Thanh Tuyền | Wikia Thúy Nga - Paris By Night | Fandom

Thanh Tuyền là một ca sĩ đến từ Việt Nam. Bà là một trong những gương mặt sáng giá nhất trong nền âm nhạc miền Nam Việt Nam trước năm 1975, và trở thành một trong những huyền thoại của dòng nhạc vàng từ thập niên 80 của thế kỉ XX đến nay.

Thanh Tuyền

Thanh-tuyen-2-5952-1551152243

Thông tin

Tên thật, tên gọi khác (nếu có)

Phạm Như MaiNgoại (biệt danh do một số người hâm mộ trẻ đặt ra)Măng (biệt danh do trung tâm Thúy Nga đặt)

Giới tính

Nữ

Sinh

29 tháng 10 năm 1947

Tuổi

77

Quốc gia thường trú

Quốc gia Việt Nam (1947 - 1954)Việt Nam Cộng hòa (1955 - 1975)Việt Nam (1976 - 1980)Pháp (thập niên 1980)Hoa Kỳ (thập niên 1990 - nay)

Sự nghiệp

Thể loại nhạc biểu diễn

Nhạc trữ tình, nhạc quê hương

Trạng thái sự nghiệp

Còn hoạt động

Năm bắt đầu sự nghiệp

1965 (trong nước)1981 (hải ngoại)

Năm kết thúc sự nghiệp

1976 (trong nước)

Cộng tác với trung tâm Thúy Nga

Chương trình Paris By Night đầu tiên xuất hiện

Paris By Night 8

Chương trình Paris By Night cuối cùng xuất hiện

Paris By Night 138 - Hoài Linh - 30 Năm Sân Khấu Số tiết mục đã tham gia
PBN TNMB Live Khác
29 6 21 2

Gia đình

Trạng thái hôn nhân

Đã kết hôn (2 lần)

Gia đình

- Người mẹ chưa rõ tên (? - 1995)- Sơn Tuyền (em gái thứ 7, sinh năm 1960)- Ngọc Tuyền (em gái, hưởng dương 31 tuổi)- 13 người em khác chưa rõ tên- Don Nguyễn (con trai đầu)- Ngọc Huyền (con dâu, sinh năm 1970)- Kristine (con gái thứ) - Shayla Châu Đình (con thứ ba, sinh năm 1975)- Hà Tiên (cháu nội, sinh năm 2003)- Hà Nam (cháu nội, sinh năm 2010)

Mục lục

  • 1 Tiểu sử
    • 1.1 Cuộc sống tại Đà Lạt trước năm 1964
    • 1.2 Được nhạc sĩ Mạnh Phát và Nguyễn Văn Đông chú ý tài năng ca hát
    • 1.3 Nổi tiếng tại Sàigòn (1965 - 1975)
    • 1.4 Cuộc sống sau năm 1975 và định cư tại Hoa Kỳ
    • 1.5 Nổi tiếng trở lại tại hải ngoại và trong nước
  • 2 Chất giọng
  • 3 Các mối quan hệ
    • 3.1 Nhạc sĩ Mạnh Phát
    • 3.2 Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông
    • 3.3 Nhạc sĩ Thanh Sơn
    • 3.4 Chế Linh
    • 3.5 Khánh Ly
    • 3.6 Hoài Linh
  • 4 Sự nghiệp ca hát
    • 4.1 Những lần xuất hiện trong các chương trình Paris By Night
    • 4.2 Xuất hiện trong các liveshow
    • 4.3 Xuất hiện trong Thúy Nga Music Box
    • 4.4 Xuất hiện trong các chương trình đặc biệt & sự kiện khác
    • 4.5 Album đã phát hành
  • 5 Thư viện ảnh
  • 6 Chú thích

Tiểu sử[]

Cuộc sống tại Đà Lạt trước năm 1964[]

Phạm Như Mai sinh ngày 29 tháng 10 năm 1947 trong một gia đình nghèo có 16 người con tại thành phố Đà Lạt, và bà là con gái đầu trong gia đình ấy. Một trong những em gái của bà là nữ ca sĩ Sơn Tuyền, sinh vào năm 1960.

Lên trung học, bà thi đậu vào trường nữ Bùi Thị Xuân danh tiếng nhất thành phố sương mù ngày ấy, cố gắng học giỏi để trở thành một giáo viên. Từ nhỏ bà đã có lòng say mê ca nhạc, nên vào lúc chỉ mới 11 tuổi (1959), Như Mai đã đoạt giải Thần đồng Đà Lạt với phần trình diễn một trong số các ca khúc mới nhất của nhạc sĩ Lam Phương là Nắng Đẹp Miền Nam.

Được nhạc sĩ Mạnh Phát và Nguyễn Văn Đông chú ý tài năng ca hát[]

Đầu thập niên 1960, khi còn đang đi học, bà được nhận vào hát ở đài phát thanh, đồng thời được người cậu chỉ dẫn nhạc lý sơ cấp. Trong một lần thu thanh tại đài phát thanh ca khúc Vọng Gác Đêm Sương của nhạc sĩ Mạnh Phát, được chính nhạc sĩ Mạnh Phát tình cờ nghe được và nhận ra những tiềm năng của cô nữ sinh đến từ Đà Lạt, sau đó nói lại với nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông – Giám đốc hãng đĩa Continental. Nghe lời đồng nghiệp, vị đại tá đích thân đến Đà Lạt để nghỉ dưỡng và cũng đồng thời tự mình kiểm chứng điều mà nhạc sĩ Mạnh Phát nói với ông, và kết quả là nhạc sĩ đã khám phá ra tài năng của bà và mời bà về Sài Gòn để ươm mầm và phát triển tài ca hát của Thanh Tuyền.

"Đó là vào năm 1964, tôi đi nghỉ dưỡng sức ở Đà Lạt. Bạn bè thân hữu ở Đài Phát Thanh đến thăm hỏi, có giới thiệu giọng hát cô bé Như Mai nhiều triển vọng. Cô là nữ sinh trường Bùi Thị Xuân, hàng tuần có tham gia hát ở Đài Phát Thanh Đà Lạt.

Rồi nhân dịp nghỉ hè, trường Bùi Thị Xuân tổ chức phát thưởng bế giảng năm học, mời tôi đến dự lễ. Đến phần văn nghệ, người dẫn chương trình giới thiệu “nữ sinh Như Mai hát tặng cho khách quý đến từ Saigon”. Giọng cô nữ sinh Bùi Thị Xuân lảnh lót cất lên, khỏe khoắn đầy nội lực thanh xuân, âm vang làm rộn rã cả sân trường. Tôi nghe cháy bỏng một ước mơ, một hy vọng mà cô bé như muốn ngỏ cùng ai.

Khi chấm dứt bài hát, Như Mai ngước nhìn tôi. Tôi hiểu ý nên mời cô bé lên gặp tôi trên khán đài và hỏi: “Cháu có muốn trở thành ca sĩ không?”. Như Mai xúc động gật đầu. Sau đó tôi gặp thân sinh của Như Mai và bàn chuyện đưa cô bé về Saigon để đào tạo thành ca sĩ.

Khi ấy, tôi còn độc thân, ngày ngày ăn cơm chợ, tối tối ngủ ở đơn vị, thật không tiện chút nào để đỡ đần một cô gái trẻ xa nhà như vậy. Thế nên, sau khi bàn bạc với Ban Giám Đốc Hãng Dĩa Continental, tôi nhờ nhạc sĩ Mạnh Phát lên Đà Lạt rước Như Mai về Saigon, tá túc trong gia đình của ông, cũng là gia đình của đôi nghệ sĩ tài danh Minh Diệu – Mạnh Phát thời bấy giờ. Mọi phí tổn ăn ở do Hãng Đĩa Continental đài thọ.

Tôi lên chương trình đào tạo và đặt tên mới cho Như Mai là Thanh Tuyền, ý muốn nói là giòng suối xanh của Cao nguyên Đà Lạt. Chỉ trong vòng 8 tháng có mặt ở thủ đô Saigon, Thanh Tuyền đã có đĩa và băng nhạc giới thiệu với người yêu nhạc. Như con chim lạ từ xứ sương mù, một bông hoa rừng còn đẫm ướt hơi sương, Thanh Tuyền nhanh chóng chiếm được sự mến mộ của người yêu nhạc thủ đô, sánh vai cùng đàn anh đàn chị trên Đài Phát Thanh, trên sân khấu Đại Nhạc Hội, phòng trà ca nhạc, được báo giới Saigon không tiếc lời ca ngợi. Năm ấy, Thanh Tuyền vừa đúng 17 tuổi." - hồi ký của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông về cuộc gặp gỡ định mệnh với Thanh Tuyền.

Nổi tiếng tại Sàigòn (1965 - 1975)[]

Thanh-tuyen-7

Thanh Tuyền vào những năm 1964 - 1965

Sau này, ca sĩ Thanh Tuyền đã chia sẻ rằng, ngoài nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã hết lòng nâng đỡ cô rất nhiều trong những bước đầu của sự nghiệp, cô còn mang ơn đôi vợ chồng nghệ sĩ Mạnh Phát – Minh Diệu rất nhiều. Đây là đôi song ca nổi tiếng trên đài Pháp Á từ thập niên 1940, và họ đã truyền lại hết những kiến thức và kinh nghiệm cho cô ca sĩ trẻ đến từ Đà Lạt mà họ xem như là con gái ở trong nhà.

Ca khúc đầu tiên được ca sĩ Thanh Tuyền thu trong đĩa nhựa là Dấu Chân Kỷ Niệm (sáng tác bởi nhạc sĩ Mạnh Phát), ngay lập tức đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng khán giả. Cô cũng góp mặt lần đầu tiên trong một chương trình nhạc của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương trên đài truyền hình và liên tục trong nhiều chương trình khác.

Mặc dù là học trò của Nguyễn Văn Đông và độc quyền cho hãng Sơn Ca và Continental của nhạc sĩ này, nhưng Thanh Tuyền vẫn được cho phép hát cho các hãng khác, đặc biệt là vào năm 1966, khi cô bắt đầu cộng tác với hãng đĩa Asia Sóng Nhạc và Hãng Dĩa Việt Nam, tên tuổi Thanh Tuyền vụt sáng với rất nhiều ca khúc ăn khách, nhất là Đà Lạt Hoàng Hôn và Nỗi Buồn Hoa Phượng, những bài hát đã khẳng định được tên tuổi và vị trí của Thanh Tuyền đối với công chúng.

Chưa đầy hai năm sau, tức tới năm 1966, Thanh Tuyền đã là một cái tên sáng giá trong làng nhạc Sài Gòn, nhưng cô chỉ thu dĩa và hát cho đài phát thanh. Sau đó cô mới đủ tuổi hát phòng trà và đặt chân vào hát tại các vũ trường như Tự Do, Maxim’s… Thời đỉnh cao, Thanh Tuyền cho biết cô hát cho 6 phòng trà mỗi đêm. Sau khi đã có chỗ đứng trong làng tân nhạc, Thanh Tuyền lại được nhạc sĩ, kiêm soạn giả Viễn Châu dìu dắt tập ca vọng cổ và đã có những thành công nhất định với giọng hát truyền cảm ngọt ngào. Vì vậy, hãng dĩa Hồng Hoa đã mời cô thu liên tiếp nhiều dĩa hát tân cổ nhạc và được giới hoan nghênh nhiệt liệt, như Dấu Chân Kỷ Niệm, Chuyện Tình Người Đan Áo, Phố Vắng Em Rồi, Nỗi Buồn Gác Trọ...

Continental disc

Ca khúc Hái Hoa Rừng Cho Em ở vị trí thứ 13 trong mặt A của album Nhạc Hồng Tình Yêu được phát hành bởi hãng Continental

Khoảng năm 1967 - 1968, nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông ghép đôi Thanh Tuyền và Chế Linh trong ca khúc Hái Hoa Rừng Cho Em sáng tác bởi nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, thu trong băng nhạc Nhạc Hồng Tình Yêu bởi hãng Continental, trở thành đôi song ca nhạc vàng được yêu thích nhất từ trước đến nay. Những hãng đĩa khác sau đó đã tiếp tục khai thác cặp đôi song ca này, cũng như hàng loạt ca khúc được sáng tác để Chế Linh – Thanh Tuyền song ca, đó là Con Đường Xưa Em Đi, Phút Cuối, Tình Bơ Vơ... Năm 1968, khi Thanh Tuyền tròn 21 tuổi, bà chính thức lên xe hoa, không còn hát ở các phòng trà nữa mà chỉ tiếp tục hát trong băng đĩa.

Năm 1970, Thanh Tuyền đoạt hai giải Kim Khánh là nữ ca sĩ được yêu thích nhất và album được yêu thích nhất trên báo Trắng Đen do khán thỉnh giả bình chọn. Năm 1972, cửa hàng băng đĩa Thúy Nga phát hành cuốn băng đầu tiên mang tên Tiếng Hát Thanh Tuyền 1. Đây cũng là băng nhạc đầu tiên thu thanh chỉ đúng một giọng hát trong nguyên băng nhạc gồm 18 ca khúc. Thanh Tuyền cho biết lúc đó cô thân với bà Thúy (giám đốc trung tâm Thúy Nga sau này), và cuốn băng này chỉ được thu một cách ngẫu hứng mà cô không nghĩ nhiều đến hậu quả. Không ngờ cuốn băng cối (magnetic) Tiếng Hát Thanh Tuyền 1 này bán rất chạy, làm tiền đề cho sự phát triển của trung tâm Thúy Nga cho đến tận ngày nay. Nhưng đổi lại, Thanh Tuyền cũng chịu một sự trừng phạt lớn là bị thầy Nguyễn Văn Đông từ mặt suốt hai năm vì lý do thu âm cho một trung tâm khác mà không hỏi ý kiến ông, bởi lúc đó Thanh Tuyền vẫn là học trò và là ca sĩ độc quyền của Continental.

Từ năm 1972 đến năm 1974, theo các cuộc trưng cầu ý kiến độc giả của nhật báo Trắng Đen, Thanh Tuyền đều được bình chọn là nữ ca sĩ ăn khách nhất.

Sau thành công của băng nhạc Tiếng hát Thanh Tuyền 1, Thanh Tuyền đã thu âm tiếng hát Thanh Tuyền 2 bán cho Hãng dĩa Việt Nam để phát hành. Hãng đĩa Việt Nam tiếp tục mời Thanh Tuyền thực hiện tiếng hát Thanh Tuyền 3, Thanh Tuyền 4 cho đến năm 1975.

Cuộc sống sau năm 1975 và định cư tại Hoa Kỳ[]

Đang ở trên đỉnh cao của danh vọng và sự nghiệp lừng lẫy thì cuộc đời Thanh Tuyền sang trang vào biến cố 1975. Chồng của cô vượt biên trước, để lại cô với 3 người con còn rất nhỏ (6 tuổi, 3 tuổi và 1 tháng tuổi) cùng lời hẹn sang ổn định trước thì đón 3 mẹ con sang Mỹ. Nhưng suốt ba năm đó, người chồng đó đã đi biệt xứ không tin tức. Thanh Tuyền ở lại sống trong hoang mang rằng có thể chồng mình đã không vượt qua được những cơn bão trên đại dương. Nhưng thực tế, ông có được một cuộc sống ổn định trên đất Hoa Kỳ. Ở lại trong nước, Thanh Tuyền sống một cuộc sống thiếu thốn, bên nách 3 con thơ, vừa phải làm mẹ, vừa phải làm cha. Trong khoảng thời gian đó, bà có cộng tác với đoàn nhạc Kim Cương - Ngọc Chánh và phát hành một băng nhạc đỏ mang tựa đề Đường Chúng Ta Đi, cô hát hai ca khúc “Tiếng Chày Trên Sóc BomBo” và “Nổi Lửa Lên Em” vào năm 1976. Đó là lần duy nhất Thanh Tuyền hát những bài nhạc được sáng tác dưới thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay còn gọi là "nhạc đỏ" hoặc "nhạc cách mạng".

Năm 1978, Thanh Tuyền cùng các con đi vượt biên. Gia đình bà tị nạn ở đảo Pulau Bidong một năm trước khi sang Hoa Kỳ năm 1979. Tại đây cô tìm kiếm và gặp lại chồng, nhưng người này đã có gia đình mới. Sau đó Thanh Tuyền đi bước nữa với một người đàn ông đã giúp đỡ bà rất nhiều trong những năm tháng khó khăn sau 1975, cũng là người giúp bà đưa các con sang được đến Mỹ.

Nổi tiếng trở lại tại hải ngoại và trong nước[]

Năm 1981, Thanh Tuyền thực hiện băng nhạc đầu tiên ở hải ngoại mang tên Gửi Người Ngàn Dặm được trung tâm Thúy Nga phát hành với số bán kỷ lục. Cùng năm, bà tham gia thực hiện cuốn video Giã Biệt Sài Gòn do trung tâm Thúy Nga thực hiện với ca khúc Quê Hương Bỏ Lại sáng tác bởi nhạc sĩ Tô Huyền Vân, hai năm trước khi chương trình Paris By Night đầu tiên ra đời.

Thập niên 1980 cũng chứng kiến sự trở lại ngoạn mục của giọng hát vàng một thời. Chỉ trong vài năm, Thanh Tuyền liên tục ra hàng chục album mới với sự đón nhận của người Việt xa xứ. Bà đã kết hợp với Tuấn Vũ tạo nên một làn sóng mới được nhiều người nhắc đến với những tình khúc nhạc Vàng bất hủ đi vào lòng công chúng: Tình Bơ Vơ (Lam Phương), Biết Nói Gì Đây (Huỳnh Anh), Hận Tình (Anh Bằng, Mạc Phong Linh),... Trong đó, album Tình Bơ Vơ của trung tâm Làng Văn thực hiện với hai tiếng hát kết hợp Thanh Tuyền - Tuấn Vũ bán với số đĩa/băng cassette kỉ lục. Năm 1989, sau khi bức tường Berlin bị phá bỏ, Khánh Ly và Thanh Tuyền đã hát trong chương trình nhạc đầu tiên ở Đông Đức, và cũng trong năm đó, bà xuất hiện lần đầu trên sân khấu Paris By Night, khi ấy bà đã 42 tuổi. Năm 1995, Thanh Tuyền về quê hương lần đầu tiên sau 20 năm để chịu tang mẹ.

Năm 55 tuổi, nữ danh ca chính thức có cháu nội, tên là Hà Tiên - Hà Tiên nói được tiếng Việt nhờ sống cùng ông bà ngoại và học thêm, và sau này, bản thân cô cũng bắt đầu học chơi nhạc và hát giống như mẹ và bà nội của mình. Bảy năm sau đó (2009), bà nhận lời thu hình chương trình Paris By Night 97 - Celebrity Dancing 2, và bà trở thành một trong những thí sinh được khán giả ủng hộ nhiều nhất với ca khúc Kiếp Nghèo của nhạc sĩ Lam Phương, nhảy theo điệu Tango (dù số điểm của bà khá thấp).

Gần ba chục năm sau, khi các dòng nhạc vàng bắt đầu trở nên nổi tiếng tại Việt Nam trở lại, Thanh Tuyền quay trở lại Việt Nam và tổ chức rất nhiều liveshow để phục vụ người Việt trong nước. Đồng thời, bà cũng hát live cho một số các show diễn ở hải ngoại, và gần đây bà thường xuyên cộng tác với trung tâm Thúy Nga nhiều hơn trong việc thực hiện các chương trình Paris By Night (6 chương trình PBN từ số 125 đến 130 đều có sự xuất hiện của Thanh Tuyền).

Cho đến nay, ở tuổi ngoài 70, giống như các ca sĩ cùng thời như Chế Linh, Tuấn Ngọc, Hoàng Oanh,... Thanh Tuyền vẫn còn đi hát, tuy nhiên khá hạn chế tùy theo điều kiện sức khỏe. Cô được xem là một trong những ca sĩ hát live tốt nhất trong số những nữ ca sĩ tuổi ngoài 70 hiện nay. Ngày 1 tháng 9 năm 2019, trung tâm Thúy Nga tổ chức liveshow Thanh Tuyền - Một Đời Cho Âm Nhạc để kỷ niệm 55 năm sự nghiệp của bà cũng như là giới thiệu về những người thân trong nghề ca hát như Sơn Tuyền (em gái), Ngọc Huyền (con dâu), Shayla (con gái) và Hà Tiên (cháu nội) của mình.

"Sau cái video "Thanh Tuyền - Một đời cho âm nhạc" này, tôi chắc chắn sẽ không bao giờ quay thêm được hoàn thiện cuốn video nào về cuộc đời âm nhạc của tôi nữa." - Thanh Tuyền phát biểu sau chương trình liveshow Thanh Tuyền - Một Đời Cho Âm Nhạc.

Năm 2020, khi dịch bệnh COVID-19 bùng nổ trên toàn thế giới, Thanh Tuyền và Phương Hồng Quế đã có dịp xuất hiện cùng nhau trong chương trình Thúy Nga Music Box #10. Dịp Giáng sinh cùng năm, DVD chương trình Thanh Tuyền - Một Đời Cho Âm Nhạc được phát hành.

Ngày 10 tháng 1 năm 2021, Thanh Tuyền thông báo cho toàn bộ giới nghệ sĩ hải ngoại rằng nam danh ca Anh Khoa đã nhiễm COVID-19 và đang rất cần sự giúp đỡ của mọi người. Một thời gian sau, sức khỏe của ông đã được cải thiện rõ nét nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt hải ngoại tại Hoa Kỳ. Ngày 21 tháng 7, Thanh Tuyền và Phương Hồng Quế xuất hiện trong buổi livestream thu hình trong ngày.

Sáng ngày 12 tháng 10 theo giờ địa phương, Thanh Tuyền xuất hiện trong lễ tang của nữ ca sĩ Phi Nhung tại chùa Huệ Quang. Ngày 11 tháng 12, bà được song ca lần đầu với con dâu của mình là Ngọc Huyền trong chương trình Paris By Night 132 - Xuân Với Đời Sống Mới.

Nửa sau tháng 10 năm 2022, sau thành công của Paris By Night 134, Thanh Tuyền tổ chức show diễn tại Đà Lạt mang tên Dấu Chân Kỷ Niệm vào ngày 22 tháng 10 tại quán cà phê Lululola nhưng sau đó nó đã đột ngột bị hủy mà không có lý do thỏa đáng.

Chất giọng[]

Cũng như nhiều ca sĩ khác cùng thế hệ, Thanh Tuyền cũng sở hữu được nét riêng biệt trong giọng hát. Thanh Tuyền sở hữu loại giọng full lirico soprano (nữ cao trữ tình đầy đặn) hiếm thấy ở Việt Nam, khác với đại đa số light lirico soprano (nữ cao trữ tình sáng mảnh như hầu hết các ca sĩ khác). Đặc trưng của full lirico soprano là âm sắc đẹp, ấm áp, đầy đặn, quãng trung và cận cao phát triển, nhưng vẫn lên được những nốt cao sáng rực. Nhờ lợi thế đó, ca sĩ sở hữu loại giọng này thường hát truyền cảm và có nội lực lớn hơn hẳn.

Theo như rất nhiều người mến mộ các dòng nhạc vàng, khi bà cất tiếng hát lên là người ta biết ngay đó là Thanh Tuyền, không thể lẫn vào đâu được bởi chất giọng đặc biệt, cách luyến láy đã trở thành thương hiệu. Bà hát theo lối bạch thanh, giọng cao vút, ngân nga, trầm bổng và lối hát này đã kết hợp với đặc trưng của giọng full lirico soprano, tạo thành những âm điệu rất độc đáo.

Các mối quan hệ[]

Nhạc sĩ Mạnh Phát[]

Nhạc sĩ Mạnh Phát cùng vợ là nghệ sĩ Minh Diệu, hai người đã truyền lại hết những kiến thức và kinh nghiệm cho Thanh Tuyền mà họ xem như là con gái ở trong nhà sau khi bà được nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông rước từ Đà Lạt về Sài Gòn.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông[]

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông là một trong những người thầy, và cũng là thần tượng âm nhạc vĩ đại nhất của Thanh Tuyền, vì ông đã có công dìu dắt, nâng đỡ, chỉ dạy về nhạc lý và thanh nhạc cho nữ ca sĩ này để bà tiếp tục thành công tại Sài Gòn trong những năm cuối thập niên 60 của thế kỉ XX. Chính nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông đã đặt nghệ danh cho bà là Thanh Tuyền (nghĩa là "con suối trong xanh", ý nói đến vùng đất Đà Lạt nơi bà sinh ra).

Nguyễn Văn Đông từng kể rằng, trong đêm đầu tiên Thanh Tuyền xuất hiện trước khán giả, nhạc sĩ đã đưa Thanh Tuyền đi khắp nơi để tìm chỗ trang điểm, nhưng vì lúc đó đã quá khuya và không còn tiệm làm đẹp nào còn mở cửa, nhạc sĩ đành phải tự mình trang điểm cho học trò của mình và đã đến nhà hát kịp thời. Buổi diễn thành công ngoài sức tưởng tượng của cả hai người, và Thanh Tuyền đã chính thức nổi danh từ sau đêm nhạc đó. Chính vị nhạc sĩ này cũng đã ghép đôi bà với Chế Linh, trở thành một trong những cặp song ca thành công nhất Sài Gòn vài năm sau khi bà chính thức cộng tác với hãng băng đĩa Continental.

Tuy rằng sau này nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông không thể ra hải ngoại sinh sống và Thanh Tuyền đã có một cuộc sống rất thành công ở hải ngoại, thi thoảng bà vẫn về Việt Nam ghé thăm nhà người thầy của mình cho đến khi nhạc sĩ qua đời năm 2018.[1]

Nhạc sĩ Thanh Sơn[]

Nhạc sĩ Thanh Sơn có một tình cảm đặc biệt với giọng ca của Thanh Tuyền và chính ông cũng có một số nhạc phẩm viết tặng cho Thanh Tuyền. Năm 1995, Thanh Tuyền về Việt Nam lần đầu tiên để chịu tang mẹ, cùng lúc đó bà có dịp gặp lại nhạc sĩ Thanh Sơn mà từ sau cuộc gặp gỡ đó, nhạc sĩ đã viết nên nhạc phẩm 20 Năm Gặp Lại. Trong chương trình Paris By Night 137 - 40 Năm Hành Trình (Phần 2): Tác Giả & Tác Phẩm, Thanh Tuyền đã yêu cầu Tô Ngọc Thủy cho bà trình bày một tác phẩm của nhạc sĩ Thanh Sơn.[2]

Chế Linh[]

Thanh Tuyền và Chế Linh là một trong những đôi song ca ăn khách nhất ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Khánh Ly[]

Khánh Ly và Thanh Tuyền là đôi bạn thân của nhau, và Khánh Ly biết rõ khả năng của bạn mình trong lĩnh vực khiêu vũ điệu tango. Chính bản thân Khánh Ly cũng rất ngưỡng mộ tinh thần thể thao và "dám nghĩ, dám làm" của Thanh Tuyền.[3]

Hoài Linh[]

Thanh Tuyền là người đã chăm lo cũng như truyền cảm hứng cho Hoài Linh để anh tiếp tục đi trên con đường nghệ thuật khi Hoài Linh đến Florida biểu diễn. Đây cũng chính là lý do Hoài Linh gọi Thanh Tuyền là "mẹ".

Sự nghiệp ca hát[]

Những lần xuất hiện trong các chương trình Paris By Night[]

STT PBN số Tên phần trình diễn Tác giả Thể hiện với Ghi chú
1 8 Ngày Đó Jo Marcel solo Phần trình diễn đánh dấu lần đầu tiên Thanh Tuyền xuất hiện trên sân khấu Paris By Night.
2 10 Xin Thời Gian Qua Mau Lam Phương
3 47 Màu Hoa Thiên Lý Hoàng Thi Thơ
4 52 Phố Vắng Em Rồi Mạnh Phát
5 94 Anh Đi Chiến Dịch Phạm Đình Chương
6 96 Chiều Mưa Biên Giới, Mấy Dặm Sơn Khê Nguyễn Văn Đông Mai Thiên Vân
7 97 Kiếp Nghèo Lam Phương solo Thanh Tuyền thực hiện bài này theo điệu nhảy Tango.
8 98 LK Hai Lối Mộng, Chuyện Chúng Mình, Tàu Đêm Năm Cũ  Trúc Phương Hương Lan
9 100 Tiễn Đưa Song Ngọc, thơ: Nguyên Sa Khánh Ly
Về Mái Nhà Xưa Nguyễn Văn Đông
10 119 Đôi Ngả Chia Ly Khánh Băng solo
11 120 Không Bao Giờ Quên Anh Hoàng Trang
12 122 Gửi Người Ngàn Dặm Lam Phương
13 123 Gửi Về Anh Đỗ Thu Mai Thiên Vân
14 125 Lời Giã Biệt Nguyễn Văn Đông solo
15 Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp Hoàng Oanh, Anh Khoa, Giao Linh, Ý Lan, Mai Thiên Vân, Nguyễn Hồng Nhung, Minh Tuyết, Ngọc Anh, Hương Thủy, Don Hồ, Hạ Vy, Trần Thái Hòa, Khải Đăng, Hà Thanh Xuân, Châu Ngọc Hà
16 126 Hai Vì Sao Lạc Anh Việt Thu Anh Khoa
17 127 Thương Về Xứ Nghệ Nguyễn Tất Tùng solo
18 128 Tình Lỡ Thanh Bình Chế Linh
19 Tôi Đưa Em Sang Sông Nhật Ngân, Y Vũ
20 VIP Party Em Ơi, Nếu Đừng Dang Dở Hoài Linh, Anh Phong solo
21 129 Vùng Lá Me Bay Anh Việt Thanh Như Quỳnh, Hương Thủy, Mai Thiên Vân, Phi Nhung, Hạ Vy
Dấu Chân Kỷ Niệm Thúc Đăng
22 130 Em Ơi, Nếu Đừng Dang Dở Hoài Linh, Anh Phong solo Thanh Tuyền trình diễn lại ca khúc này từ lần trước trong PBN 35th Anniversary VIP Party.
23 132 Tân cổ "Xuân Trên Đất Khách" Quốc Dũng, Ngọc Huyền Ngọc Huyền
24 133 Bông Hồng Cài Áo Phạm Thế Mỹ, thơ: Thích Nhất Hạnh Gerard Williams III
25 134 Em Sắp Về Chưa Châu Kỳ, Tô Kiều Ngân Phương Hồng Quế
Chiều Hạ Vàng Nguyễn Bá Nghiêm
26 Hơn Một Lời Cảm Ơn Ngô Minh Tài Tất cả các ca sĩ tham gia PBN 134 (trừ Tóc Tiên, Dương Triệu Vũ và Sơn Ca)
27 137 Tình Đêm Phố Cũ Thanh Sơn solo
28 Tân cổ "Chàng Là Ai" Tân nhạc: Nguyễn Hữu Thiết, cổ nhạc: Viễn Châu Ngọc Huyền
29 138 Xuân Về Gác Nhỏ Thúc Đăng solo

Xuất hiện trong các liveshow[]

STT Tên liveshow Tên phần trình diễn Tác giả Thể hiện với
1 Gió Mùa Xuân Tới Câu Chuyện Đầu Năm Hoài An solo
2 Nhớ Một Chiều Xuân Nguyễn Văn Đông
3 Thanh Tuyền - Một Đời Cho Âm Nhạc Nỗi Buồn Hoa Phượng Thanh Sơn
4 Đà Lạt Hoàng Hôn Minh Kỳ, Dạ Cầm
Đêm Dài Chiến Tuyến Lam Phương
5 Tình Bơ Vơ Chế Linh, Nguyễn Ngọc Ngạn
6 Hài Kịch “Tiếng Hát Mãi Vang Xa” Hứa Minh Đạt Chí Tài, Hoài Linh, Hứa Minh Đạt
7 Vọng Gác Đêm Sương Mạnh Phát solo
Cánh Buồm Chuyển Bến Minh Kỳ, Hoài Linh
8 Thu Tím Lá Vàng Vân Tùng
9 Ai Khổ Vì Ai Thương Linh
10 Chỉ Có Tình Yêu Nguyễn Hữu Thiết
11 LK Trả Lại Thời Gian & Hoa Tím Người Xưa Thanh Sơn Phương Hồng Quế, Sơn Tuyền, Như Quỳnh, Ngọc Huyền, Mai Thiên Vân
12 Tiếng Sông Hương Phạm Đình Chương solo
13 Trước Giờ Tạm Biệt Hoài An
14 LK Chiều Mưa Biên Giới & Hải Ngoại Thương Ca Nguyễn Văn Đông Chế Linh, Anh Khoa, Phương Hồng Quế, Sơn Tuyền, Như Quỳnh, Ngọc Huyền, Mai Thiên Vân
15 Gọi Tên Ngày Mới Giờ Này Anh Ở Đâu Khánh Băng Phương Hồng Quế
16 Những Đồi Hoa Sim Dzũng Chinh, thơ: Hữu Loan solo
Áo Anh Sứt Chỉ Đường Tà Phạm Duy, thơ: Hữu Loan
17 Về Đây Nghe Em Thương Hoài Ngàn Năm Phạm Mạnh Cương
18 Bông Hồng Cài Áo Phạm Thế Mỹ Gerard Williams
19 Phạm Mạnh Cương & Trường Sa - Thương Hoài Ngàn Năm & Xin Còn Gọi Tên Nhau Xin Còn Gọi Tên Nhau Trường Sa solo
20 Bolero & Em Chiều Thương Đô Thị Song Ngọc, Hoài Linh
21 Lỗi Hẹn Mạnh Phát, Huy Lai

Xuất hiện trong Thúy Nga Music Box[]

STT TNMB số Tên phần trình diễn Tác giả Thể hiện với Ghi chú
1 10 Giờ Này Anh Ở Đâu Khánh Băng Phương Hồng Quế
2 Nỗi Buồn Đêm Đông Anh Minh solo
3 Người Đã Đi Rồi Nguyễn Hữu Thiết
4 Đắp Mộ Cuộc Tình Vũ Thanh Thanh Tuyền thể hiện lại một ca khúc top hits của trung tâm Thúy Nga.
5 Nếu Đời Không Có Anh Hoàng Trang
6 Anh Đi Về Đâu Hoàng Nguyên Phương Hồng Quế

Xuất hiện trong các chương trình đặc biệt & sự kiện khác[]

STT Tên sự kiện Tên phần trình diễn Tác giả Thể hiện với
1 Thúy Nga Video 10 - Giã Biệt Sài Gòn Quê Hương Bỏ Lại Tô Huyền Vân solo
2 Le Gala Du Cœur - Gửi Tình Thương Về Sài Gòn Những Đồi Hoa Sim Dzũng Chinh, thơ: Hữu Loan

Album đã phát hành[]

  • Continental số 1, 3, 6, 9
  • Continental - Nhạc Hồng Tình Yêu
  • Tiếng hát Thanh Tuyền 1 (phát hành bởi hãng đĩa Việt Nam)
  • Thanh Tuyền 2, 3, 4 (phát hành bởi hãng đĩa Việt Nam)
  • Hoàng Thi Thơ 1 - Rước Tình Về Với Quê Hương
  • Hoàng Thi Thơ 2 - Việt Nam Như Đóa Hoa Xinh
  • Gửi Người Ngàn Dặm (phát hành bởi trung tâm Thúy Nga)
  • Tiếng Hát Thanh Tuyền (gồm 8 album được phát hành bởi trung tâm Làng Văn)

Thư viện ảnh[]

Thanh Tuyền và Shayla vào năm 1977Thanh Tuyền và Shayla vào năm 1977Thanh Tuyền và Nguyễn Thị Thúy vào năm 1982Thanh Tuyền và Nguyễn Thị Thúy vào năm 1982Thanh Tuyền trong lần về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1995 - từ trái sang: Trần Quốc Bảo, Sơn Tuyền, nhạc sĩ Thanh Sơn, Thanh Tuyền và nhạc sĩ Ngọc SơnThanh Tuyền trong lần về Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1995 - từ trái sang: Trần Quốc Bảo, Sơn Tuyền, nhạc sĩ Thanh Sơn, Thanh Tuyền và nhạc sĩ Ngọc SơnThanh Sơn và Thanh Tuyền vào năm 1995Thanh Sơn và Thanh Tuyền vào năm 1995Thanh Tuyền và nhạc sĩ Từ Công PhụngThanh Tuyền và nhạc sĩ Từ Công PhụngAlbum băng cối Tiếng Hát Thanh Tuyền do hãng đĩa Thúy Nga phát hành trước năm 1975Album băng cối Tiếng Hát Thanh Tuyền do hãng đĩa Thúy Nga phát hành trước năm 1975Thanh Tuyền và Shayla vào năm 2024Thanh Tuyền và Shayla vào năm 2024

Chú thích[]

  1. https://www.youtube.com/watch?v=qjFyECjNU68
  2. https://www.youtube.com/watch?v=fSS4wkpICAU
  3. https://www.youtube.com/watch?v=DYDkt24dYi0

Từ khóa » Tiểu Sử Danh Ca Thanh Tuyền