Thanh Tra Viên Là Gì? Tiêu Chuẩn Trở Thành Thanh Tra Viên?
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Thanh tra viên là gì?
- 2 2. Trách nhiệm của thanh tra viên:
- 3 3. Tiêu chuẩn trở thành Thanh tra viên:
1. Thanh tra viên là gì?
Trước tiên thì thanh tra viên được xác định là bộ phận công chức, sỹ quan Quân đội nhân dân, sỹ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước. Bên cạnh đó theo như quy định tại Điều 38 Luật thanh tra 2022 cũng có quy định về khái niệm thanh tra viên là: “Thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật“.
Thanh tra viên được giao chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô và tính chất phức tạp trung bình; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
2. Trách nhiệm của thanh tra viên:
Thanh tra viên có trách nhiệm được quy định tại Điều 4 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
– Thanh tra viên phải là những người công dân gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật; có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra.
– Trong quá trình thanh tra, Thanh tra viên phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của thanh tra trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn thanh tra, người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
Như vậy, nghĩa vụ của thanh tra viên trong hoạt động hoạt đồng thanh tra và quản lý nhà nước theo như quy định của pháp luật hiện hành thì ngày càng có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển ở nước ta hiện nay, trong đó có các cơ quan thanh tra. Bên cạnh đó, nhiệm vụ được nêu ở trên đối với việc áp dụng vào thực tế trong hoạt động thanh tra của thành tra viên còn nhằm mục đích điều tra ra những sơ hở, thiếu sót, yếu kém trong công tác quản lý và phát hiện những nội dung về quản lý nhà nước còn chưa phù hợp với yêu cầu thực tế khách quan, từ những kết quả điều tra đó sẽ đưa ra các biện pháp sửa đổi, bổ sung và khắc phục kịp thời có ý nghĩa tích cực trong việc củng cố trật tự, kỷ cương và hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước.
3. Tiêu chuẩn trở thành Thanh tra viên:
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì tiêu chuẩn các ngạch thanh tra phải phù hợp với tiêu chuẩn chung của các ngạch công chức. Đối với mỗi ngạch thanh tra viên gắn với mức độ chức trách sẽ xác định được các yêu cầu về nhiệm vụ của ngạch, độ khó và phức tạp của nhiệm vụ tăng dần theo từng ngạch và có những đặc thù riêng của công chức thanh tra, thể hiện được các yêu cầu về chức trách, nhiệm vụ phù hợp với nội dung và mục đích của hoạt động thanh tra.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang giữ ngạch chuyên viên Phòng Tư pháp cho đến nay đã hơn 15 năm, nhưng nay nếu tôi chuyển qua ngành Thanh tra huyện. Tôi đã hội tụ và bằng cấp, chứng chỉ đầy đủ thì có được công nhận là Thanh tra viên không ?
Luật sư tư vấn:
Điều 39 Luật thanh tra 2022 quy định tiêu chuẩn chung để được bổ nhiệm thanh tra viên như sau:
– Người trở thành thanh tra phải là à công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác đối với Thanh tra viên của cơ quan thanh tra được thành lập theo quy định của pháp luật hoặc quy định khác của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật thanh tra năm 2022.
– Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là người có phẩm chất đạo đức tốt; có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.
– Là người có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, có kiến thức quản lý nhà nước và có sự am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên trong lĩnh vực chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về việc thực hiện chuyên ngành đó.
– Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên và có chứng chỉ khác theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
– Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra không kể thời gian tập sự hoặc có ít nhất có 05 năm công tác trở lên đối với cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác được chuyển sang cơ quan thanh tra.
Thanh tra viên có các ngạch từ thấp đến cao như sau:
– Thanh tra viên;
– Thanh tra viên chính;
– Thanh tra viên cao cấp.
Thanh tra viên được xét nâng ngạch khi thanh tra viên đó đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn theo quy định tại cac điều 39,40,41 Luật thanh tra năm 2022. Đồng thời, thanh tra viên đó cũng phải đáp ứng thêm điều kiện sau:
a) Có thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ trong thời gian giữ ngạch công chức hiện giữ, được cấp có thẩm quyền công nhận;
b) Được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý gắn với yêu cầu của vị trí việc làm.
– Đối với thanh tra viên được nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên lên ngạch Thanh tra viên chính ngoài yêu cầu về thành tích xuất sắc trong hoạt động công vụ còn có danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo công trạng và thành tích đạt được trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ: được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trở lên hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
– Đối với thanh tra viên được nâng ngạch từ ngạch Thanh tra viên chính lên ngạch Thanh tra viên cao cấp ngoài việc có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện công vụ còn có danh hiệu thi đua như: được khen thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất hoặc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quốc.
Theo thông tin bạn cung câp, bạn đang giữ ngạch chuyên viên Phòng Tư pháp cho đến nay đã hơn 15 năm, hiện tại muốn qua ngành Thanh tra. Do đó, bạn phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 39,40,41 Luật Thanh tra và các tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể tại Điều 7 của Nghị định 43/202/NĐ-CP. Cụ thể, nếu bạn muốn được công nhận là Thanh tra viên phải đáp ứng điều kiện về tiêu chuẩn nghiệp vụ về năng lực, trình độ, thâm niên công tác theo quy định.
Như vậy, tương ứng với độ khó về chức trách, nhiệm vụ đó mà định ra các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ, kinh nghiệm công tác cho phù hợp, đảm bảo thực thi có hiệu quả chức trách, nhiệm vụ của ngạch. Bên cạnh đó thì tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên theo như quy định của pháp luật hiện hành đã phải giải quyết một cách khoa học hợp lý giữa các yếu tố đảm bảo có thể lượng hóa và gắn với chỉ số đánh giá về tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên một cách cụ thể nhất.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật thanh tra năm 2022;
– Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thanh tra.
Từ khóa » Tiêu Chuẩn Của Thanh Tra Viên Về Dược
-
Tiêu Chuẩn Thanh Tra Viên Dược - Ngân Hàng Pháp Luật
-
Thanh Tra Viên Là Ai? Tiêu Chuẩn Trở Thành Thanh Tra Viên được Quy ...
-
Tiêu Chuẩn Của Ngạch Thanh Tra Viên được Pháp Luật Quy định Như ...
-
Quyết định 590/BYT-QĐ Của Bộ Y Tế Ban Hành Quy Chế Thanh Tra Dược
-
Tiêu Chuẩn Nghiệp Vụ Các Ngạch Thanh Tra Viên - UBND Tỉnh Hà Nam
-
[DOC] Điều 1. Các Ngạch Công Chức Ngành Thanh Tra Gồm
-
Tiêu Chuẩn Công Chức Thanh Tra Chuyên Ngành Y Tế
-
Quy định Về Tiêu Chuẩn Thanh Tra Viên, Cán Bộ, Công Chức Làm Việc ...
-
Luat Thanh Tra c - Dpi..vn
-
Hỏi Về Việc Bổ Nhiệm Ngạch Thanh Tra Viên
-
Số: 18/BYT-TT - Bộ Y Tế
-
Tiêu Chuẩn Chức Danh Công Chức Ngành Thanh Tra - Bạc Liêu
-
Tiêu Chuẩn Công Chức Thanh Tra Chuyên Ngành Y Tế - Báo Chính Phủ
-
Điều Kiện Bổ Nhiệm Thanh Tra Viên | Công Ty Luật Uy Tín