Thanh Toán TT Là Gì? Quy Trình Thanh Toán TT Chi Tiết

Mục lục

Bạn có biết phương thức thanh toán TT (Telegraphic Transfer) là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay, chiếm đến gần 60% trong tỷ trọng các phương thức được doanh nghiệp xuất nhập khẩu lựa chọn.

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu mà muốn hiểu tường tận về phương thức thanh toán này? leanh.edu.vn gửi tới bạn đọc những chia sẻ bổ ích về loại hình này thông qua bài viết dưới đây:

1. Phương thức thanh toán TT là gì ?

Thanh toán TT được viết tắt là Telegraphic transfer, có nghĩa là chuyển tiền bằng điện.

Đây là một hình thức thanh toán quốc tế mà theo đó ngân hàng sẽ tiến hành chuyển một số tiến cho bên bán hàng trước hoặc sau khi nhận hàng bằng phương tiện chuyển tiền điện Swift/telex dựa trên sự chỉ định của bên mua hàng.

Trên thực tế, chúng ta có thể thực hiện chuyển tiền theo hai hình thức:

- Thanh toán TT trả trước: Với phương thức thanh toán này, bên nhập khẩu sẽ tiến hành thanh toán tiền của đơn hàng cho bên xuất khẩu trước khi nhận được hàng.

- Thanh toán TT trả sau: Với phương thức thanh toán này , bên nhập khẩu sẽ thanh toán số tiền của đơn hàng cho bên xuất khẩu sau khi đã nhận đủ hàng và chứng từ

2. Các bên tham gia phương thức thanh toán TT

- Người chuyển tiền (Remitter): Bên mua hàng, bên nhập khẩu

- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): Ngân hàng chuyển tiền theo lệnh của bên mua hàng

- Ngân hàng đại lý (Agent bank): Ngân hàng phục vụ người hưởng thụ, có quan hệ đại lý với Remitter

- Người hưởng thụ: Người bán – nhận được tiền thanh toán từ bên mua

3. Quy trình thanh toán TT

Để quá trình thanh toán được diễn ra suôn sẻ, khách hàng cần phải cung cấp một số chứng từ sau:

- Đối với phương thức thanh toán TT trả trước:

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ
  • Lệnh chuyển tiền
  • Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu

- Đối với phương thức thanh toán TT trả sau:

  • Hợp đồng mua bán ngoại thương
  • Hợp đồng mua bán ngoại tệ
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại
  • Vận đơn
  • Lệnh chuyển tiền

3.1. Đối với hình thức thanh toán TT trả trước

Giải thích quy trình:

(1) Người nhập khẩu cần lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền thanh toán cho người thụ hưởng.

(2) Ngân hàng đại lý (phục vụ người xuất khẩu) chuyển tiền cho người thụ hưởng thông

(3) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.

(4) Người xuất khẩu giao hàng đi kèm bộ chứng từ cho người nhập khẩu để họ có thể nhận hàng

(5) Ngân hàng chuyển tiền, sau ghi nợ, báo nợ cho người nhập khẩu.

Với hình thức chuyển tiền này người xuất khẩu đã nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ bị thiệt hại do bên mua nợ hay bị chiếm dụng hàng hóa. Tuy nhiên, hình thức này lại bất lợi cho người nhập khẩu vì người nhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán rồi nhưng chưa nhận được hàng và đang trong tình trạng chờ người xuất khẩu giao hàng. Nếu có vấn đề gì xảy ra (tắc biên , tai nạn …) người xuất khẩu chậm trễ giao hàng, người nhập khẩu sẽ bị thiệt.

3.2. Đối với hình thức thanh toán TT trả sau

Giải thích quy trình:

(1) Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ cho người nhập khẩu.

(2) Sau khi nhận được hàng, người nhập khẩu cần lập lệnh yêu cầu ngân hàng chuyển tiền thanh toán cho người thụ hưởng.

(3) Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra hồ sơ và phát lệnh thanh toán cho ngân hàng đại lý

(4) Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.

(5) Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho người nhập khẩu.

Học Xuất Nhập Khẩu Online Từ Con Số 0 - Trọn Bộ Khóa Học Chỉ Từ 599K

4. Ưu điểm và rủi ro của hình thức thanh toán TT

Ưu điểm:

- Nghiệp vụ đơn giản, nhanh chóng

- Chi phí thanh toán TT tiết kiệm hơn

- Bộ chứng từ không quá khắt khe vì họ không phải chịu sức ép rủi ro phát sinh

- Đối với khách hàng: Thủ tục thuận lợi cho người chuyển tiền. Chuyển theo phương thức điện chuyển tiền , bên xuất khẩu nhanh chóng thu được tiền từ ngân hàng

- Đối với ngân hàng: Đây là khâu trung gian chỉ thực hiện lệnh yêu cầu chuyển tiền từ bên nhập khẩu sang bên xuất khẩu để hưởng hoa hồng mà không bị ràng buộc pháp lý về mặt chứng từ hàng hóa

Rủi ro:

Thanh toán TT trả trước:

- Rủi ro về phía người mua hàng, vì không biết hàng hóa của mình sẽ như thế nào. Người bán có thể là nhận tiền mà không giao hàng hoặc giao chậm trễ, quá trình vận chuyển trên đường có xảy ra hỏng hóc, người bán làm hàng kém chất lượng…

- Người bán cũng có thể chịu rủi ro chênh lệch tỷ giá ngoại tệ do 2 bên chưa rõ ràng trong hợp đồng mua bán

Thanh toán TT trả sau:

- Rủi ro về phía người bán hàng do người mua chậm lập lệnh chuyển tiền (có thể là thiếu thiện chí thanh toán, quỵt nợ …)

- Nếu người mua không nhận hàng, thì bên bán sẽ mất phí hoàn hàng đồng thời có thể chịu rủi ro sản phẩm móp méo, lỗi thông qua quá trình vận chuyển

- Bên xuất khẩu còn thiệt hại do thu hồi vốn chậm ảnh hưởng đến dây chuyền sản xuất.

Phương thức thanh toán TT diễn ra đơn giản, nhanh chóng. Nhưng mức độ rủi ro cho 2 bên xuất nhập khẩu khá cao. Vì thế chúng ta cần có những giải pháp giảm thiểu rủi ro cho hình thức này

5. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi thanh toán TT

- Không nên sử dụng TT 100% trước toàn bộ hợp đồng, nếu đơn hàng gấp hợp đồng giá trị nhỏ có thể áp dụng tuy nhiên vẫn phải tìm hiểu rất kỹ về nhà cung cấp của mình

- Văn bản hợp đồng phải có các điều khoản chặt chẽ liên quan tới việc người bán giao hàng không đúng tiến độ, hoặc hàng thiếu, sai quy cách.

- Chỉ nên áp dụng TT trả trước từng phần có nghĩa là trả trước 40% phần còn lại thanh toán bằng hình thức khác theo thỏa thuận.

Hy vọng, bài viết của Lê Ánh đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về Phương Thức Thanh Toán TT, Quy Trình Thanh Toán TT và cách giảm thiểu những rủi ro khi thanh toán. Để có thêm kiến thức trong lĩnh vực xuất nhập khẩu bạn có thể tham khảo thêm tại mục xuất nhập khẩu của Leanh.edu.vn

Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: xuatnhapkhauleanh.edu.vn

Khóa học này dành cho người chưa biết gì, muốn tìm hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu thực tế để có thể làm nghề. Khi hoàn thành khóa học, các bạn sẽ tự tin khi đi ứng tuyển tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu - Logistics.

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khóa học xuất nhập khẩu online

Khi tham gia các khóa học tại Leanh.edu.vn bạn được học bất cứ khi nào, không giới hạn thời gian và số lượt học. Trong quá trình học, các bạn có thể trao đổi với giảng viên, học viên trong phần Hỏi - Đáp dưới video bài giảng.

Leanh.edu.vn chúc các bạn học tập hiệu quả!

>>>> Tham khảo thêm:

  • Outsourcing Là Gì? Các Hình Thức Outsourcing Hiện Nay
  • Dropshipping Là Gì? Cách Làm Dropshipping
  • Cross Docking Là Gì? Tìm Hiểu Về Kỹ Thuật Cross Docking

Từ khóa » Thanh Toán T/t Là Gì