Thành Phố Hà Nội Siết Chặt Quản Lý Và Sử Dụng Nhà ở Xã Hội
Có thể bạn quan tâm
Qua kiểm tra, giám sát của Sở Xây dựng Hà Nội và Ủy ban Nhân dân các quận huyện đã phát hiện nhiều chủ đầu tư và người dân vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng nhà ở xã hội.
Cụ thể, nhiều trường hợp được mua nhà ở xã hội chưa đúng quy định; việc lập dự toán theo phương án tính giá bán của chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chưa đúng.
Đặc biệt, không ít chủ đầu tư và khách hàng tự thay đổi thiết kế công trình, căn hộ và sử dụng không đúng mục đích như cải tạo đập thông 2 căn hộ, cho ở nhờ, cho thuê lại hoặc không sử dụng.
[Gập ghềnh phát triển nhà ở xã hội: Cần gỡ 'nút thắt' bằng cơ chế mở]
Ngoài ra, cơ quan quản lý Nhà nước cũng chỉ ra nhiều sai phạm khác từ chủ đầu tư do chưa thực hiện tốt việc giám sát đối tượng sau khi mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Để ngăn chặn tình trạng vi phạm này, mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã ký ban hành Quyết định số 5488/QĐ-UBND về chuyên đề "Giải pháp đẩy mạnh quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn Thủ đô, giai đoạn 2021-2025." Đây là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình số 10-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025."
Theo kế hoạch, trong giai đoạn này, Hà Nội đặt mục tiêu xây dựng khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, trong đó sẽ ưu tiên xây dựng nhà ở cho công nhân trong các khu công nghiệp.
Trước mắt, thực hiện Kế hoạch số 151/KH-UBND của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện chuyên đề "Giải pháp đẩy mạnh công tác quản lý, sử dụng nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025," thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, tổ chức tập huấn, hướng dẫn Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn, tổ dân phố, chủ đầu tư, Ban quản trị và chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư những quy định của pháp luật và chủ trương, chính sách của thành phố về quản lý, sử dụng nhà chung cư, trong đó có nhà ở xã hội.
Bên cạnh việc hướng dẫn Ủy ban Nhân dân các quận, huyện, thị xã chủ đầu tư những quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình, Sở Xây dựng Hà Nội phải tiến hành kiểm tra quản lý chất lượng, an toàn-vệ sinh lao động tại các công trình xây dựng nhà ở xã hội đang triển khai; chấn chỉnh chủ đầu tư và nhà thầu thi công việc tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Sở Xây dựng Hà Nội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban Nhân dân quận, huyện, thị xã kiểm tra danh sách đối tượng dự kiến được giải quyết mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nhằm phát hiện người được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện để thông báo cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội biết để xóa tên trong danh sách dự kiến được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Ủy ban Nhân dân cấp huyện nơi có nhà ở xã hội chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung quy định về trách nhiệm của Ủy ban Nhân dân cấp huyện trong mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án trên địa bàn do mình quản lý. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, theo dõi, giám sát việc quản lý sử dụng nhà ở của các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nhằm xác định các trường hợp bán lại, cho thuê, cho ở nhờ, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và tự ý thay đổi thiết kế công trình, căn hộ; kịp thời xử lý theo quy định của pháp luật.
Thành phố yêu cầu các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tuân thủ việc mua bán, quản lý và sử dụng nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật; trường hợp phát hiện đối tượng mua bán, sử dụng nhà ở xã hội không đúng quy định, xử lý vi phạm theo quy định hoặc đề xuất biện pháp xử lý, báo cáo Ủy ban Nhân dân cấp huyện để xử lý vi phạm nếu vượt thẩm quyền.
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, giai đoạn 2016-2020, Hà Nội mới xây dựng được 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội (đạt 26,4%) với 12.659 căn hộ, trong khi kế hoạch đặt ra là 6,22 triệu m2.
Nếu so với giai đoạn trước năm 2016, số dự án nhà ở xã hội giảm rất nhiều. Một số dự án hoàn thành nhưng lại xa trung tâm nên rất khó bán mặc dù nhu cầu của đa số người dân vẫn còn rất lớn./.
(TTXVN/ Vietnam+)Từ khóa » Siết Chặt Nội Dung
-
Những địa Phương Nào Tiếp Tục Siết Chặt Thực Hiện Chỉ Thị 16 để ...
-
Hà Nội Chuẩn Bị Siết Chặt Một Số Hoạt động Nhằm Phòng, Chống Dịch
-
Siết Chặt Kỷ Luật, Kỷ Cương Trong Xây Dựng Pháp Luật
-
Nhiều Tranh Cãi Xung Quanh Việc Siết Chặt Quản Lý Nội Dung Trẻ Em ...
-
Không Siết Chặt Tín Dụng Bất Hợp Lý, Nghiên Cứu đánh Thuế Với Việc ...
-
Siết Chặt Thực Hiện Chỉ Thị 16, TPHCM Tăng Cường Một Loạt Biện ...
-
Siết Chặt Công Tác Quản Lý Kinh Doanh Và điều Kiện Kinh Doanh Vận ...
-
Siết Chặt Kinh Doanh Thực Phẩm Chức Năng Trên Môi Trường Số
-
Cà Mau Siết Chặt Quy định Trong Thời Gian Giãn Cách Xã Hội
-
Siết Chặt Quảng Cáo Xuyên Biên Giới Trên YouTube, Facebook…
-
Siết Chặt Quản Lý | Nội Dung, Tin Tức Cập Nhât Mới Nhất - Trang 1
-
Siết Chặt Hơn Quản Lý Hoạt động Kinh Doanh Bảo Hiểm ... - Chi Tiết Tin
-
Siết Chặt Việc đưa Thông Tin Sai Sự Thật Trên Mạng
-
Hà Nội Siết Chặt Quản Lý, Sử Dụng Tài Sản Công Là Nhà, đất