Thành Phần Dinh Dưỡng Và Lợi ích Sức Khỏe Của Dâu Tằm

Kiểm tra giỏ hàng

Chọn tỉnh thành, quận huyện để xem chính xác giá và tồn kho

Địa chỉ đã chọn: Hồ Chí Minh

Chọn
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Nội
  • Đà Nẵng
  • An Giang
  • Bà Rịa - Vũng Tàu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bạc Liêu
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Định
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long An
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • Không tìm thấy kết quả với từ khoá “”
  • Bài tin sức khỏe
  • Dâu tằm có tác dụng gì? 13 công dụng dâu tằm bạn không thể bỏ qua
Dâu tằm có tác dụng gì? 13 công dụng dâu tằm bạn không thể bỏ qua Cập nhật: 17/12/2023 Lượt xem: 635

Dâu tằm là loại quả được nhiều người yêu thích do chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe cùng hương vị ngọt ngào. Vậy dâu tằm có tác dụng gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Dâu tằm là gì? Thành phần dinh dưỡng của dâu tằm

Từ lâu, dâu tằm đã được trồng lấy lá làm thức ăn cho con tằm. Nhờ hương vị ngọt ngào cùng giá trị dinh dưỡng cao, thường chế biến quả dâu tằm thành rượu, nước hoa quả, trà, mứt, thực phẩm đóng hộp.Dưới đây là hàm lượng các chất dinh dưỡng chính mà 100g quả dâu tằm tươi cung cấp:

  • Nước: 88%.
  • Chất đạm: 1,4g.
  • Carbohydrate: 9,8g (chủ yếu là glucose và fructose).
  • Đường: 8,1g.
  • Chất xơ: 1,7g, chứa chất xơ hòa tan (25%) và chất xơ không hòa tan (75%). Chất xơ giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm mức cholesterol, từ đó làm giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tật nguy hiểm.
  • Chất béo: 0,4g.

1Ngăn ngừa lão hóa

Trong dâu tằm có chứa nhiều chất chống oxy hóa như vitamin A, vitamin C, vitamin E và các thành phần carotenoid như zeaxanthin, alpha carotene, lutein,... Các chất này giúp cho cơ thể chống lại tác hại của các gốc tự do, từ đó giúp tóc và da luôn chắc khỏe, mịn màng.

Bên cạnh đó, resveratrol trong quả dâu tằm còn giúp bảo vệ da khỏi tác hại của các tia UV. Do đó, dâu tằm được coi là có tác dụng ngăn ngừa lão hóa vô hiệu quả.

Các chất chống oxy hóa có trong dâu tằm giúp tóc và da luôn chắc khỏe, mịn màng

Các chất chống oxy hóa có trong dâu tằm giúp tóc và da luôn chắc khỏe, mịn màng

2Tốt cho xương khớp

Trong dâu tằm có chứa sắt, canxi và vitamin K. Chúng đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu giúp ổn định và phát triển xương khớp. Ngoài ra, chúng còn giúp ngăn ngừa các bệnh về xương như loãng xương, viêm khớp,...

Dâu tằm có chứa sắt, canxi và vitamin K rất tốt cho xương khớp

Dâu tằm có chứa sắt, canxi và vitamin K rất tốt cho xương khớp

3Hỗ trợ tiêu hóa

Dâu tằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn nhờ chứa một lượng lớn chất xơ. Điều này có thể giúp cải thiện các vấn đề về đường ruột như đầy bụng hay táo bón.

Ngoài ra, vitamin C trong dâu tằm có khả năng chống oxy hóa, làm tăng sức đề kháng, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

Dâu tằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn nhờ chứa lượng lớn chất xơ

Dâu tằm giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn nhờ chứa lượng lớn chất xơ

4Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng flavonoid và vitamin C cao trong dâu tằm có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, từ đó giúp chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, thông qua thành phần alcaloid, dâu tằm sẽ kích hoạt đại thực bào, làm cho hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Đại thực bào là những tế bào bạch cầu, chúng có khả năng giữ cho hệ miễn dịch luôn trong trạng thái "tỉnh táo", từ đó giúp ngăn chặn các tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hàm lượng vitamin C cao trong dâu tằm giúp cải thiện hệ thống miễn dịch

Hàm lượng vitamin C cao trong dâu tằm giúp cải thiện hệ thống miễn dịch

5Hỗ trợ hạ chỉ số đường huyết

Lá dâu tằm chứa hợp chất 1-deoxynojirimycin (DNJ) giúp ngăn chặn sự hấp thu các phân tử đường trong ruột. Đặc biệt, DNJ có thể cải thiện độ nhạy insulin - một loại hormone giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Ngoài ra, trong một nghiên cứu kéo dài 3 tháng, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đã uống 1000mg chiết xuất lá dâu tằm (3 lần/ngày) trong bữa ăn. Kết quả, lượng đường trong máu sau bữa ăn đã giảm đáng kể so với nhóm dùng giả dược. [1]

Dâu tằm có thể hỗ trợ hạ chỉ số đường huyết hiệu quả

Dâu tằm có thể hỗ trợ hạ chỉ số đường huyết hiệu quả

6Hạ cholesterol

Cholesterol là thành phần lipid máu quan trọng và có mặt trong mọi tế bào của cơ thể. Tuy nhiên, khi nồng độ cholesterol trong máu quá cao sẽ dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... Việc tiêu thụ dâu tằm giúp giảm mức cholesterol xấu, từ đó giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch.

Các thành phần trong dâu tằm như chất xơ, chất chống oxy hóa, polyphenol và flavonoid làm thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Chúng giúp ổn định lưu lượng máu, đồng thời ngăn ngừa các cơn đau tim và đột quỵ.

Việc tiêu thụ dâu tằm giúp giảm mức cholesterol xấu và bảo vệ tim mạch

Việc tiêu thụ dâu tằm giúp giảm mức cholesterol xấu và bảo vệ tim mạch

7Ngừa cảm cúm thông thường

Dâu tằm trắng thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian để phòng ngừa tình trạng cảm cúm. Dâu tằm hoạt động như một chất diệt khuẩn, có khả năng ngăn ngừa và điều trị cúm, cảm lạnh nhờ một loạt các khoáng chất tốt, đặc biệt là vitamin C và flavonoid.

Dâu tằm trắng thường được dùng để phòng ngừa tình trạng cảm cúm

Dâu tằm trắng thường được dùng để phòng ngừa tình trạng cảm cúm

8Kiểm soát lượng đường trong máu

Carbohydrate là hợp chất làm tăng mức đường huyết nhanh chóng, gây nguy hiểm cho những người bị bệnh tiểu đường. Trong dâu tằm có chứa hợp chất 1-deoxynojirimycin (DNJ), có khả năng làm phá vỡ carbohydrate nhờ ức chế enzyme α-glucosidase trong ruột.

Enzyme α-glucosidase là một loại enzym quan trọng xúc tác cho quá trình thủy phân tinh bột thành glucose. Việc ức chế enzym này trong ruột rất có ích trong việc kiểm soát lượng đường trong máu.

Do đó, dâu tằm có ích trong việc chống lại bệnh đái tháo đường nhờ làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn.

Dâu tằm làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn

Dâu tằm làm chậm sự gia tăng lượng đường trong máu sau khi ăn

9Tốt cho mắt

Dâu tằm giúp bảo vệ mắt khỏi tác động của các gốc tự do. Các gốc tự do này có thể gây ra tình trạng thoái hóa võng mạc, thậm chí là mất thị lực.

Trong dâu tằm có chứa zeaxanthin giúp hạn chế stress oxy hóa trong các tế bào mắt. Đồng thời, các carotenoid còn giúp hỗ trợ và ngăn ngừa tình trạng đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng...

Dâu tằm giúp cải thiện thị lực nhờ chứa nhiều hợp chất có lợi

Dâu tằm giúp cải thiện thị lực nhờ chứa nhiều hợp chất có lợi

10Giải khát, hỗ trợ chữa táo bón

Nhờ mùi vị thơm ngon nên nước dâu tằm còn có tác dụng giải khát và thanh nhiệt khá hiệu quả. Đặc biệt, với trường hợp bị mụn nhọt, nóng trong người thì có thể cải thiện bằng cách sử dụng loại nước này hàng ngày.

Ngoài ra, trong dâu tằm còn chứa hàm lượng vitamin C cao nên có khả năng hỗ trợ điều trị táo bón hiệu quả.

11Tốt cho tim mạch

Trong dâu tằm có chứa một hoạt chất chống oxy hóa gọi là resveratrol. Hoạt chất này có tác dụng kích thích sản xuất oxit nitric, làm giãn các mạch máu và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông.

Oxit nitric là một phân tử quan trọng trong cơ thể, có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu nhờ khả năng làm tăng tính đàn hồi của mạch máu, giúp điều hòa huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và tăng cường các chức năng não bộ.

Ngoài ra, sử dụng dâu tằm có thể làm hạ cholesterol trong cơ thể, từ đó giúp ngăn chặn các vấn đề về tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Dâu tằm là một loại thực phẩm tốt cho tim mạch

Dâu tằm là một loại thực phẩm tốt cho tim mạch

12Hỗ trợ giảm cân

Dâu tằm chứa một lượng lớn chất xơ, nó có tác động tích cực lên hoạt động tiêu hóa, từ đó giúp duy trì cân nặng hợp lý.

Khi kết hợp với chế độ ăn kiêng, việc thường xuyên ăn dâu tằm có thể giảm đến 10% tổng trọng lượng cơ thể trong khoảng 3 tháng. Ngoài ra, việc tiêu thụ dâu tằm cũng giúp lượng mỡ dư thừa ở vùng đùi và eo giảm mạnh.

Chế độ ăn kiêng kèm dâu tằm có thể làm giảm mỡ thừa ở đùi và eo

Chế độ ăn kiêng kèm dâu tằm có thể làm giảm mỡ thừa ở đùi và eo

13Hỗ trợ giảm viêm

Dâu tằm chứa nhiều hợp chất chống viêm, bao gồm flavonoid là một chất chống oxy hóa. Một số nghiên cứu cho thấy, lá dâu tằm có thể hỗ trợ giảm viêm và chống lại stress oxy hóa. [2]

Một nghiên cứu khác trên các tế bào bạch cầu của con người cho thấy rằng chiết xuất từ ​​lá dâu tằm không chỉ làm giảm các protein gây viêm mà còn làm giảm các tổn thương DNA do stress oxy hóa. [3]

Lá dâu tằm giúp hỗ trợ giảm viêm hiệu quả

Lá dâu tằm giúp hỗ trợ giảm viêm hiệu quả

14Trường hợp được sử dụng dâu tằm điều trị bệnh

Dâu tằm có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng việc sử dụng nó để điều trị bệnh cần được tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến các trường hợp sử dụng dâu tằm để điều trị bệnh:

  • Người bị mất ngủ hoặc suy giảm sinh lý.
  • Người có tóc bạc sớm.
  • Người khỏe mạnh có thể dùng mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng.

Người bị mất ngủ không được dùng dâu tằm để điều trị bệnh

Người bị mất ngủ không được dùng dâu tằm để điều trị bệnh

15Tác hại khi lạm dụng dâu tằm

Mặc dù dâu tằm mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tuy nhiên việc tiêu thụ nó quá nhiều và liên tục có thể dẫn đến một số tác hại sau đây:

  • Ảnh hưởng đến chức năng của thận: uống nước dâu tằm quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng dư thừa kali trong máu. Do đó, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn nữa để lọc máu và thải chất độc.
  • Hạ đường huyết quá mức: việc tiêu thụ nhiều nước dâu tằm có thể gây ra tình trạng hạ đường huyết vì nạp nhiều enzyme 1-deoxynojirimycin. Đặc biệt, đối với người đang dùng thuốc điều trị tiểu đường hay insulin.
  • Khả năng hấp thu tinh bột bị cản trở: uống quá nhiều nước dâu tằm có thể gây ức chế việc sản sinh các loại enzym tiêu hóa, từ đó ngăn chặn khả năng hấp thu tinh bột.
  • Gây ra tình trạng tiêu chảy: dâu tằm tuy mang đến nhiều khoáng chất, nhưng lại gây ra tình trạng rối loạn tiêu hoá, đặc biệt là tiêu chảy.

Lạm dụng dâu tằm có thể gây ra tình trạng tiêu chảy

Lạm dụng dâu tằm có thể gây ra tình trạng tiêu chảy

16Lưu ý khi sử dụng dâu tằm

Dâu tằm là một loại trái cây bổ dưỡng, song nó cũng mang lại nhiều nguy hại nếu không sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số điều mà bạn cần lưu ý khi sử dụng dâu tằm:

  • Không nên dùng quả bị dập nát hoặc mới bị phun thuốc vì có thể gây ra hiện tượng dị ứng. Nên lựa chọn những quả tươi ngon, căng mọng và không có dấu hiệu dập nát.
  • Đối với nước dâu tằm, tránh để trong các đồ chứa làm bằng kim loại như đồng, sắt, nhôm vì nước dâu có chứa nhiều tanin có thể tác động với kim loại và gây oxi hóa. Thay vào đó, hãy sử dụng các dụng cụ chứa nước làm từ thủy tinh hoặc sứ để bảo quản nước dâu tốt hơn.

Nên lựa chọn những quả dâu tằm tươi ngon và không có dấu hiệu dập nát

Nên lựa chọn những quả dâu tằm tươi ngon và không có dấu hiệu dập nát

Xem thêm:

  • Công dụng tuyệt vời của nước ép cần tây mà bạn nên biết
  • Cách dùng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng ginkgo biloba (cao bạch quả)
  • Cách làm cam nướng trị ho đơn giản, hiệu quả
  • Sự khác nhau giữa sinh tố và nước ép? Uống loại nào thì tốt hơn?

Hy vọng thông qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về những tác dụng tuyệt vời của trái dâu tằm đối với sức khỏe. Hãy chia sẻ cho người thân và bạn bè xung quanh để họ biết về kiến thức hữu ích này nhé!

Nguồn tham khảo
  1. Impact of mulberry leaf extract on type 2 diabetes (Mul-DM): A randomized, placebo-controlled pilot study

    https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28619294/
  2. Oxidative stress, aging, and diseases

    https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5927356/

Xem thêm

Từ khoá: dâu tằm có tác dụng gì tác dụng của dâu tằm quả dâu tằm có tác dụng gì công dụng dâu tằm dâu tằm Banner đầu bài tin - Laroche-possay-T11Banner đầu bài tin - Springleaf T11Banner đầu bài tin - BLACKMORES T11

Các bài tin liên quan

  • 4 tác hại của nước dâu tằm khi dùng nhiều - Lưu ý ăn dâu tằm bạn cần biết

    4 tác hại của nước dâu tằm khi dùng nhiều - Lưu ý ăn dâu tằm bạn cần biết

    Dược sĩ Trần Mạnh Đạt

    4 tháng trước
  • (22/11 - 24/11) Tưng bừng khuyến mãi - Giờ vàng giá shock

    (22/11 - 24/11) Tưng bừng khuyến mãi - Giờ vàng giá shock

    2 ngày trước
  • Cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng lưỡi hổ

    Cây lưỡi hổ có tác dụng gì? Công dụng và liều dùng lưỡi hổ

    Bác sĩ Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng Nguyễn Văn Điện

    3 tuần trước
  • Nước ép cà rốt có tác dụng gì? 10 tác dụng và lưu ý khi uống

    Nước ép cà rốt có tác dụng gì? 10 tác dụng và lưu ý khi uống

    Bác sĩ Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng Nguyễn Văn Điện

    3 tuần trước
Chat Zalo (8h00 - 21h30) widget

Chat Zalo(8h00 - 21h30)

widget

1900 1572(8h00 - 21h30)

Từ khóa » Dâu Ta Có Tác Dụng Gì