Tháo Khớp 'vứt Bỏ' Cả Bàn Tay Vì Tiêm Canxi Chống Loãng Xương
Có thể bạn quan tâm
Bệnh nhân Tr.Th.H (45 tuổi, Nam Định) trong một lần đo canxi từ “máy đo dạo” mật độ xương ở bàn chân, cho kết quả là chị bị loãng xương độ 3. Mặc dù chưa đi khám lại ở bệnh viện, chuyên khoa cơ xương khớp mà mới chỉ nghe “tư vấn” từ người bán hàng, chị đã vội vàng mua thuốc bổ sung canxi dạng tiêm và mời y tá xã đến tiêm truyền tại nhà. Tuy nhiên, việc tiêm truyền đã dẫn tới hậu quả là tay của chị H. đã bị tím đen, phải đến Viện Tim mạch Quốc gia điều trị. Cuối cùng, các bác sĩ buộc phải tháo khớp cho bệnh nhân để tránh hoại tử lan xa. Đối với việc tiêm truyền canxi tại nhà như trường hợp bệnh nhân này là việc làm trái với quy định và hậu quả thì bệnh nhân đã phải gánh chịu.
PGS. Đinh Thị Thu Hương (Viện Tim mạch Quốc gia) cho biết, việc tiêm canxi bị chệch ven và xảy ra biến chứng như trường hợp nữ bệnh nhân này sẽ dẫn tới hoại tử và không có cách nào khác là phải cắt bỏ phần chi. Bệnh nhân đang từ người bình thường, phải trải qua những điều trị tốn kém, đau đớn và cuối cùng buộc phải mất đi một phần cơ thể. PGS. Hương trăn trở: Đây không phải là bệnh nhân đầu tiên và chắc rằng cũng chưa phải là bệnh nhân cuối cùng gặp phải tai nạn này. Mỗi năm không hiếm các trường hợp bị biến chứng do tiêm truyền tại nhà. Không chỉ tiêm canxi, mà việc tiêm truyền dịch hiện nay đang bị lạm dụng cũng gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là nguy hiểm tính mạng cho người bệnh.
Bàn tay chị H tím đen, hoại tử, phải cắt bỏ vì biến chứng sau tim canxi tại nhà
Tại Việt Nam có khoảng 2,8 triệu người bị loãng xương, trong đó 76% là nữ giới. Đây là bệnh lý xương khớp khá nguy hiểm do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể dẫn đến nhiều biến chứng ở người bệnh. Hiện tại có rất nhiều thuốc và thực phẩm chức năng được sử dụng để điều trị và bổ sung cho tình trạng loãng xương.
Bản chất của loãng xương không gây ra cái chết tức khắc cho người bệnh, nhưng biến chứng gãy cổ xương đùi chính là con đường dẫn đến tử vong của nhiều người bệnh nhất là nam giới... Chính từ những nguy cơ đó, mà nhu cầu được điều trị bệnh loãng xương là chính đáng và rất lớn, nhưng không hề dễ.
PGS. Đinh Thị Thu Hương cho biết, đối với mỗi trường hợp bệnh nhân lại có phác đồ điều trị loãng xương khác nhau. Việc điều trị như thế nào, dùng thuốc loại gì, thì còn tùy thuộc về mức độ loãng xương, giai đoạn loãng xương, các bệnh gây ra tình trạng loãng xương; tình trạng các bệnh khác kèm theo ở mỗi bệnh nhân...
Do đó, với mỗi bệnh nhân mong muốn được bổ sung canxi, thì hãy đến với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn một cách an toàn và hiệu quả nhất. Chớ nên nghe theo tư vấn từ bất kỳ ai (kể cả bác sĩ không phải chuyên khoa cơ - xương - khớp), đặc biệt là không được nghe theo những người mang theo chiếc máy đo loãng xương bàn chân đi khắp nơi, với mục đích bán thuốc bổ sung canxi (hoặc thực phẩm chức năng) “tư vấn”, mà tiền mất còn chuốc họa vào thân
Thái HàTừ khóa » Tiêm Canxi Chệch Ven
-
Vai Trò Của điện Di Thuốc Trong điều Trị Tiêm Chệch Ven Canxi Clorua
-
Mất Bàn Tay Do Tiêm Truyền Canxi Tại Nhà
-
Vai Trò Của điện Di Thuốc Trong điều Trị Tiêm Chệch Ven Canxi Clorua
-
Tay Bị Bầm Tím Chỗ Tiêm Thuốc Do Chệch Ven Có Sao Không? | Vinmec
-
Phòng Ngừa Và Xử Trí Thoát Mạch Hóa Chất
-
Hôm Qua Khám Cho 1 Chị... - Khoa Phục Hồi Chức Năng Bvdktwtn
-
Canxi Clorid - Hello Bacsi
-
Lưu Trữ Xử Trí Tiêm Canxi Lệch Ven - Nhà Thuốc Bạch Mai
-
ĐIỀU TRỊ GIẢM NỒNG ĐỘ CANXI MÁU - QUY TRÌNH KỸ THUẬT
-
Một Số Nguyên Tắc Sử Dụng Thuốc Trên Lâm Sàng Và Cách Xử Lý Cấp ...
-
Truyền Tĩnh Mạch
-
Hướng Dẫn Xử Lý Thoát Mạch Trong điều Trị Hoá Trị