Thành Phần Khí Thải Nhà Máy Nhiệt điện Cần Xử Lý

2078 Lượt xem - Update nội dung: 24-03-2023 15:24

Đã kiểm duyệt nội dung

Các nhà máy nhiệt điện được coi là một trong những nguồn phát thải lớn chất ô nhiễm không khí như NOx, SOx, CO2, thủy ngân, bụi, dung môi,… Trong nhiều năm qua, người ta không ngừng nỗ lực xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện bằng cách áp dụng các công nghệ xử lý hiện đại để giảm nồng độ khí thải.

Thành phần khí thải nhà máy nhiệt điện cần xử lý

1. Khử NOx, SOx trong nhà máy nhiệt điện

Nhà máy nhiệt điện đốt cháy nhiên liệu tạo ra nhiều chất ô nhiễm như SO2, SO3, HCl, HF, NOx cùng hạt vật chất và thủy ngân. Khí axit thường kết tủa dưới dạng mưa axit hoặc chúng tạo thành dung dịch axit. Nó thường ảnh hưởng đến hệ sinh thái, thảm thực vật và tác động đến công trình xây dựng.

Việc giảm phát thải SO2 có thể đạt được nếu sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp hơn hoặc lắp đặt hệ thống xử lý khí thải SO2. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích, chi phí và hiệu quả mà ứng dụng hệ thống xử lý thích hợp. Theo đó, các công nghệ kiểm soát phát thải NOx có thể chia thanh hai nhóm là điều chỉnh quá trình đốt cháy giảm phát thải và xử lý khí thải, loại bỏ NOx. Một số công nghệ sử dụng phổ biến như khử xúc tác chọn lọc (SCR), khử xúc tác không chọn lọc (SNCR).

Những công nghệ truyền thống chỉ thu giữ một hoặc hai chất ô nhiễm nhưng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn. Vì thế cần phát triển nhiều hệ thống xử lý thu giữ NOx, SOx cùng nhiều loại khí thải khác với chi phí thấp và cần ít không gian hơn.

Hệ thống khử lưu huỳnh (FGD) loại bỏ SOx ra khỏi khí thải thường sử dụng thiết bị xử lý kiểu ướt (chất hấp thụ dạng kiềm/nước), thiết bị xử lý khô (vật liệu hấp thụ). FGD hoạt động với hai giai đoạn loại bỏ tro bay và khử SOx. Với hệ thống ướt, khí thải đi qua thiết bị lọc bụi tĩnh điện/thiết bị ướt, sau đó đi vào tháp hấp thụ SO2. Còn trong hệ thống khô, SOx phản ứng trực tiếp với chất hấp thụ rồi mới đi qua thiết bị xử lý bụi.

2. Khử CO2 bằng công nghệ hiện đại

Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu và khí đốt để sản xuất năng lượng. Trong quá trình đốt, nhiên liệu được chuyển thành khí tổng hợp chứa hydro và CO. Sau đó, CO phản ứng với nước để tạo ra khí CO2. Hiện nay, công nghệ khí hóa tích hợp IGCC được sử dụng để giảm phát thải CO2 từ nhà máy điện. Khi đốt nhiên liệu hóa thạch, công nghệ IGCC có khả năng thu giữ đến 90% CO2.

Cho đến nay, công nghệ hấp thụ cũng được chứng minh có hiệu quả loại bỏ phần lớn CO2 bằng nhiều vật liệu khác nhau. Trong hệ thống, khí thải tiếp xúc với dung môi và liên kết với thiết bị hấp thụ. Quá trình hấp thụ vật lý thực hiện nhờ việc liên kết giữa CO2 và dung môi ở áp suất cao. Trong khi đó, phương pháp hấp thụ hóa học thường rất tốn kém và tốn nhiều năng lượng hơn.

3. Khử thủy ngân trong nhà máy nhiệt điện

Kiểm soát lượng thủy ngân từ nhà máy nhiệt điện than cần đánh giá tính hiệu quả và mức độ phù hợp của nó trong việc giảm lượng khí thải độc hại. Thủy ngân tồn tại ở ba dạng gồm kim loại, ion và hạt. Nó thường được loại bỏ thông qua hệ thống khử lưu huỳnh (FGD), khử xúc tác chọn lọc.

Hiện nay, người ta chủ yếu oxy hóa thủy ngân bằng cách hòa tan trong nước và loại bỏ qua hệ thống lọc ướt. Thủy ngân liên kết với hạt và bị thu giữ trong thiết bị như lọc bụi tĩnh điện hoặc bộ lọc túi vải. Vì thế việc kiểm soát thủy ngân có thể thành công bằng cách lựa chọn công nghệ phù hợp.

Như vậy với những công nghệ kiểm soát khí thải tiên tiến hơn không những giảm nguồn thải mà còn giảm chi phí vận hành – bảo trì, dự báo được những vấn đề, sự cố phát sinh.

Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên tư vấn gải pháp xử lý khí thải cho doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp cần thực hiện hệ thống xử lý khí thải, hãy liên hệ chúng tôi qua hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Từ khóa » Khí Thải Từ Nhà Máy Nhiệt điện