Thành Phần Của Máu? 1 Đơn Vị Máu được Tính Như Thế Nào
Có thể bạn quan tâm
Máu là một phần không thể tách rời trong cơ thể con người. Với mắt thường ta có thể thấy máu có dạng lỏng, màu đỏ và có mùi tanh. Vậy chính xác máu là gì, thành phần cấu tạo ra sao? 1 Đơn vị máu được tính thế nào? Cùng Nesfaco tìm hiểu về máu trong bài viết này nhé!
Mục lục bài viết
Máu và thành phần cấu tạo
Máu là một tổ chức di động tuần hoàn được tạo nên từ các thành phần hữu hình là các tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu, tế bào tiểu cầu và huyết tương.
Máu là gì?
Như chúng ta đã biết máu là một tổ chức di động được cấu tạo từ những thành phần hữu hình bao gồm tế bào và huyết tương. Máu có rất nhiều chức năng đối với cơ thể như:
- Bảo vệ cơ thể tiêu diệt các vi sinh vật có hại, tạo kháng thể, kháng độc tố
- Chức năng điều hòa cơ thể dưới tác dụng của các hormone điều hòa sự trao đổi chất và các hoạt động khác của cơ thể
- Chức năng hô hấp cung cấp oxy lấy từ phổi tới các cơ quan khác và mang khí thải CO2 ra khỏi cơ thể sau quá trình trao đổi chất
- Máu vận chuyển các chất dinh dưỡng như acid amin, acid béo, glucozơ từ ruột non tới các bộ phận khác của cơ thể
- Chức năng bài tiết: Máu vận chuyển các chất thải từ quá trình chuyển hóa và trao đổi chất ra khỏi cơ thể
- Chức năng điều hòa thân nhiệt: Máu chứa nhiều nước mang tỉ trọng cao có tác dụng điều hòa thân nhiệt của cơ thể cũng như các cơ quan bên trong cơ thể.
Máu có chu trình hoạt động tuần hoàn. Chúng được lưu thông trong các mạch máu chạy khắp các bộ phận trong cơ thể nhờ sự co bóp của tim.
Các thành phần cấu tạo của máu
Máu được cấu tạo từ 4 thành phần chính là : huyết tương, bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Bạn có thể tìm hiểu cụ thể hơn về các thành phần cấu tạo của máu ngay dưới đây. Cụ thể:
Huyết tương
Trong huyết tương nước chiếm 90% thể tích. Các thành phần còn lại được gọi chung là các chất hòa tan bao gồm:
- Các ion vô cơ và muối: Các ion vô cơ này được cân bằng với nhau nhờ thận các cơ quan bài tiết và một số hormone.
- Các loại protein huyết tương: Chúng chiếm từ 7 đến 9% trọng lượng của huyết tương gồm: fibrinogen, albumin và globulin được tổng hợp chủ yếu từ gan. Chúng có vai trò như một chất duy trì áp suất thẩm thấu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình trao đổi chất ở mao mạch. Ngoài ra chúng còn có vai trò quan trọng khác nữa là tạo nên sự cân bằng nước của cơ thể, ổn định độ pH và độ nhớt của huyết tương.
- Các chất dinh dưỡng hữu cơ: Bao gồm glucozơ, chất béo, phospholipid, acid amin, acid lactic và các cholesterol. Các chất này được hấp thụ từ ruột non hoặc chuyển hóa từ gan tới. Riêng acid lactic là được đường phân, được chuyên chở từ máu vào gan.
- Các chất thải chứa nitơ: các chất này được sinh ra trong quá trình chuyển hóa, phân giải các chất trong cơ thể. Các chất thải bao gồm: ure, amoniac, acid uric…
- Một số loại hormone: Huyết tương cũng là nơi vận chuyển các chất đặc biệt này.
- Các khí hòa tan khác: Các khí hòa tan được huyết tướng chuyên chở đó là: nitơ, oxi…
Bạch cầu
Bạch cầu là loại tế bào có nhân lớn, chiếm khoảng 3% thể tích. Chúng được hình thành từ các nguyên bào đặc biệt có trong tủy xương sau đó được chuyển vào trong máu. Bạch cầu có khả năng di chuyển tự do trong các mô liên kết. Chúng có mặt rất nhiều trong hệ bạch huyết. Bạch cầu có vai trò quan trọng trong việc chống lại các các vi sinh vật gây bệnh như các tác nhân gây nhiễm trùng tạo nên hệ miễn. Chúng được ví như các chiến sĩ bảo vệ của cơ thể.
Tiểu cầu
Là các hạt nhỏ không màu, được sinh ra trong quá trình phân tách của các tế bào tủy xương khi chúng di chuyển vào hệ tuần hoàn. Chức năng chính của tiểu cầu là giải phóng thromboplastin gây đông máu. Khi tiểu cầu vỡ ra chúng giải phóng serotonin làm co mạch máu có tác dụng cầm máu tự nhiên.
Hồng cầu
Hồng cầu có hình đĩa lõm hai mặt là tế bào không nhân. Mỗi tế bào hồng cầu từ khi sinh ra đến khi chết đi thông thường là 120 ngày. Chính vì thế chúng liên tục được sinh ra và chết đi như một vòng tuần hoàn. Hồng cầu có chức năng chủ yếu là vận chuyển và phân phối oxi đi khắc bộ phận trong cơ thể.
Máu được tính bằng đơn vị nào
Với người khỏe mạnh trưởng thành thông thường có 7l máu. Tuy nhiên máu thường được tính bằng đơn vị cc, 1 cc máu tương đương 1 ml. Theo quy định của bộ tài chính và y tế quy định 1 đơn vị máu có khối lượng là 250 ml. Đơn vị máu chuẩn là máu sau khi được lấy, bảo quản và làm toàn bộ các kết quả các kết quả xét nghiệm sàng lọc cần thiết theo quy định đều đạt yêu cầu.
Tham khảo thêm:
- Xét nghiệm acid Uric trong máu và bệnh gout
- Xét nghiệm ion đồ máu trong việc chẩn đoán bệnh
Kết luận
Máu được ví như nhiên liệu tạo nên sự sống của con người. Chúng cũng được tính toán và định lượng, với 1 đơn vị máu chuẩn tương đương với 250 ml máu đã được xét nghiệm và sàng lọc. Nếu bạn còn vấn đề chưa rõ về máu cũng như đơn vị của máu hãy liên hệ với Nesfaco theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: https://ondinhtieuduong.com
- Email: info@nesfaco.com
Từ khóa » đơn Vị Máu Là Gì
-
Hướng Dẫn Mức Giá Cho đơn Vị Máu Chuẩn
-
Máu Toàn Phần - Trung Tâm Huyết Học Truyền Máu Nghệ An
-
Ý Nghĩa Của Những đơn Vị Máu
-
260.000 đồng Cho 1 đơn Vị Máu Chuẩn
-
[DOC] Điều 2. Quy định Về đơn Vị Máu, Chế Phẩm Máu đạt Tiêu Chuẩn.
-
Sử Dụng Máu Và Các Chế Phẩm Từ Máu | Vinmec
-
Máu Toàn Phần Là Gì Và được Dùng Trong Trường Hợp Nào? | Vinmec
-
Đề Xuất Giá Tối đa Một đơn Vị Máu
-
Giá Tối đa 1 đơn Vị Máu, Chế Phẩm Máu - Báo Chính Phủ
-
Truyền Máu Là Gì? - Bệnh Viện FV - FV Hospital
-
Các Chi Phí Liên Quan đến đơn Vị Máu Truyền | BvNTP
-
Công Thức Máu – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sản Phẩm Máu - Huyết Học Và Ung Thư Học - Cẩm Nang MSD