như là nhờ Thần nhân, nhờ Trời, nhờ ơn trên, nhờ sức mạnh vô hình , nhờ sắp xếp từ cõi u minh, từ thế giới bên kia, nhờ Diêm-vương hoặc các quan của Diêm-vương...

Cho nên ‘Thánh nhân đãi kẻ khù khờ’ thật ra là : Thần nhân, Trời, Diêm-vương hậu đãi kẻ khù khờ !

Nói vắn tắt, đáng lẽ nói : ‘Thần nhân đãi kẻ khù khờ’

Bởi vì, Thánh nhân là kẻ có đức lớn, không cai trị thế gian

Dùng chữ ‘Thánh nhân’ vì

_-câu ‘Thánh nhân đãi kẻ khù khờ’ nghe êm tai hơn ‘Thần nhân đãi kẻ khù khờ’

_-câu ‘Thánh nhân đãi kẻ khù khờ’ hợp với Khổng, Phật hơn : trong Khổng giáo và Phật pháp , Thánh cao hơn Thần

 

II) Kẻ khù khờ là kẻ khù khờ

Câu ‘Thánh nhân đãi kẻ khù khờ’ còn hàm ý khinh khi kẻ khù khờ. Người đời khinh khi kẻ khù khờ, nên chế nhạo rằng họ được Thánh nhân đãi, (chớ đáng lẽ họ phải vất vả, khổ nhọc, chết đói ...)

Nhiều người bị coi là kẻ khù khờ ; ‘kẻ khù khờ’, đó là nhãn hiệu người đời gán cho họ. Thật ra, họ có phải là kẻ khù khờ hay không ?

Thử khảo sát.

Không có lửa sao có khói :

Một số kẻ khù khờ là kẻ khù khờ

III) Kẻ khù khờ thật ra là kẻ ngay thật

Một số kẻ khù khờ là kẻ ngay thật. Người đời vốn sợ hãi kẻ hung dữ và khinh bỉ người hiền lương, ngay thật và họ chê bai kẻ ngay thật là ngu si, là chẳng biết gì, là ngây thơ ngốc nghếch, là kẻ khù khờ !

IV) Kẻ khù khờ thật ra là người quân tử

Người quân tử thì ngay thật.

<Trực tâm là đạo tràng> do đó, người ngay thẳng thường là người quân tử .

Người đời chê bai kẻ ngay thật là ngu si, là kẻ khù khờ . Và 

Kẻ khù khờ thật ra có thể là người quân tử

V) Kẻ khù khờ thật ra là trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu

 

Kẻ khù khờ thật ra có thể là người quân tử

nên

Kẻ khù khờ thật ra có thể là trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu

Một ví dụ rằng :

Kẻ khù khờ thật ra là trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu

đó là Lỗ Tử Kính đời Tam Quốc.

Lỗ Tử Kính  là Y Doãn, Chu Công, Khương Tử Nha của Đông Ngô, thế mà Lỗ Tử Kính bị xem là <kẻ khù khờ>.

Xem

65)         Người thuyết phục được Tôn Quyền chống Tào là Lỗ Túc, chẳng phải Gia Cát Lượng

              ( Lỗ Túc nói : ‘‘bọn Túc này đều có thể hàng Tào, riêng Chúa công không thể hàng Tào’’ )

73)         Văn tự ‘‘Lưu Bị mượn Kinh Châu’’ là một hiệp ước, là chiến thắng ngoại giao lớn lao của Lỗ Túc

Mục Lục Tam Quốc

VI) Ý nghĩa 2 : Thánh nhân yêu mến, tôn trọng kẻ khù khờ

Thánh nhân là kẻ có đức lớn, không cai trị thế gian , không có quyền trực tiếp ở cõi u minh, ở thế giới bên kia ; với ý nghĩa chính yếu này của chữ Thánh,

Thánh nhân đãi kẻ khù khờ

Thánh nhân yêu mến, tôn trọng kẻ khù khờ

Thánh nhân yêu mến, tôn trọng kẻ khù khờ bởi vì :

_-tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh

_-kẻ khù khờ hay bị khổ trong thế gian , mà Thánh nhân có lòng nhân, Thánh nhân có lòng từ bi

VII) Thánh nhân yêu mến, tôn trọng kẻ ngay thật, người quân tử

<Trực tâm là đạo tràng> do đó, người ngay thẳng thường là người quân tử .

do đó,

Thánh nhân yêu mến, tôn trọng kẻ ngay thật, người quân tử

VIII) Thánh nhân yêu mến, tôn trọng trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu

Vì trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu có đức lớn nên Thánh nhân yêu mến, tôn trọng trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu

(Và trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu có thể bị người đời xem là kẻ khù khờ)

IX) Thánh nhân là kẻ ngay thật, là người quân tử

Thánh nhân là kẻ ngay thật

Thánh nhân có đức lớn, có những đức tính tương đương với năm đức :

       Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.

Thánh nhân là người quân tử

X) Thánh nhân là trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu

Thánh nhân còn hơn cả trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu ; cho nên có thể xem là trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu

XI) Thánh nhân là kẻ khù khờ !

Thánh nhân là kẻ ngay thật

Thánh nhân là người quân tử

Thánh nhân là trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu

Và kẻ ngay thật, người quân tử, trang hào kiệt, kẻ Đại trượng phu có thể bị người đời xem là kẻ khù khờ

Thánh nhân có thể bị người đời xem là kẻ khù khờ !

Thánh nhân là kẻ khù khờ !

XII) Phụ Lục : bài thơ Mẹ Mốc’ (Nguyễn Khuyến)

Tam-nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến có bài thơ Mẹ Mốc’, ca tụng một người đàn bà khù khờ , ‘điên dại’, bị người đời khinh khi, chế nhạo và đặt cho ‘danh hiệu’ là Mẹ Mốc’

Mẹ Mốc

    So danh giá ai bằng mẹ Mốc, Ngoài hình hài, gấm vóc chẳng thêm ra,

Tấm hồng nhan đem bôi lấm xoá nhoà,    Làm thế để cho qua mắt tục. Ngoại mạo bất cầu như mỹ ngọc, Tâm trung thường thủ tự kiên kim Nhớ chồng con muôn dặm xa tìm, Giữ son sắt êm đềm một tiết.

Sạch như nước, trắng như ngà, trong như tuyết, Mảnh gương trinh vằng vặc quyết không nhơ,    Đắp tai ngoảnh mặt làm ngơ, Rằng khôn cũng kệ, rằng khờ cũng thây.    Khôn kia dễ bán dại này!

*

*

* Lê Anh Chí *.

_____________

*

*

Trang NhàKiến Tánh    www.kientanh.com

       Mục Lục Thơ AiBảo GióLay

              Mục Lục Thơ ‘Đặc Biệt’      

       Mục Lục ThơHoa’

              Mục Lục Thơ ‘họa thơ, lẩy Kiều’

       Mục Lục Thơ ‘Muôn Thiền’

              Mục Lục ThơTâm

                            Mục Lục Thơ Thiền Toán

       Mục Lục ThơTrăng’

               Mục Lục Thơ ‘Vạn Trăng’

                     Mục Lục Thơ ‘x Phật x’

                            Mục Lục Thơ ‘x Tánh x’

       Mục Lục Thơ ‘x Thiền x’     

              Mục Lục Thơ XuânTết

       Mục Lục của Mục Lục Thơ

Mục Lục ‘‘Kiến Tánh Thành Phật’’

Mục Lục "Không Trụ"

Mục Lục của Mục Lục Đoản Luận

------------------------------------------------------------------

* Trang Chính * Mục Lục * Luận 1 * Luận 2 * Thơ 1 * Thơ 2

------------------------------------------------------------------------------

* Hộp Thư  *Nối kết Trang Nhà Phật Pháp Việt Nam * Nối kết Văn Học *

------------------------------------------------------------------------------

* Bài Xưa* Bài mới Kiến Tánh * Bài mới Trang LêAnhChí *

 ---------------------------------------------------------------

*

Liên KếtTrangNhà LêAnhChí :

* Trang Chính * ML_ViệtSử,Văn * ViệtSử, Văn 3 * ViệtSử, Văn 4 * Bài mới LêAnhChí *

Từ khóa » Thánh Nhân đãi Kẻ Khù Khờ' 'em Cứ Hồn Nhiên Em Sẽ Bình Yên