Thảo Dược Echinacea: Công Dụng, Liều Dùng & Tương Tác

Tương tác của thảo dược Echinacea

1/ Echinacea tương tác với cà phê, đồ uống chứa năng lượng

Echinacea có thể làm tăng tác dụng phụ của caffein như làm tăng nhịp tim, tạo cảm giác bồn chồn, gây đau đầu, chóng mặt,… Vì vậy, không nên dùng cà phê hoặc đồ uống chứa năng lượng như nước cola, soda,..

Tham khảo thêm: Thuốc Natri Cromolyn điều trị viêm mũi dị ứng

2/ Echinace tương tác với các loại chất nền Cytochrome P450 3A4 (CYP3A4)

Một số loại thuốc sau khi vào cơ thể thuốc sẽ bắt đầu hòa tan và phân hủy bởi cơ thể. Tuy nhiên, Echinacea khi phối hợp chung với một vài loại thuốc sẽ làm thay đổi cơ chế hoạt động của các loại thuốc đó. Có thể làm tăng tác dụng phụ. Vì vậy, trước khi kết hợp Echinacea với bất kỳ thuốc nào, bạn nên lắng nghe ý kiến chia sẻ từ chuyên viên y tế, nhất là các loại thuốc sau:

  • Lovastatin (Mevacor)
  • Cyclosporine (Sandimmune, Neoral)
  • Clarithromycin (Biaxin)
  • Estrogens
  • Indinavir (Crixivan)
  • Diltiazem (Cardizem)
  • Triazolam (Halcion)
  • Tacrolimus

Ngoài ra, không nên dùng thảo dược Echinacea nếu bạn đang dùng các loại thuốc điều trị các bệnh như:

  • Nhiễm trùng bao gồm bệnh lao, bệnh HIV hay sốt rét.
  • Dị ứng, hen suyễn.
  • Trầm cảm.
  • Đau nửa đầu.
  • Bệnh vẩy nến.
  • Chứng co giật.
  • Viêm khớp dạng thấp hoặc các bệnh liên quan đến rối loạn tự miễn dịch.
  • Bệnh tim, cao huyết áp, cholesterol cao.
  • Rối loạn cương dương.

Thảo dược Echinacea có thể tương tác với nhiều loại thuốc kê toa hoặc không kê toa, vitamin, các sản phẩm thảo dược khác. Và trên bao bì hướng dẫn không phải lúc nào cũng liệt kê đầy đủ thông tin về tương tác giữa Echinacea với các loại thuốc khác. Vì thế, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

Thảo dược Echinacea được bảo quản như thế nào?

Thông thường, Echinacea được bảo quản ở nơi thông thoáng, nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời, tránh ẩm. Không bảo quản thảo mộc tự nhiên trong ngăn đá. Nhìn chung mỗi loại thảo dược sẽ có cách bảo quản khác nhau. Vì thế, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì hoặc hỏi ý kiến bác sĩ.

Trên đây là những thông tin tóm tắt về thảo dược Echinacea. Bạn có thể sử dụng thảo mộc tự nhiên để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, các liệu pháp thay thế bằng thảo dược cũng giống như bất kỳ loại thuốc biệt dược khác luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chúng có thể gây ra tác dụng phụ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bạn không nên tự ý sử dụng Echinacea khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ hay dược sĩ.

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc Prospan® – siro trị ho được nhiều người tin dùng
  • Thuốc Montiget điều trị bệnh hen suyễn 

Từ khóa » Cây Cúc Nhím