Thành Phố Vũng Tàu - Người Kể Sử

Mục Lục [Thu / Mở]
  • Địa lý
  • Vị trí
  • Địa hình
  • Lịch sử
  • Thời phong kiến
  • Pháp thuộc (1859–1945)
  • Thời Việt Nam Cộng Hòa (1956–1975)
  • Giai đoạn 1975–nay
  • Diện tích - dân số
  • Các đơn vị hành chính
  • Kinh tế
  • Giao thông
  • Các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố
  • Các con đường bị đổi tên sau năm 1975
  • Giáo dục
  • Y tế
  • Lễ hội văn hóa
  • Danh lam thắng cảnh - Du lịch
  • Các địa điểm tham quan
  • Các khu văn hóa, vui chơi, giải trí
  • Bãi biển
  • Chùa Thích Ca Phật Đài
  • Tượng Chúa Kitô
  • Bạch Dinh
  • Núi Nhỏ, Núi Lớn
  • Thành phố kết nghĩa
  • Hình ảnh Vũng Tàu
  • Chú giải
Vũng Tàu
Thành phố trực thuộc tỉnh
Một phần Vũng Tàu 2.JPG Một góc thành phố Vùng Tàu nhìn từ núi Tao Phùng
Địa lý
Tọa độ: 10°35′28″B 107°15′05″Đ / 10,591111°B 107,251389°ĐTọa độ: 10°35′28″B 107°15′05″Đ / 10,591111°B 107,251389°Đ
Diện tích 141,1 km²
Dân số (2016)  
 Tổng cộng 512.915 người1
 Mật độ 3.635 người/km²
Dân tộc Kinh, Hoa, Khmer
Múi giờ UTC+7
 Vị trí Vũng Tàu trên bản đồ Việt Nam
Vũng Tàu trên bản đồ Việt Nam Vũng TàuVũng Tàu
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
Vùng Đông Nam Bộ
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tên cũ Chân Bồ, Cap Saint Jacques
 Chủ tịch UBND Nguyễn Lập
 Chủ tịch HĐND Mai Ngọc Thuận
 Bí thư Thành ủy Mai Ngọc Thuận
Phân chia hành chính 16 phường và 1 xã
Website vungtau.baria-vungtau.gov.vn

Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam. Đây là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, du lịch, giao thông - vận tải và giáo dục và là một trong những trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ. Sở hữu nhiều bãi biển đẹp và cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn chỉnh, Vũng Tàu là một địa điểm du lịch nổi tiếng tại miền Nam. Ngoài ra, thành phố còn là khu vực hậu cần của ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam. Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lỵ Bà Rịa-Vũng Tàu chuyển đến thành phố Bà Rịa.2 Thành phố được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả Nam Bộ.3

Địa lý

Vị trí

Vũng Tàu tiền thân là Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo là một bán đảo giáp Bà Rịa và huyện Long Điền qua sông Cỏ May, nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo Long Sơn và đảo Gò Găng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay, đây là cửa ngõ quan trọng của vùng Đông Nam Bộ ra biển. Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng khoảng 6 km.

Địa hình

Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, có núi Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m. Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý và có tuổi đời trên 100 năm, được coi là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Trên núi lớn có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng nguyên sinh. Thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn núi cao, ngoài ra còn có sông và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ ôn hòa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được trồng ở mọi nơi.

Lịch sử

Thời phong kiến

Vũng Tàu được biết đến từ thế kỷ 13 với tên gọi là trấn Chân Bồ.1 Có lần, sứ giả Châu Đạt Quan theo sứ đoàn Trung Hoa đi thăm kinh đô Angkor của Chân Lạp (nay thuộc Campuchia), lúc về kể lại rằng: "Rời bến Ôn Châu ở Chiết Giang... đi ngang Giao Chỉ Dương và đến xứ Chiêm Thành. Ở đấy, nhớ thuận gió, trong vòng 15 ngày ta có thể đến thị trấn Chân Bồ, đó là biên giới xứ Chân Lạp."4 Năm 1658, chúa Nguyễn Phúc Tần đưa 2.000 quân đi chinh phục trấn Chân Bồ, lập ba làng đầu tiên là Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam nên được gọi là Tam Thắng, sau đổi tên thành Phước Thắng thuộc phủ Phước Tuy.1 Trong bộ Phủ biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜錄) năm 1776 của Lê Quý Đôn có nhắc đến bán đảo Vũng Tàu: "Đầu địa giới Gia Định là xứ Vũng Tàu, nơi hải đảo có dân cư."5 Tác phẩm Đại Nam nhất thống chí (chữ Hán: 大南一統志) thời nhà Nguyễn có ghi chép lại: "... trong có vũng lớn gọi là Vũng Tàu, ngày để che chở cho tàu thuyền đỗ nghỉ. Trên núi có suối nước ngọt, chân núi tụ họp dân chài, thật là chỗ cửa quan xung yếu."5

Từ năm 1775, tàu thuyền của Bồ Đào Nha và Pháp ra vào vùng biển Vũng Tàu để buôn bán, trao đổi hàng hóa, và từ đấy người Pháp gọi Vũng Tàu với tên Cap Saint-Jacques1 (nghĩa là "Mũi đất của Thánh Giacôbê"). Vào cuối đời vua Gia Long (1820), triều đình nhà Nguyễn đã điều ba đội quân đến đây xây dựng đồn lũy, chống hải tặc, trấn giữ cửa biển, bảo vệ sự bình yên cho vùng biển này.5

Pháp thuộc (1859–1945)

Chợ cũ Vũng Tàu (1909)

Ngày 10 tháng 2 năm 1859 tức mồng 8 Tết Kỷ Mùi, quan quân nhà Nguyễn đã khai hỏa lần đầu tiên những khẩu súng thần công đặt ở pháo đài Phước Thắng, cao 30 m và cách bờ biển Bãi Trước gần 100 m, bắn vào đoàn chiến thuyền của liên quân Pháp-Tây Ban Nha do tướng Rigault de Genouilly chỉ huy trên đường vào xâm lược Nam Kỳ, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Pháp ở Nam Kỳ. Trong trận này Thống chế Trần Đồng, Tổng chỉ huy lực lượng thủy lục quân nhà Nguyễn đã hy sinh.

  • Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực hành chánh (circonscription administrative) Sài Gòn, theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp.
  • Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị (commune autonome) Cap Saint Jacques. Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại với tiểu khu Bà Rịa, đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1899 thành phố tự trị Cap Saint Jacques thành lập tổng Vũng Tàu gồm 7 xã.
  • Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000 người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.
  • Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Cap Saint Jacques không còn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính thuộc tỉnh Bà Rịa.
  • Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1935 tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thị xã (commune). Năm 1947 tái lập tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định nhập vào, nhưng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành thị xã.
  • Dân số vào thập niên 1930 là 8.100.6

Thời Việt Nam Cộng Hòa (1956–1975)

Quân đội Úc tại Vũng Tàu (1968)

Vũng Tàu được củng cố và phát triển để đáp ứng nhu cầu của một thành phố du lịch và nghỉ mát. Ngoài nghề đánh bắt, chế biến hải sản và trồng trọt nương rẫy truyền thống, nhiều cơ sở hạ tầng được xây dựng, cửa hàng cửa hiệu, cơ sở dịch vụ, phục vụ cho việc ăn chơi, giải trí của các cố vấn Mỹ và các quan chức chính quyền Sài Gòn được khẩn trương hoàn thiện, khiến cho bộ mặt thành phố ngày một hoa lệ.7

Vũng Tàu thời bấy giờ còn là nơi có nhiều trại lính của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, nhiều căn cứ quân sự của Mỹ và quân đồng minh đồn trú. Trong giai đoạn 1964 - 1972, quân đội Hoàng gia Úc đã huy động tổng cộng 61.000 quân Hải, Lục, Không quân đến phục vụ tại Vũng Tàu. Phi trường Vũng Tàu trở thành một sân bay quân sự quan trọng tại Nam phần.

  • Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa giải thể thị xã Vũng Tàu, chuyển thành quận thuộc tỉnh Phước Tuy mới thành lập.
  • Ngày 30 tháng 1 năm 1957, Nghị định số 6-BNV/HC/NĐ của Bộ Nội vụ ấn định các đơn vị hành chánh tỉnh Phước Tuy. Trong đó, quận Vũng Tàu có 1 tổng (Phước Hưng Trung) và được chia thành 5 xã: Thắng Tam, Thắng Nhì, Thắng Nhứt, Sơn Long và Thạnh An. Quận lỵ đặt tại xã Vũng Tàu.8
  • Ngày 20 tháng 3 năm 1958, Bộ Nội vụ tiếp ra Nghị định số 76-BNV/HC/NĐ sửa đội nghị định trước đây. Quận Vũng Tàu bao gồm 5 xã: Vũng Tàu, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Sơn Long. Quận lỵ đặt tại xã Vũng Tàu.8
  • Ngày 1 tháng 2 năm 1960, Nghị định số 114-BNV/NCĐ/NĐ của Bộ Nội vụ đổi tên xã Sơn Long thành xã Long Sơn.
  • Ngày 8 tháng 9 năm 1964, quận Vũng Tàu được cải biến thành thị xã Vũng Tàu trực thuộc trung ương theo Nghị định số 243-BNV/NC của Bộ Nội vụ. Tên chính thường được biết tới tên gọi Đặc khu Vũng Tàu.
  • Ngày 30 tháng 3 năm 1965, Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 55/SL-NV chia địa phận thị xã Vũng Tàu thành nhiều khu phố. Sau đó, ngày 13 tháng 4 năm 1965, tên gọi các khu phố được ấn định như sau: Khu phố Vũng Tàu (từ xã Vũng Tàu), khu phố Thắng Nhứt (từ xã Thắng Nhứt), khu phố Thắng Nhì (từ xã Thắng Nhì), khu phố Thắng Tam (từ xã Thắng Tam). Đồng thời, thành lập thêm khu phố Phước Thắng thuộc thị xã Vũng Tàu trên cơ sở sáp nhập xã Khắc Kỷ và một phần đất xã Phước Tỉnh thuộc quận Long Điền. Xã Long Sơn chuyển về quận Long Lễ, tỉnh Phước Tuy.
  • Ngày 22 tháng 8 năm 1972, Tổng trưởng Nội vụ chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lại ban hành Nghị định số 553-BNV/HCĐP/NÐ, đổi các danh xưng "khu phố" của thị xã thành phường.
  • Ngày 22 tháng 8 năm 1974, các khóm Bình Lợi, Bình Hải và Sao Mai của phường Thắng Nhì được tách ra để lập phường Phước Hải.9

Như vậy, tính đến cuối tháng 4 năm 1975, thị xã Vũng Tàu có tổng cộng 6 phường: Vũng Tàu, Thắng Nhứt, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Hải và Phước Thắng

Giai đoạn 1975–nay

  • Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, thị xã Vũng Tàu được đổi tên thành thành phố Vũng Tàu trực thuộc Cộng hòa Miền Nam Việt Nam mới tiếp quản.
  • Tháng 2 năm 1976, tỉnh Đồng Nai được thành lập trên cơ sở sáp nhập các tỉnh Biên Hòa, Phước Tuy và thành phố Vũng Tàu. Vũng Tàu trở thành thị xã trực thuộc tỉnh Đồng Nai.
  • Ngày 30 tháng 5 năm 1979, Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị xã Vũng Tàu, xã Long Sơn thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Nai và huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Hậu Giang.10 Đặc khu được chia thành 1 quận (Côn Đảo) và 5 phường: Châu Thành, Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam, Phước Thắng và xã Long Sơn.
  • Ngày 14 tháng 5 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 58-HĐBT điều chỉnh địa giới hành chính các phường thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo.11  Theo đó, giải thể 5 phường hiện hữu, thay thế bằng 11 phường mang số thứ tự từ 1 đến 1112 .
  • Tháng 8 năm 1991, Vũng Tàu trở thành thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới thành lập và là tỉnh lỵ tỉnh này.
  • Ngày 16 tháng 9 năm 1999, Vũng Tàu được công nhận là đô thị loại 213 .
  • Ngày 22 tháng 10 năm 2002, thành lập phường 1214 . Ngày 9 tháng 12 năm 2003, thành lập phường Thắng Nhất15 .
  • Ngày 24 tháng 12 năm 2004, thành lập 3 phường: Thắng Tam, Nguyễn An Ninh và Rạch Dừa thuộc thành phố Vũng Tàu16 .
  • Ngày 23 tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu17 .
  • Ngày 16 tháng 12 năm 2014, đổi tên phường 6 thành phường Thắng Nhì18 .

Diện tích - dân số

Bãi Sau, Vũng Tàu đông đúc trong dịp nghỉ lễ
  • Diện tích 141,1 km².
  • Dân số 512.915 người (năm 2016)1 . Theo thống kê thì tính đến tháng 9/2013 thành phố có 85.341 hộ với tổng số 472.793 nhân khẩu được quản lý thông qua hệ thống phần mềm quản lý nhân khẩu, hộ khẩu của Công an Thành phố. Nếu tính cả những người đang làm việc và sinh sống lâu năm nhưng không có hộ khẩu tại Vũng Tàu thì dân số thực tế lớn hơn rất nhiều.
  • Hiện nay thành phố đang triển khai đầu tư xây dựng khu đô thị Chí Linh nằm trên đường Bình Giã.

Các đơn vị hành chính

Diện tích và dân số của các đơn vị hành chính (năm 2016)
  • Phường 1: diện tích: 1,37 km², dân số: 23.672 người
  • Phường 2: diện tích: 2,93 km², dân số: 25.917 người
  • Phường 3: diện tích: 0,9 km², dân số: 29.349 người
  • Phường 4: diện tích: 0,82 km², dân số: 26.745 người
  • Phường 5: diện tích: 3,9 km², dân số: 23.982 người
  • Phường 7: diện tích: 1,63 km², dân số: 42.725 người
  • Phường 8: diện tích: 2,46 km², dân số: 27.361 người
  • Phường 9: diện tích: 3,22 km², dân số: 26.824 người
  • Phường 10: diện tích: 3,7 km², dân số: 25.732 người
  • Phường 11: diện tích: 10,7 km², dân số: 31.638 người
  • Phường 12: diện tích: 34,3 km², dân số: 33.184 người
  • Phường Thắng Nhất: diện tích: 4,4 km², dân số: 35.846 người
  • Phường Thắng Nhì: diện tích: 2,7 km², dân số: 28.548 người
  • Phường Thắng Tam: diện tích: 2,5 km², dân số: 27.315 người
  • Phường Nguyễn An Ninh: diện tích: 3,9 km², dân số: 28.947 người
  • Phường Rạch Dừa: diện tích: 3,2 km², dân số: 26.763 người
  • Xã đảo Long Sơn: diện tích: 57 km², dân số: 19.367 người

Kinh tế

Một giàn khoan dầu khí trên khu vực mỏ Bạch Hổ ngoài khơi Vũng Tàu.

Vũng Tàu có thế mạnh về phát triển dầu khí, cảng biển và du lịch.

  • Nằm trên thềm bờ biển của một khu vực giàu dầu khí và khí đốt, Vũng Tàu hay cả tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt Nam, nơi có trụ sở của Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô (Vietsovpetro). Nơi duy nhất ở Việt Nam có khu nhà tập thể dành cho các chuyên gia Nga làm việc trong lĩnh vực khai thác dầu khí sinh sống cùng gia đình và trường học cho con em họ. Hiện có khoảng trên 3000 người Nga đang sinh sống và làm việc tại đây. Trên địa bàn thành phố hiện có 2 khu công nghiệp lớn là Khu công nghiệp Đông xuyên (160 Ha), Khu công nghiệp dầu khí Long Sơn (1.250 Ha) hiện đang triển khai dự án nhà máy lọc dầu Long Sơn và tổ hợp hóa dầu Miền nam. Ngoài ra thành phố còn có hơn 10 cảng biển và cảng sông phục vụ ngành dầu khí, quốc phòng, đóng tàu và xuất nhập khẩu, hiện thành phố cũng đang triển khai dự án cảng trung chuyển Container quốc tế Sao Mai - Bến Đình.
  • Nghề thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ của Vũng Tàu cũng phát triển. Những đồ trang sức được làm công phu từ các sản phẩm như vỏ ốc, đồi mồi...
  • Là trung tâm hành chính- chính trị- kinh tế- văn hóa tỉnh BR-VT, Vũng Tàu được nhiều người biết đến không chỉ với hình ảnh một thành phố biển tươi đẹp, quyến rũ, mà còn là một trong những địa phương làm tốt công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước. Năm năm qua (2005-2010), đã có thêm 51 dự án nước ngoài có vốn đầu tư đăng ký 6,806 tỷ USD và trong 3 năm 2007- 2009, có 11 dự án trong nước đã được cấp phép với vốn đăng ký 12.457 tỷ đồng. Từ nguồn ngân sách tỉnh tăng cường, cùng một phần ngân sách của nguồn vượt thu, thành phố đã từng bước hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng cơ sở. Nhiều công trình trọng điểm trong các lĩnh vực giao thông, cấp thoát nước, trường học, trạm y tế, trụ sở văn phòng làm việc và các công trình phúc lợi khác hoàn thành đã phát huy hiệu quả, thúc đẩy kinh tế- xã hội thành phố phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.
Đường Hạ Long dưới chân núi Nhỏ.
  • 20 năm qua (1/11/1991 – 1/11/2011) với tốc độ tăng trưởng hàng năm bình quân là 18%/năm, TP. Vũng Tàu đã không ngừng vươn lên về mọi mặt để xứng đáng với vai trò là một đô thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Phát triển kinh tế tại TP. Vũng Tàu trong những năm qua không chỉ đạt được sự tăng trưởng cao mà còn bảo đảm những yêu cầu của sự phát triển bền vững, theo đúng định hướng, cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương. Tổng sản phẩm nội địa (không tính dầu khí) tăng bình quân hàng năm 22,6%. Thu nhập bình quân đầu người (không tính dầu khí) đạt 6.060 USD/người/năm. Doanh thu ngành dịch vụ năm 2011 là 9.000 tỷ đồng, gấp 170 lần so với năm 1992. Trong đó, doanh thu dịch vụ du lịch đến năm 2011 ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng gấp 100 lần so với năm 1992. Tổng thu ngân sách năm 2011 ước đạt 2.500 tỷ đồng, gấp 179 lần so với thời điểm mới thành lập thành phố. Đời sống nhân dân được nâng cao, không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,02%.
  • Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng theo hướng dịch vụ - công nghiệp – chế biến trong đó dịch vụ – du lịch chiếm 71,01%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 14,01%; hải sản: 14,98%.Phấn đấu GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 12.000 USD. Trong đó, chú trọng tăng vốn đầu tư cho ngành thương mại (tăng bình quân 29%/năm), doanh thu tăng bình quân 35%/năm. Trên địa bàn thành phố hiện có 2 Khu công nghiệp tập trung là: Khu Công nghiệp Đông Xuyên và Khu Công nghiệp Dầu khí Long Sơn.
  • Ngoài ra, dự án Trung tâm hành chính TP.Vũng Tàu cũng đang được khẩn trương tiến hành để chào mừng 20 năm thành lập tỉnh và 20 năm thành lập TP.Vũng Tàu (1991 - 2011). Hiện nay, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án nhanh chóng triển khai việc thỏa thuận địa điểm xây dựng dự án, lập quy hoạch và thiết kế, giải phóng mặt bằng, tổ chức thi tuyển quy hoạch và thiết kế công trình, lập dự án đầu tư xây dựng, tổ chức đấu thầu. Việc xây dựng Khu trung tâm hành chính TP.Vũng Tàu mới tại phường 11 nhằm đáp ứng được quy mô một Trung tâm hành chính của đô thị loại I.

Hiện nay thành phố đang triển khai xây dựng khu đô thị Chí Linh nằm trên đường Bình Giã.

Giao thông

  • Hiện nay, 100% tuyến đường giao thông chính của TP.Vũng Tàu đã bê tông nhựa hóa. Trong đó, tuyến đường Hạ Long-Quang Trung-Trần Phú chạy dọc Bãi Trước được Bộ Giao thông Vận tải công nhận là "con đường đẹp nhất Việt Nam". Hơn 96% ngõ hẻm được xây sửa, nâng cấp khang trang bằng phương thức "nhà nước, nhân dân cùng làm". Ngay xã Long Sơn, hiện cũng không còn là xã đảo biệt lập, bởi hệ thống cầu đường khang trang không chỉ nối liền đảo với các khu dân cư, mà đã mở hướng phát triển cho vùng đảo đầy tiềm năng, hòa nhập vào dòng chảy phát triển chung. Các tuyến đường giao thông kết nối liên vùng với các đô thị khác cũng đang trong quá trình đầu tư và chuẩn bị đầu tư như mở rộng quốc lộ 51 (Vũng Tàu - Biên Hòa) rộng 8 làn xe dài 90 km, hoàn thành năm 2012, xây mới tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối với đường cao tốc Bắc Nam, dự án đường sắt cao tốc Vũng Tàu - Biên Hòa - Thành phố Hồ Chí Minh kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia, xây dựng Sân bay Quốc tế Gò Găng - BRVT trên đảo Gò Găng để di dời sân bay Vũng Tàu... các dự án hạ tầng giao thông này khi hoàn thành sẽ thúc đẩy kinh tế thành phố phát triển nhanh hơn.

Các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố

  • Hạ Long
  • Thuỳ Vân
  • Trần Phú
  • Lê Lợi
  • 3 Tháng 2 (Quốc lộ 51C)
  • 30 Tháng 4 (Quốc lộ 51)
  • Lê Hồng Phong
  • Ba Cu
  • Trương Công Định
  • 2 Tháng 9
  • Nguyễn An Ninh
  • Nguyễn Thái Học
  • Hoàng Hoa Thám

Các con đường bị đổi tên sau năm 1975

  • Đường Lê Văn Duyệt nay là đường Trần Phú
  • Đường Võ Tánh nay là đường Hạ Long
  • Đường Nguyễn Tri Phương nay là đường Lê Hồng Phong
  • Đường Nguyễn Thái Học nay là đường Ba Cu
  • Đại lộ Gia Long nay là đường Thống Nhất
  • Đường Duy Tân nay là đường Lê Quý Đôn
  • Đường Phạm Phú Quốc nay là đường Trần Nguyên Hãn
  • Đường Khưu Văn Ba nay là đường Phùng Khắc Khoan
  • Đường Phan Thanh Giản nay là đường Lý Tự Trọng
  • Đường Thành Thái nay là đường Lê Ngọc Hân
  • Đường Tạ Thu Thâu nay là đường Đồng Khởi
  • Đường Triệu Ẩu nay là đường Bà Triệu
  • Đường Cường Để nay là đường Phạm Ngũ Lão
  • Đường Ngô Tùng Châu nay là đường Ngô Văn Huyên
  • Đường Châu Văn Tiếp nay là đường Trần Đồng
  • Đường nhỏ số 7 nay là đường Võ Thị Sáu

Giáo dục

Về mặt hành chính, Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố chỉ quản lý các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Các trường đại học, cao đẳng và trung học phổ thông do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quản lý.

Hệ thống giáo dục mầm non và phổ thông công bố đều trên các khu dân cư trong thành phố. Theo thống kê hiện tại, trên địa bàn thành phố Vũng Tàu có 43 trường mầm non, 24 trường tiểu học, 17 trường trung học cơ sở và 9 trường trung học phổ thông.19 20 Trong số các trường phổ thông có 5 trường dân lập và tư thục, trong đó có 1 trường đào tạo hai bậc học (trường Lê Hồng Phong) và 1 trường đào tạo 3 bậc học (trường Nguyễn Thị Minh Khai). Bên cạnh đó, thành phố còn có 39 trung tâm ngoại ngữ do các doanh nghiệp tư nhân đầu tư.

Cơ sở 2 của Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu

Về giáo dục đại học, cao đẳng và trung cấp, trên toàn thành phố có 6 trường. Trong đó Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu, một trường dân lập đa ngành, hoạt động tại 3 cơ sở trên toàn thành phố. Trường đại học Mỏ Địa Chất (cơ sở Vũng Tàu). Hệ cao đẳng có 4 trường là Trường Cao đẳng Cộng đồng Bà Rịa-Vũng Tàu, Cao đẳng Nghề Bà Rịa-Vũng Tàu, Cao đẳng Nghề Du lịch Vũng Tàu và Cao đẳng Nghề Dầu khí. Hiện tại Ủy ban Nhân dân tỉnh đang có đề án sáp nhập trường Cao đẳng Cộng đồng BR-VT vào Trường Cao đẳng nghề nhằm kiện toàn bộ máy tổ chức và nâng cao năng lực các trường nghề trên địa bàn tỉnh. Hệ Trung học chuyên nghiệp có 1 trường là: Trường Trung học Y tế Bà Rịa-Vũng Tàu.

Y tế

TP.Vũng Tàu có 2 bệnh viện và nhiều trung tâm y tế phường, xã

  • Bệnh viện Lê Lợi
  • Bệnh viện Vietsovpetro
  • Trung tâm y tế TP.Vũng Tàu

Lễ hội văn hóa

  • Lễ hội nghinh Ông- Vũng Tàu - Tục thờ cá Ông
Vung Tau Lang Ca Ong Temple.JPG Hoạt động diễu hành trong Lễ hội Nghinh Ông

Đây là lễ hội dân gian truyền thống của ngư dân Vũng Tàu và là dịp quan trọng nhất để ngư dân tri ân Cá Ông (cá voi), vị cứu tinh theo quan niệm của những người đánh cá và làm nghề biển nói chung. Lễ hội nghinh Ông được tổ chức vào ngày 16, 17, 18 tháng 8 âm lịch hàng năm tại Đình Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu. Lễ hội đi kèm với diệu hành rước kiệu, hình tượng Cá Ông và biểu diễn nghệ thuật trên các tuyến đường trung tâm thành phố.

  • Lễ hội Đình thần Thắng Tam

Tổ chức 4 ngày, từ ngày 17 đến 20 tháng 2 âm lịch.

  • Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành

Tổ chức từ ngày 16 đến 18/10 âm lịch tại Miếu bà Ngũ Hành, nằm bên cạnh đình thần Thắng Tam, đường Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam.

  • Lễ hội bắn súng Thần Công

Tổ chức vào những dịp khai hội đầu năm và các sự kiện lịch trọng đại của thành phố và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Địa điểm: di tích Bạch Dinh, số 10 đường Trần Phú.

  • Đại lễ kính Đức Maria, mẹ Thiên Chúa.

Được tổ chức tại Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu vào ngày 1 tháng 1 dương lịch hàng năm nhằm mừng kính Đức Maria, mẹ Thiên Chúa bổn mạng của Giáo phận Bà Rịa do chính Đức Giám mục Giáo phận chủ sự cùng với các linh mục trong giáo phận với sự tham dự của hàng vạn tu sĩ nam nữ.

Danh lam thắng cảnh - Du lịch

Một con đường lớn ven biển ở Bãi Trước Nhà Lớn Long Sơn Bãi Sau Vũng Tàu nhìn từ trên núi Nhỏ Tượng Chúa Kitô trên núi Nhỏ, Vũng Tàu

Các địa điểm tham quan

  • Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu(Trần Phú, Phường 5).
  • Tượng Chúa Ki Tô Vua (Hạ Long, Phường 2).
  • Nhà thờ Vũng Tàu (Thống Nhất, Phường 1).
  • Đan viện Xito Thánh mẫu Phước Hải (Trần Phú,Phường 5).
  • Đình Thắng Tam (Hoàng Hoa Thám, Phường 2).
  • Thích Ca Phật Đài (Trần Phú, Phường 5).
  • Linh sơn cổ tự (Hoàng Hoa Thám, Phường 2).
  • Niết Bàn Tịnh xá (Hạ Long, Phường 2).
  • Bạch Dinh (Trần Phú, Phường 1).
  • Nhà Lớn Long Sơn (Xã Long sơn).
  • Đèn Hải Đăng (Núi Nhỏ, Phường 2).
  • Mũi nghinh Phong (Hạ Long, Phường 2).
  • Đền thờ Liệt sĩ TP. Vũng Tàu.
  • Thánh thất Cao Đài Vũng Tàu (Phường 4)
  • Pháo đài cổ Phước Thắng (Núi Lớn)
  • Hồ Mây trên đỉnh Núi Lớn

Các khu văn hóa, vui chơi, giải trí

  • Công viên bãi Trước.
  • Quảng trường Trưng Vương.
  • Công viên nước Vũng Tàu.
  • Công viên Trần Hưng Đạo.
  • Công viên Tam Giác (bãi Trước)
  • Cung văn hóa Thiếu nhi.
  • Khu du lịch Hồ Mây
  • Nhà văn hóa Thanh niên.
  • Nhà văn hóa lao động Vietsovpetro.
  • Nhà thi đấu đa năng.
  • Sân vận động Lam Sơn.
  • Lotte Mart
  • Lam Sơn Square
  • Imperial Plaza Vũng Tàu

Bãi biển

Vũng Tàu có những bãi biển lý tưởng để nghỉ mát mà thiên nhiên đã ban tặng như:

  • Bãi Sau: Nằm phía Nam Vũng Tàu, còn có tên là Thùy Vân hay còn có tên là Thùy Dương, chạy dài gần 10 km. Đây là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, bãi cát dài phẳng.
  • Bãi Trước: Còn gọi là bãi Tầm Dương do có thể ngắm mặt trời lặn vào mỗi buổi chiều, Bãi Trước có những hàng dừa chạy dọc theo bờ biển và giống như một vịnh nhỏ ít sóng và có hình vòng cung khá đẹp;
  • Bãi Dâu: Còn gọi là bãi Phương Thảo, dài 3 km, thơ mộng và tĩnh mịch;
  • Bãi Dứa: Còn gọi là bãi Hương Phong, một bãi tắm nhỏ nhưng khá xinh xắn.

Chùa Thích Ca Phật Đài

Đây là một trong những ngôi chùa lớn nhất của Vũng Tàu tọa lạc trên đường Trần Phú. Cổng chùa được xây dựng công phu bằng xi măng cốt thép, trên bằng đá hoa khắc 4 chữ "Thích ca Phật đài", trong Chùa có Bảo Tháp, trong tháp có ngọc Xá Lợi của đức phật, tượng Phật tổ ngồi trên toà sen và nhiều di vật của đạo Phật và là một công trình kiến trúc độc đáo. Khi xây dựng bảo tháp người ta đã sử dụng các vật liệu được mang từ quê hương của đức phật.

Tượng Chúa Kitô

Tượng Chúa Kitô Vua trên đỉnh núi Nhỏ, được xây năm 1974 là một địa điểm tôn giáo, thuộc Giáo phận Bà rịa do giáo xứ Vũng Tàu quản lý. Công trình bị gián đoạn một thời gian sau đó được sự ủy quyền của Đức Giám mục Xuân lộc, linh mục Phê rô Trần Văn Huyên chánh xứ Vũng Tàu cùng với bà con giáo dân khắp mọi nơi đã tham gia tái thiết công trình. Đến năm 1994 công trình hoàn thành và chính thức đón tiếp mọi du khách, đây cũng là một trong những địa điểm được du khách tham quan nhiều nhất. Tượng Chúa Kitô Vua ở Vũng Tàu (Việt Nam) cao 32 m, được coi là tượng Chúa cao nhất thế giới trong khi Tượng Chúa Kitô Cứu Thế (Rio de Janeiro) ở Brasil cao 30 m.

Bạch Dinh

Năm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 40 năm trước. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc Roman gồm 3 tầng, cao 19 m với lưng tựa vào Núi Lớn. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công. Ngày nay Bạch Dinh là nơi trưng bày các cổ vật gốm, sứ được trục vớt từ các tàu thuyền cổ của nước ngoài bị đắm ngoài khơi Vũng Tàu, Bạch dinh là địa điểm du lịch không thể thiếu trong hành trình tham quan thành phố biển Vũng Tàu.

Núi Nhỏ, Núi Lớn

Núi Nhỏ là một trong hai ngọn núi tại thành phố Vũng Tàu, nằm sát biển. Dưới chân núi là con đường ven biển Hạ Long được công nhận là con đường đẹp nhất Việt Nam với nhiều khách sạn, nhà hàng, quán cà phê. Trên núi có ngọn Hải đăng Vũng Tàu và Tượng Chúa Kitô Vua nổi tiếng.

Núi Lớn là một trong hai ngọn núi đẹp của thành phố biển. Trên núi này có Bạch Dinh và Thích Ca Phật Đài, trên núi có khu du lịch Hồ Mây, có cáp treo đưa khách từ chân núi lên đỉnh núi. Xung quanh núi có con đường ven biển Trần Phú bao quanh dọc theo các bãi biển đẹp. Đang có dự án cáp treo nối hai ngọn núi này với nhau.

Thành phố kết nghĩa

Vũng Tàu đã ký kết văn bản kết nghĩa và hợp tác với các thành phố sau:

  • Úc Darwin, Lãnh thổ Bắc Úc, Úc
  • Úc Parramatta, New South Wales, Úc21
  • Azerbaijan Baku, Azerbaijan (1980s)
  • Azerbaijan Ganja, Azerbaijan22
  • Indonesia Padang, Indonesia23
  • Hoa Kỳ Newport Beach, California, Hoa Kỳ
  • Việt Nam Hạ Long
  • Việt Nam Yên Bái

Hình ảnh Vũng Tàu

  • Bãi Trước.

  • Núi Lớn.

  • Cáp treo lên Khu du lịch sinh thái Hồ Mây.

  • Nhà ga tàu cánh ngầm.

  • Mũi Nghinh Phong nhìn từ tượng Chúa Ki-tô.

  • Hoàng hôn trên biển.

  • Bãi biển Vũng Tàu

Chú giải

  1. ^ a ă â b c “Giới thiệu thành phố Vũng Tàu”. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Truy cập 6 tháng 9 năm 2015. 
  2. ^ Mai Thắng (18 tháng 4 năm 2012). “Bà Rịa- Vũng Tàu rục rịch dời trung tâm hành chính”. vov.vn. Truy cập 25 tháng 7 năm 2012. 
  3. ^ [vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=166897 “Quyết định số 612/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”] Kiểm tra giao thức |url= (trợ giúp). Ngày 23 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2015. 
  4. ^ Châu Đạt Quan. Sài Gòn: Kỷ Nguyên Mới. tr. 21–22.  Đã bỏ qua tham số không rõ |năm xuất bản= (trợ giúp); |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)
  5. ^ a ă â “Thành phố Vũng Tàu thời gian và những chặng đường”. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. 2 tháng 1 năm 2013. Truy cập 6 tháng 9 năm 2015. 
  6. ^ Gauthier, Julien. L'Indochine au travail dans la paix française. Paris: Eyrolles, 1949. Tr 198
  7. ^ “Vũng Tàu Thời QLVNCH”. 
  8. ^ a ă “Sự thay đổi địa giới hành chính và quân sự của chính quyền Sài Gòn giai đoạn 1955 - 1963 tại Bà Rịa - Vũng Tàu”. 
  9. ^ “Lược sử hình thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu”. Website Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 7 tháng 4 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2015. 
  10. ^ “Nghị quyết của Quốc hội ngày 30 tháng 5 năm 1979 v/v thành lập Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo”. 
  11. ^ “Quyết định số 58-HĐBT ngày 14/05/1986”. 
  12. ^ Quyết định 58-HĐBT điều chỉnh địa giới hành chính phường đặc khu Vũng Tàu Côn Đảo
  13. ^ Quyết định 186/1999/QĐ-TTg công nhận thành phố Vũng Tàu là đô thị loại II
  14. ^ Nghị định 83/2002/NĐ-CP thành lập xã, phường thuộc huyện Châu Đức, Xuyên Mộc, thị xã Bà Rịa thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  15. ^ Nghị định 152/2003/NĐ-CP thành lập xã phường thuộc thành phố Vũng Tàu huyện Tân Thành, chia Long Đất thành Long Điền Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  16. ^ Nghị định 212/2004/NĐ-CP điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập phường, xã thuộc thành phố Vũng Tàu huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
  17. ^ “Thành phố Vũng Tàu là đô thị loại I”. Báo Điện tử Chính phủ nước CHXNCN Việt Nam. Truy cập 15 tháng 2 năm 2015. 
  18. ^ Nghị quyết 94/NQ-CP năm 2014 về đổi tên phường 6 thành phường Thắng Nhì thuộc thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Chính phủ ban hành
  19. ^ “Danh sách các trường tiểu học TP Vũng Tàu”. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tp Vũng Tàu. 
  20. ^ “Danh sách các trường THCS TP. Vũng Tàu”. Phòng Giáo dục và Đào tạo Tp Vũng Tàu. 
  21. ^ “Parramatta City Hoists Vietnamese Flag | Parramatta City Council”. www.parracity.nsw.gov.au. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2015. 
  22. ^ “Twin-cities of Azerbaijan”. Azerbaijans.com. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2013. 
  23. ^ http://www.antarasumbar.com/berita/padang/d/2/258943/padang-kerja-sama-dengan-kota-vung-tau.html

(Nguồn: Wikipedia)

Từ khóa » Vị Trí Vũng Tàu