Thành Phố Trực Thuộc Trung ương (Việt Nam) – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tiêu chuẩn Hiện/ẩn mục Tiêu chuẩn
    • 1.1 Cấp hành chính
    • 1.2 Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính
  • 2 Danh sách thành phố trực thuộc trung ương
  • 3 Tỉnh được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc trung ương
  • 4 Danh sách thành phố trực thuộc trung ương không còn tồn tại
  • 5 Xem thêm
  • 6 Chú thích
  • 7 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phân cấp hành chínhViệt Nam
Cấp tỉnh

Thành phố trực thuộc trung ương

Tỉnh
Cấp huyện

Quận

Thành phố thuộc TPTTTƯ

Thành phố thuộc tỉnh

Thị xã

Huyện
Cấp xã

Phường

Thị trấn

  • x
  • t
  • s

Thành phố trực thuộc trung ương là một loại hình đơn vị hành chính cấp tỉnh ở Việt Nam. Đây là các thành phố nằm dưới sự quản lý của trung ương. Khác với các thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương chỉ tương đương cấp huyện thì Thành phố trực thuộc trung ương tương đương cấp tỉnh.

Thành phố Hà Nội
Vị trí địa lý các thành phố trực thuộc trung ương

Thành phố trực thuộc trung ương là các đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I, và được xác định là các đô thị trung tâm cấp quốc gia. Đây là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội là động lực phát triển cho cả quốc gia chứ không còn nằm bó hẹp trong một tỉnh, hay một vùng (liên tỉnh) nữa. Các thành phố này có cơ sở hạ tầng và khoa học công nghệ phát triển, có nhiều cơ sở giáo dục bậc cao, dân cư đông, thuận lợi về giao thông vận tải.

Dưới thành phố trực thuộc trung ương có các đơn vị hành chính cấp huyện gồm huyện tại vùng nông thôn và quận, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tại vùng đô thị.

Tiêu chuẩn

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấp hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trong Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương[1], Khoản 1 Điều 110 có viết:

1. Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh thành chia thành: huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố chia thành phường và xã; quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.

  • Trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015[2] (sửa đổi, bổ sung 2019[3]), quy định tại Điều 2: Đơn vị hành chính, Chương I: Những quy định chung:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

2. Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

3. Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

4. Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Như vậy, thành phố trực thuộc trung ương nằm ở cấp hành chính thứ nhất trong 3 cấp hành chính (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã) của nước Việt Nam.

Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13[4] của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2016, tại Điều 4, Mục 2: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đô thị, Chương I: Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và theo Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2022, tại Điều 1, Mục 4: Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 4 thì một thành phố trực thuộc trung ương cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như sau:

Điều 4. Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương

1. Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.

2. Diện tích tự nhiên từ 1.500 km² trở lên.

3. Đơn vị hành chính trực thuộc:

a) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;

b) Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.

4. Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.

5. Cơ cấu và trình phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.

Danh sách thành phố trực thuộc trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2025, Việt Nam có 6 thành phố trực thuộc trung ương, gồm 6 thành phố được liệt kê dưới đây.[5]

Tên Vùng Thành lập Diện tích(km²) Dân số(người) Mật độ(người/km²) Quận Huyện Thị xã Thành phố Loại đô thị Biểu trưng Hình ảnh
Hà Nội Đồng bằng sông Hồng 1976 3.358,90 8.053.663(2019) 2.398 12 17 1 0 Đặc biệt
Thành phố Hồ Chí Minh Đông Nam Bộ 1976 2.061,04 8.992.688(2019) 4.362 16 5 0 1 Đặc biệt
Hải Phòng Đồng bằng sông Hồng 1976 1.563,70 2.028.514(2019) 1.289 8 6 0 1 I
Đà Nẵng Duyên hải Nam Trung Bộ 1997 1.284,90 1.231.000(2019) 958 6 2 0 0 I
Cần Thơ Đồng bằng sông Cửu Long 2004 1.439,20 1.235.171(2019) 852 5 4 0 0 I
Huế Bắc Trung Bộ 2025 4.947,11 1.236.393(2019) 249 2 4 3 0 I

Tỉnh được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc trung ương

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 22 tháng 8 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban hành Quyết định số 891/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, có 7 tỉnh được định hướng trở thành thành phố trực thuộc trung ương gồm:[6]

  Tỉnh đã được Bộ Chính trị ban hành nghị quyết.
STT Tỉnh Định hướng năm 2030 Dự kiến thành lập
1 Khánh Hòa Đạt 2030
2 Bắc Ninh Đạt 2030
3 Bà Rịa – Vũng Tàu Cơ bản đạt
4 Quảng Ninh Đạt 2030
5 Ninh Bình Cơ bản đạt 2035
6 Hải Dương Cơ bản đạt 2050
7 Bình Dương Đạt 2030

Danh sách thành phố trực thuộc trung ương không còn tồn tại

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Tên thành phố Năm thành lập Năm giải thể Lý do giải thể
1 Nam Định 1945 1957 Sáp nhập vào tỉnh Nam Định

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phân cấp hành chính Việt Nam

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Hiến pháp 2013, Chương IX: Chính quyền địa phương”. Cổng thông tin điện tử Chính phủ. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2021.
  2. ^ “Luật số 77/2015/QH13 của Quốc hội: Luật tổ chức chính quyền địa phương”.
  3. ^ “Luật số 47/2019/QH14 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương”.
  4. ^ “Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành”.
  5. ^ Tạ Hiển (30 tháng 11 năm 2024). “Chính thức thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương từ năm 2025”. Đài Truyền hình Việt Nam. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2024.
  6. ^ Định hướng 8 tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Thành phố và thị xã tại Việt Nam
Thành phốtrực thuộc trung ương (6)
  • Hà Nội (thủ đô)
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng
  • Hải Phòng
  • Huế
Thành phố thuộcTPTTTƯ (2)
  • Thủ Đức
  • Thủy Nguyên
Thành phốthuộc tỉnh (84)
  • Bà Rịa
  • Bạc Liêu
  • Bảo Lộc
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Cát
  • Bến Tre
  • Biên Hòa
  • Buôn Ma Thuột
  • Cà Mau
  • Cam Ranh
  • Cao Bằng
  • Cao Lãnh
  • Cẩm Phả
  • Châu Đốc
  • Chí Linh
  • Dĩ An
  • Đà Lạt
  • Điện Biên Phủ
  • Đông Hà
  • Đông Triều
  • Đồng Hới
  • Đồng Xoài
  • Gia Nghĩa
  • Gò Công
  • Hà Giang
  • Hạ Long
  • Hà Tiên
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hoa Lư
  • Hòa Bình
  • Hội An
  • Hồng Ngự
  • Hưng Yên
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Long Khánh
  • Long Xuyên
  • Móng Cái
  • Mỹ Tho
  • Nam Định
  • Ngã Bảy
  • Nha Trang
  • Phan Rang – Tháp Chàm
  • Phan Thiết
  • Phổ Yên
  • Phủ Lý
  • Phú Quốc
  • Phúc Yên
  • Pleiku
  • Quảng Ngãi
  • Quy Nhơn
  • Rạch Giá
  • Sa Đéc
  • Sầm Sơn
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Sông Công
  • Tam Điệp
  • Tam Kỳ
  • Tân An
  • Tân Uyên
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thủ Dầu Một
  • Thuận An
  • Trà Vinh
  • Tuy Hòa
  • Tuyên Quang
  • Từ Sơn
  • Uông Bí
  • Vị Thanh
  • Việt Trì
  • Vinh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Yên
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Thị xã (54)
  • An Khê
  • An Nhơn
  • Ayun Pa
  • Ba Đồn
  • Bỉm Sơn
  • Bình Long
  • Bình Minh
  • Buôn Hồ
  • Cai Lậy
  • Chơn Thành
  • Chũ
  • Duy Tiên
  • Duyên Hải
  • Điện Bàn
  • Đông Hòa
  • Đức Phổ
  • Giá Rai
  • Hòa Thành
  • Hoài Nhơn
  • Hoàng Mai
  • Hồng Lĩnh
  • Hương Thủy
  • Hương Trà
  • Kiến Tường
  • Kim Bảng
  • Kinh Môn
  • Kỳ Anh
  • La Gi
  • Long Mỹ
  • Mộc Châu
  • Mường Lay
  • Mỹ Hào
  • Ngã Năm
  • Nghi Sơn
  • Nghĩa Lộ
  • Ninh Hòa
  • Phong Điền
  • Phú Mỹ
  • Phú Thọ
  • Phước Long
  • Quảng Trị
  • Quảng Yên
  • Quế Võ
  • Sa Pa
  • Sông Cầu
  • Sơn Tây
  • Tân Châu
  • Thái Hòa
  • Thuận Thành
  • Tịnh Biên
  • Trảng Bàng
  • Việt Yên
  • Vĩnh Châu
  • x
  • t
  • s
Danh sách đơn vị hành chính tại Việt Nam
Vùng
  • Bắc Trung Bộ
  • Duyên hải Nam Trung Bộ
  • Đông Bắc Bộ
  • Đồng bằng sông Cửu Long
  • Đồng bằng sông Hồng
  • Đông Nam Bộ
    • cấp huyện
  • Tây Bắc Bộ
  • Tây Nguyên
Phân cấphành chính
Cấp tỉnh
  • Thành phố trực thuộc trung ương
  • Tỉnh
  • Biểu trưng
  • Có biên giới với Campuchia
  • Có biên giới với Lào
  • Có biên giới với Trung Quốc
  • Giáp biển
  • GRDP
    • GRDP bình quân đầu người
  • Tỉnh cũ
Cấp huyện
  • Huyện
  • Quận
  • Thành phố thuộc tỉnh
  • Thành phố thuộc TPTTTƯ
  • Thị xã
Cấp xã
  • Phường
  • Thị trấn
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thành_phố_trực_thuộc_trung_ương_(Việt_Nam)&oldid=72062641” Thể loại:
  • Thành phố của Việt Nam
  • Tỉnh thành Việt Nam
  • Phân vùng quốc gia châu Á
  • Phân cấp hành chính Việt Nam
  • Danh sách phân cấp hành chính Việt Nam
  • Đơn vị hành chính đô thị tại Việt Nam
  • Tỉnh của Việt Nam
  • Sơ khai Việt Nam
Thể loại ẩn:
  • Tất cả bài viết sơ khai
  • Sơ khai

Từ khóa » Trực Thuộc Có Nghĩa Là Gì