Thành Phần, Tư Cách, Năng Lực Chủ Thể Của đương Sự Trong Tố Tụng ...
Có thể bạn quan tâm
Để tham gia vào quan hệ pháp luật Tố tụng dân sự, mỗi chủ thể cần có năng lực chủ thể tố tụng dân sự, bao gồm năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Tuy nhiên, trước khi xác định được họ được phép hay không thì cần phải xác định được thành phần của họ là gì, tham gia tố tụng với tư cách gì. Trên cơ sở đó, Tòa án mới có thể bảo đảm quyền và lợi ích của đương sự trong Tố tụng dân sự hiện nay.
1. Thành phần, tư cách của đương sự trong Tố tụng dân sự
a. Thành phần của đương sự trong Tố tụng dân sự
Thành phần đương sự trong Tố tụng dân sự (TTDS) là phạm vi những chủ thể có thể được xác định là đương sự trong một vụ việc dân sự (VVDS) cụ thể. Đương sự trước hết là chủ thể của quan hệ pháp luật (QHPL) nội dung, tham gia độc lập vào các QHPL nội dung đều có thể được xác định là đương sự. Và những cá nhân, tổ chức không phải là một bên của QHPL dân sự thì không thể xác định là đương sự được. Thành phần được xác định phụ thuộc vào phạm vi các chủ thể tham gia quy định trong QHPL nội dung.
Thực chất việc giải quyết của tòa án là giải quyết QHPL có tranh chấp, vi phạm hoặc xác định các sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các QHPL hoặc công nhận quyền cho họ. Do đó, việc xử lý của tòa sẽ được đi theo trình tự sau:
- Xác định được đầy đủ các QHPL phát sinh trong vụ án dân sự và có liên quan đến việc giải quyết (Tức là xác định được đầy đủ các QHPL phát sinh, thay đổi, chấm dứt từ sự kiện pháp lý mà Tòa án phải giải quyết từ VVDS đó)
- Xác định được đầy đủ chủ thể độc lập có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới QHPL mà tòa án đang giải quyết (Tức là xác định được đương sự là ai)
b. Tư cách của đương sự trong Tố tụng dân sự
Việc xác định tư cách của chủ thể dựa vào những nội dung chính sau:
- Dựa trên cơ sở xác định chủ thể có quyền khởi kiện, bị khởi kiện hoặc có quyền yêu cầu, có liên quan đến giải quyết yêu cầu. Tòa án xác định những vấn đề sau:
- Chủ thể đó có quyền khởi kiện hoặc yêu cầu hay không?
- Họ khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích của mình hay của người khác?
- Họ có quyền khởi kiện và yêu cầu đối với ai?
Việc trả lời được ba câu hỏi này sẽ xác định được những vấn đề cơ bản chung trong việc bảo vệ bước đầu quyền lợi của mình.
- Dựa trên sự liên quan về quyền, nghĩa vụ và vào thời điểm tham gia tố tụng của đương sự đó.
Điều này được thể hiện ở việc giữa nguyên đơn và bị đơn có quan hệ với người thứ ba thì xác định người thứ ba này là người với tư cách là có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Trong việc dân sự thì xác định giải quyết việc dân sự đó sẽ liên quan đé quyền và nghĩa vụ của những ai thì cần dược xác định là người có liên quan.
- Căn cứ vào thời điểm tham gia tố tụng cũng xác định được tư cách của đương sự.
Người nào khởi kiện trước và tham gia ngay từ lúc khởi kiện thì được xác định là nguyên đơn. Bên đối trọng còn lại là bị đơn và có thể xác định những người khác là người có liên quan, lợi ích.
2. Năng lực chủ thể của đương sự trong Tố tụng dân sự.
2.1 Năng lực pháp luật của đương sự trong Tố tụng dân sự.
Khoản 1, Điều 69, BLTTDS năm 2015 quy định: "Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình." Năng lực pháp luật (NLPL) là khả năng mà pháp luật quy định cho cá nhân, tổ chức có quyền, nghĩa vụ pháp lý, tiền đề, điều kiện cần thiết để chủ thể có quyền và nghĩa vụ. Khi tham gia vào quá trình Tòa án giải quyết VVDS, đương sự có thể có những quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật TTDS. Vì vậy, chúng ta có thể xác định rằng, năng lực pháp luật TTDS của đương sự là khả năng pháp luật quy định cho đương sự có quyền và nghĩa vụ TTDS.
Như vậy, NLPL là điều kiện đầu tiên để một chủ thể tham gia vào quá tình TTDS. Một chủ thể chỉ có quyền tham gia tố tụng khi được pháp luật thừa nhận cho năng lực hành vi TTDS và gắn với mỗi cá nhân, có từ khi họ sinh ra và mất đi khi cá nhân đó chết. gắn liền với cá nhân suốt đời và không bị ảnh hưởng với tinh thần, tuổi tác, hoàn cảnh, tài sản, bình đẳng. Đối với tổ chức, NLPL có từ khi thành lập và mất đi khi không còn tồn tại.
2.2 Năng lực hành vi của đương sự trong Tố tụng dân sự
Khoản 2, Điều 68, BLTTDS năm 2015 quy định: “Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.” Đây là một phạm trù phức tạp bởi tính liên quan đến yếu tố chủ quan như khả năng nhận thức, khả năng hành động, ý chí và lý trí. Trong tố tụng dân sự, năng lực hành vi (NLHV) TTDS được hiểu là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ TTDS. Năng lực hành vi không bình đẳng và được xác định ở các mức độ khác nhau. Năng lưc hành vi tố tụng dân sự được xác định dựa trên cơ sở khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi đó và trên cơ sở tính chất, yêu cầu của việc tham gia quan hệ pháp luật TTDS. Đối vớ cá nhân chỉ có thể coi là có NLHV TTDS khi cá nhân đó đã thành niên và không bị mất năng lực hành vi dân sự. Vì khi muốn Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình thì đương sự phải có khả năng nhân thức và điều chỉnh hành vi, tham gia quan hệ của pháp luật nội dung và có sự hiểu biết nhất định về quyền và lợi ích của mình được quy định như thế nào ?
Trong Tố tụng dân sự, năng lực hành vi của đương sự được xác định một cách rõ nét như sau:
- Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
- Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
- Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện. Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
- Đương sự là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình được tự mình tham gia tố tụng về những việc có liên quan đến quan hệ lao động hoặc quan hệ dân sự đó. Trong trường hợp này, Tòa án có quyền triệu tập người đại diện hợp pháp của họ tham gia tố tụng. Đối với những việc khác, việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
- Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng. Năng lực hành vi của họ được xác định dựa trên năng lực hành vi của người đại diện tham gia tố tụng.
Như vậy, năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi pháp luật. Không thể có năng lực hành vi pháp luật nếu không có năng lực pháp luật. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự cùng với năng lực hành vi tố tụng dân sự tạo thành năng lực chủ thể pháp luật tố tụng dân sự.
Luật Hoàng Anh
Từ khóa » Chủ Thể Của Qhpl Dân Sự
-
Chủ Thể Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự Trong Bộ Luật Dân Sự Năm 2015
-
Chủ Thể Là Gì? Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự Theo BLDS?
-
Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự
-
Chủ Thể Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự Theo Dự Thảo Mới
-
Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự Theo BLDS Năm 2015
-
Chủ Thể đặc Biệt Của Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự Là Ai?
-
Thành Phần Của Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự Theo Quy định Hiện Nay
-
Năng Lực Chủ Thể Quan Hệ Pháp Luật Là Gì? Điều Kiện Có Năng Lực ...
-
Chủ Thể Của Quan Hệ Pháp Luật Là Gì ? Quy định Về Chủ Thể Của Quan ...
-
Quan Hệ Pháp Luật Dân Sự - Công Ty Tư Vấn Pháp Luật Thiên Minh
-
Đề Nghị Hướng Dẫn Thi Hành Bộ Luật Dân Sự
-
[PDF] Đối Tượng điều Chỉnh Của Luật Dân Sự Việt Nam - Amilawfirm
-
Pháp Nhân Là Gì? Quy định Về Tư Cách Pháp Nhân Cần Biết
-
Khái Niệm, đặc điểm Và Các Yếu Tố Cấu Thành Quan Hệ Pháp Luật