Thành Phố Bắc Kạn, Tỉnh Bắc Kạn
Có thể bạn quan tâm
TP Bắc Kạn là một thành phố trực thuộc của tỉnh Bắc KạnDiện tích tự nhiên là 137 km²Dân số 56. 800 người.
Các số điện thoại quan trọng
UBND Thành phố Bắc Kạn: 0281 3871 126Vị trí địa lý
TP Bắc Kạn có vị trí địa lý: Phía Bắc TP Bắc Kan giáp với xã Cẩm Giàng, Hà Vị-huyện Bạch Thông. Phía Nam TP Bắc Kan giáp với xã Thanh Vân, Hoà Mục-huyện Chợ Mới. Phía Đông TP Bắc Kan giáp với xã Mỹ Thanh-huyện Bạch Thông. Phía Tây TP Bắc Kan giáp với xã Quang Thuận, Đôn Phong-huyện Bạch Thông.Lịch sử
Trong quá trình hình thành và phát triển Thành phố Bắc Kạn có nhiều biến đổi về dân số địa giới hành chính. Theo các tư liệu lịch sử, kể từ khi có Nhà nước Văn Lang dưới thời các Vua Hùng, Bắc Kạn nằm trong bộ Vũng Định. Vùng đất này thuộc phủ Phú Lương thời nhà Lý. Phủ Phú Lương Năm 1460, đổi thành thừa tuyên Ninh Sóc. Nhà Lê tách một phần đất phía Bắc thừa tuyên Ninh Sóc đặt thêm phủ Thông Hóa năm 1490. Bắc Kạn nằm trong phủ Thông Hóa thuộc xứ Thái Nguyên.Địa danh Bắc Kạn xuất hiện trong các văn bản lần đầu vào khoảng thế kỷ XVII. Theo nhân dân địa phương từ “Bắc Kạn” được gọi chệch từ chữ “Pác cáp” (tiếng Tày), có nghĩa là nơi hợp lưu của các dòng chảy.Vào buổi sơ khai, địa phận Bắc Kạn mới chỉ trong một phạm vi rất hẹp, lúc gọi là phố, lúc gọi là trại và chủ yếu nằm trong trung tâm của Thành phố bây giờ. Nhà cửa thưa thớt, dân cư rất ít. Đến triều vua Minh Mạng thời nhà Nguyễn bắt đầu đặt tên cho các tỉnh. Xứ Thái Nguyên năm 1831, đổi thành tỉnh Thái Nguyên, gồm 2 phủ: Thông Hóa và Phú Bình. Chính quyền phong kiến nhà Nguyễn sau đó, tách một số châu, huyện thuộc phủ Phú Bình, lập thêm phủ mới-phủ Tòng Hóa.Ngay sau khi chiếm vùng đất Bắc Kạn ngày 11/4/1900, toàn quyền Đông Dương P. Đu-me ra Nghị định thành lập tỉnh Bắc Kạn, tách khỏi tỉnh Thái Nguyên. Tỉnh Bắc Kạn lúc mới thành lập, có các châu: Chợ Rã, Bạch Thông, Cảm Hóa (tức Na Rì), Thông Hóa (sau gọi Ngân Sơn). Thực dân Pháp năm 1916 cắt một phần đất phía tây châu Bạch Thông và phần đất phía Nam châu Chợ Rã để lập ra châu Chợ Đồn. Bắc Kạn thời gian đó có 5 châu, 20 tổng và 103 xã, bản với số dân 36. 000 người. Thị xã Bắc Kạn được thành lập tháng 7/1901, vừa là tỉnh lỵ của tỉnh Bắc Kạn vừa là châu lỵ của châu Bạch Thông. Thị xã trở thành trung tâm chính trị, hành chính, quân sự, kinh tế, văn hóa của tỉnh Bắc Kạn. Các cơ quan đầu não bộ máy cai trị của chính quyền thực dân phong kiến đều đóng ở đây.Lúc mới thành lập, thị xã chỉ có một cụm dân cư thưa thớt sống trong một dãy phố nhỏ. Mấy năm sau, theo quy định của chính quyền thực dân, phong kiến, thị xã Bắc Kạn có 3 phố chính: Định Bình (khu vực phố Đức Xuận), Hoài Ân (khu vực phố Phùng Chí Kiên) và Tòng Hóa (khu vực phố Đội Kỳ).Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, nhất là sau ngày giải phóng (1949), thị xã Bắc Kạn được mở rộng thêm gồm 6 phố và lấy tên các chiến sĩ cộng sản, các nhà yêu nước đã anh dũng hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc như: Đội Thân, Đội Kỳ, Chí Kiên, Minh Khai, Đức Xuân, đặt tên cho các phố.Theo chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã quyết định nhập 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên thành tỉnh Bắc Thái năm 1965.Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định nhập thị xã Bắc kạn vào huyện Bạch Thông năm 1967, thị xã Bắc Kạn trở thành huyện lỵ của huyện Bạch Thông.Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 262/HĐBT Ngày 16/7/1990, về việc thành lập thị xã Bắc Kạn. Theo quyết định này, thị xã Bắc Kạn được thành lập gồm 03 đơn vị hành chính với 1. 307 ha diện tích tự nhiên và 9. 468 nhân khẩu trên cơ sở các phố Nà Mày, Đội Thân, Đức Xuân, Đội Kỳ, Phùng Chí Kiên của thị trấn Bắc Kạn và các bản Phiêng Luông, Tổng Tò, Khuổi Rờm, Nà Rào thuộc xã Dương Quang, Bản Áng thuộc xã Huyền Tụng huyện Bạch Thông. Tỉnh Bắc Kạn được tái lập ngày 01/01/1997, theo Nghị quyết kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thị xã Bắc Kạn trở thành tỉnh lị của Bắc Kạn và tiếp tục được mở rộng về diện tích và dân số. Thị xã có 08 đơn vị hành chính (04 xã: Xuất Hóa, Dương Quang, Nông Thượng, Huyền Tụng và 04 phường: Sông Cầu, Đức Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai, Phùng Chí Kiên, trên cơ sở 3 phường cũ của thị xã là Sông Cầu, Đức Xuân, Phùng Chí Kiên và sáp nhập thêm xã Nông Thượng, xã Dương Quang, thị trấn Nguyễn Thị Minh Khai, xã Huyền Tụng, xã Xuất Hóa, của huyện Bạch Thông.Thị xã Bắc Kạn được Trung ương, tỉnh quan tâm đầu tư, cùng với sự cố gắng nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc, với vi trí là trung tâm hành chính, kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa của tỉnh. Sau gần 20 năm tái lập tỉnh thị xã Bắc Kạn đã có bước phát triển khá toàn diện. Kinh tế phát triển, Chính trị xã hội ổn định, cơ sở hạ tầng đô thị được qui hoạch xây dựng theo hướng hiện đại, văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên, công tác xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng, đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Thị xã Bắc Kạn ngày 02/8/2012, đã được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bắc Kạn. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội n gày 11/3/2015 thành lập các phường Xuất Hoá, Huyền Tụng thuộc thị xã Bắc Kạn và thành lập thành phố Bắc Kạn thuộc tỉnh Bắc Kạn. Thị xã Bắc Kạn có thêm 2 phường Huyền Tụng, Xuất Hóa, từ diện tích tự nhiên và dân số của 2 xã Xuất Hóa, Huyền Tụng. Thành phố Bắc Kạn được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính của thị xã Bắc Kạn (6 phường: Sông Cầu, Đức Xuân, Phùng Chí Kiên, Nguyễn Thị Minh Khai, Huyền Tụng; Xuất Hóa; 2 xã: Nông Thượng, Dương Quang).Tiềm năng -Thế mạnh
Là trung tâm thương mại của tỉnh, thành phố Bắc Kạn là nơi phân phối, trung chuyển hàng hóa đến các huyện trong toàn tỉnh. Đồng thời là trung tâm trao đổi hàng hóa từ các nơi trong tỉnh tập trung về, trong đó có nhiều sản phẩm nông lâm sản có thương hiệu nổi tiếng như: Gạo bao thai Quýt, Chợ Đồn, Hồng không hạt, Miến dong Bắc Kạn…Hiện nay thành phố Bắc Kạn đang phát triển nhiều khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụ phục vụ phát triển kinh tế và du lịch, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ-thương mại–dịch vụ-du lịch. Cùng với nhiều di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và di tích danh lam thắng cấp Quốc gia động Áng Toòng nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Nà Noọc–Áng Toòng; các công trình văn hóa tín ngưỡng tâm linh như Đền Cô, Đền Mẫu, …sẽ là những địa điểm du lịch rất hấp dẫn đối với du khách.Với hệ thông giao thông thuận tiện: nằm trên trục đường Quốc lộ 3, có nhánh quốc lộ 3B đi qua và các đường tỉnh lộ, quốc lộ khác, thành phố Bắc Kạn có thể giao lưu thuận lợi với các đô thị phát triển của vùng Đông Bắc:Cao Bằng, Thái Nguyên,Tuyên Quang, Lạng Sơn, và thủ đô Hà Nội…riển du lịch chung của tiểu vùng. Tỉnh Bắc Kạn có một tiềm năng tài nguyên du lịch phong phú với một quần thể di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh đẹp với các lễ hội văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào các dân tộc như hội “Lồng tồng”, các làn điệu hát then, sli lượn… của đồng bào Tày; lễ hội cầu mùa, Lễ Cấp sắc của người Dao… Những điểm du lịch và hoạt động văn hóa này đang ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong nước và Quốc tế.Di tích - Danh thắng
Động Áng ToòngDanh lam thắng cảnh thác Nà NoọcDi tích Khuổi CuồngDi tích địa điểm Hội trường tám máiDi tích địa điểm Khu nhà công sứ PhápDi tích Nhà hội đồng PhápTừ khóa » Hình ảnh Thành Phố Bắc Kạn
-
Một Số Hình ảnh TP. Bắc Kạn Phòng, Chống Dịch Covid-19
-
Một Góc Thành Phố Bắc Kạn
-
Bắc Kạn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giới Thiệu Khái Quát Thành Phố Bắc Kạn
-
Top 30 Địa Điểm Du Lịch Bắc Kạn Tuyệt Đẹp Không Thể Bỏ Lỡ
-
Bắc Kạn Xúc Tiến Quảng Bá Hình ảnh Du Lịch Tại Hội Chợ VITM Hà Nội ...
-
Tiệm Bánh Kem Sinh Nhật In Hình ảnh Thành Phố Bắc Kạn - Facebook
-
Điều Kiện Tự Nhiên Thành Phố Bắc Kạn
-
Phụ Nữ Thành Phố Bắc Kạn Trên Mặt Trận Phòng, Chống Dịch Bệnh
-
Hình ảnh Nhà Hàng, Món ăn Tại Bắc Kạn
-
68 Cafe - Thành Phố Bắc Kạn - Foody
-
10-12 đường Võ Nguyên Giáp, Tổ 1, P.Sông Cầu, TP.Bắc Kạn, T ...
-
Khám Phá Ngay 8 địa điểm Du Lịch Bắc Kạn Tuyệt đẹp - Traveloka