Tháo Lắp, Cân Chỉnh Bơm Cao áp Máy Nông Nghiệp ( Máy D8, 12 ...
Có thể bạn quan tâm
- Home What's new Latest activity Authors
- Cà phê OH
- Diễn đàn
- Diễn đàn
- Hoạt động chuyên môn
- Kỹ thuật sửa chữa các loại xe
- Thảo luận sửa chữa máy công trình
admincar
Khách
Hiện tại thì em đang cần tìm tài liệu tháo lắp sửa chữa các máy dầu dùng trong nông nghiệp như các máy D8... quan trọng là cách tháo lắp và đặt bơm cao áp của nó (có hình thì càng tốt) , Pác nào có kinh nghiệm hay tài liệu chia sẻ giúp em với, em xin chân thành cám ơn. Chủ đề tương tự lehongphi Komatsu PC200-3 thao tác bị liệm máy sôi két nước. quyenhai2933 Máy đào Sumitomo SH200-5. Khi vào tải chỉ riêng thao tác nâng làm động cơ bị lịm, các thao tác khác bình thường, máy báo 4 lỗi. LeeManh CAT 345B bị hẫng cần nâng hạ. Thao tác hệ thống thủy lực bị trễ Công Tý Kobelco SK350- 6E phải kết hợp thao tác thì nâng cần mới nhanh Hhondacuper
Thành viên O-H
chỉ cần bạn lắm rõ nguyên lý thì bất kỳ máy nào cũng vậy, để ý một lúc là biết cách đặt bơm ngay Aadmincar
Khách
Tại vì mình chưa làm 2 máy này bao giờ nên cần các AE giúp đỡ, toàn tháo máy xe 4 máy ko àh! mà chưa đụng tới cái bơm nữa chỉ tháo ra lấy dấu đặt lại ok, chưa lấy pittông bơm ra lần nào hết nên lần này ko chắc ăn khi đặt lại nó! Hhondacuper
Thành viên O-H
bạn làm như xe 4 máy vậy, dặt bơm ko khác nhau tý nào. mình thì cũng làm rồi, vừa xong hôm qua, nhưng ko có tài liệu và cũng ko chụp hình thực tế nên cũng ko gửi cho bạn đượcphikien305electric
Thành viên O-H
admincar đã viết: Tại vì mình chưa làm 2 máy này bao giờ nên cần các AE giúp đỡ, toàn tháo máy xe 4 máy ko àh! mà chưa đụng tới cái bơm nữa chỉ tháo ra lấy dấu đặt lại ok, chưa lấy pittông bơm ra lần nào hết nên lần này ko chắc ăn khi đặt lại nó! Nhấn để mở rộng...động cơ của đông phong cũng hơi khác nó là loại bơm phun kết hợp,nên bác cần vệ sinh ngon lánh,rùi theo nguyên lý mà tìm dâu mới thui chúc bác sớm có công nông đi nhé H
hoangmeo123456
Thành viên O-H
admincar đã viết: Hiện tại thì em đang cần tìm tài liệu tháo lắp sửa chữa các máy dầu dùng trong nông nghiệp như các máy D8... quan trọng là cách tháo lắp và đặt bơm cao áp của nó (có hình thì càng tốt) , Pác nào có kinh nghiệm hay tài liệu chia sẻ giúp em với, em xin chân thành cám ơn. À quên còn cần thêm tài liệu của máy xăng phát điện cở nhỏ hay máy cole xăng chạy xuồng, cám ơn các tiền bối ạ! Nhấn để mở rộng...Bác vào đây tải về tham khảo nha! http://www.mediafire.com/?zduc8jpapnah676
Phạm Vỵ
Thành viên O-H
admincar đã viết: Hiện tại thì em đang cần tìm tài liệu tháo lắp sửa chữa các máy dầu dùng trong nông nghiệp như các máy D8... quan trọng là cách tháo lắp và đặt bơm cao áp của nó (có hình thì càng tốt) , Pác nào có kinh nghiệm hay tài liệu chia sẻ giúp em với, em xin chân thành cám ơn. Nhấn để mở rộng...Cái chính là cần nắm được nguyên tắc của việc cân/đặt bơm. Khi nắm được rồi thì mình kiểm tra dấu cân/đặt trước khi tháo. Thậm chí không có dấu thì mình tự đánh dấu trước khi tháo. Gửi bạn một số hình ảnh hướng dẫn cân/đặt bơm để bạn tham khảo. H
hondacuper
Thành viên O-H
bạn tìm cuốn kỹ thuật sửa chữa ô tô và mấy nổ của thầy nguyễn tất tiến mà đọc, hình như trên diễn đàn mình cũng có Hhecauto86
Thành viên O-H
chẳng biết chủ thớt này làm xong chưa hay như tn rồi nhỉ,các cụ nhà mình hướng dẫn kĩ quá còn gi Aadmincar
Khách
ok rồi các bác ạ! ở bên trong bánh răng của cam xupap và cam bơm có dấu đặt đúng vào dấu trên trục khuỷu là ok, đặt xong quay máy 2 vòng xem nó có trùng lại ko. Vấn đề là khi tháo bơm cao áp đơn ra lắp lại ta phải canh sao cho lổ trên piston bơm trùng với lỗ thoát trên xylanh bơm ở vị trí tắt máy và dầu phải được ngắt ở vị trí này, nếu không thì khi lắp vào nó sẽ chạy ga điên và ko tắt máy được, chỉ còn cách kéo cần đội xupap xả (nếu chưa lắp nắp cò có cần đội thì chịu thua luôn) cho động cơ không nén được thì nó tắt (nhớ chú ý chiều của cần ga khi tắt máy), nhưng em vẫn chưa hiểu cách đặt theo phương pháp dầu tràn các pác ạ (rảnh piston vát trên và vát dưới ấy) có cần tháo cái van chống hồi dầu ở đầu ống cao áp ko?VanTrungCDO8D
Thành viên O-H
cho mình hỏi.căn dấu trên bánh đà với dấu trên chổ nào của thân máy vậy.có phải căn dấu bánh đà với rảnh giữa thùng dầu và két nước không vậy.mình lắp vào máy nổ điên loạn không tắt được.giúp mình với Mmaynod8
Thành viên O-H
cho minh hoi cach thao lap va sua chua heo dau voi Mmaynod8
Thành viên O-H
maynod8 đã viết: cho minh hoi cach thao lap va sua chua heo dau voi may d8 voi Nhấn để mở rộng...
duykhiempham
Thành viên O-H
cần các bác chỉ với akquang duy nang
Thành viên O-H
máy D người ta thường dùng bơm cao áp PF , mình đã từng sửa chữa máy D nên theo mình bạn nên tìm hiể CHƯƠNG I: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PF I. KHÁI NIỆM VỀ BƠM CAO ÁP PF: 1. Khái niệm : Hệ thống nhiên liệu PF sử dụng trên các loại động cơ Diesel cở nhỏ 1,2 xy lanh như YANMAR, KUBOTA, BÔNG SEN hoặc trên các động cơ nhiều xy lanh cở lớn như máy phát điện, máy tàu thuỷ,... bơm cao áp PF 2. Công dụng Bơm cao áp PF có các công dụng sau : - Tiếp nhiên liệu sạch từ thùng chứa đến kim phun - Ép nhiên liệu với áp lực > 360 kg/cm2 đưa lên kim phun vào trong xilanh đúng thời điểm - Cung cấp nhiên liệu cho động cơ tùy theo yêu cầu hoạt động của động cơ II. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống nhiên liệu bơm PF 1. Sơ đồ cấu tạo: Hình 1-2. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PF 2. Cấu tạo các bộ phận: - Bơm cao áp là bộ phận chính của hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel. Nó cần một sự chính xác và bền chắc cao để có thể kéo dài tuổi thọ mà không sai lệch hay hư hỏng. Vì thế các chi tiết của bơm phải đuợc nghiên cứu kỹ lưỡng chế tạo với độ chính xác cao, vật liệu tốt, khó hao mòn. Hình 1-3. Cấu tạo bơm cao áp PF 1. Đầu nối ống cao áp 2. Van cao áp 3. X 3. Xilanh bơm 4. Piston bơm 5. Thanh răng 6. Chụp lò xo trên 7. Lò xo piston 8. Vòng răng 9. Ống dẫn hướng 10. Vỏ bơm Một bơm cao áp PF gồm các bộ phận như sau : - Van cao áp : khi áp lực nhiên liệu cao hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra để nhiên liệu đến kim phun. Khi thời gian phun chấm dứt, áp lực nhiên liệu giảm, lò xo đẩy van đóng lại. Trong khi đóng phần hình trụ phía dưới đi vào trong bệ tạo áp thấp làm giảm áp lực nhiên liệu đến kim phun. Nhờ thế kim phun được dứt khoát, tránh tình trạng rỉ dầu nơi đót kim phun trước và sau khi phun. - Xy lanh bơm : có một hay hai lỗ, lỗ dầu ra ở phía vít chặn xy lanh, vít chặn xy lanh ngoài nhiệm vụ định vị xilanh còn có nhiệm vụ chịu sức tác dụng của áp lực dầu về để tránh xói mòn vỏ bơm. - Piston bơm : thường có lằn vặt xéo trên hay phía dưới để phân lượng nhiên liệu, đuôi piston có hai tay ăn ngàm với hai rãnh chữ U ở khâu răng và trên tay của đuôi piston đều có dấu. Khi ráp dấu trên tay của piston phải trùng với dấu trên rãnh chữ U. - Vòng răng và thanh răng : có nhiệm vụ định lượng nhiên liệu đưa đến kim phun, trên vòng răng và thanh răng đều có dấu, khi ráp phải chú ý cho chúng trùng nhau. Hình 1-4. Các dấu của bơm PF 3. Nguyên lý hoạt động Để hiểu rõ nguyên lý hoạt động bơm cao áp PF, ta tạm chia ra ba giai đoạn : Nạp nhiên liệu, Khởi sự bơm và Chấm dứt bơm A. Nạp dầu B. Ép dầu khởi phun C. Phun D. Dứt phun E. Tắt máy Hình 1-5. Nguyên lý làm việc bơm PF 1. Nạp nhiên liệu: Khi động cơ làm việc, lúc piston bơm xuống thấp nhất nhiên liệu ở xung quanh xilanh vào xilanh bơm bằng cả hai lỗ dầu vào và dầu ra. 2. Khởi sự bơm : Đến thì phun dầu, cốt cam gắn ở động cơ điều khiển piston bơm đi lên ép nhiên liệu trong xilanh. Lúc piston đi lên, khi nào đỉnh piston đóng hết 2 lỗ dầu ở xilanh thì nhiên liệu bắt đầu ép ( ta gọi là điểm khởi phun ). Khi áp lực dầu ép tăng lên mạnh hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra nhiên liệu đưa đến kim phun để phun vào xylanh động cơ. 3. Chấm dứt bơm : Piston tiếp tục đi lên ép nhiên liệu, đến khi lằn vặt xéo ở piston mở lỗ dầu xả, dầu từ trên đỉnh piston theo lỗ khoan giữa piston tràn ra ngoài xi lanh. Thì phun chấm dứt ( ta gọi là điểm dứt phun ), piston tiếp tục đi lên cho hết khoảng chạy của nó. Hiện tượng phun rớt: Ngay sau khi bơm cao áp dứt bơm, van kim trong đót kim đóng, nơi đầu kim phun vẫn còn nhiễu vài giọt nhiên liệu, đó là hiện tượng phun rớt. Phun rớt làm tiêu hao nhiên liệu, động cơ nhả khói đen và đóng muội than trên đầu kim phun. Để cải tiến tình trạng này người ta dùng van thoát dầu cao áp được thiết kế với hình dáng đặc biệt để : Van cao áp có công dụng: + Ngăn không cho dầu từ ống cao áp về bơm và kiểm soát sơ bộ áp lực 17 – 25 kg/cm2 b, c. Dứt phun nhiên liệu a. Nhiên liệu bơm lên kim C. Mặt côn đóng kín bệ van T. Đai van cao áp A. Thể tích tạo giảm áp Hình 1-6. Cấu tạo đặc biệt của van thoát nhiên liệu cao áp - Nếu rãnh thông từ buồng cao đến kim phun luôn luôn mở, độ muộn thời gian giữa lúc piston bơm bắt đầu đẩy nhiên liệu và lúc kim phun phun nhiên liệu trở nên kéo dài hơn, và ngay cả khi rãnh thông đóng lại, sự cắt nhiên liệu không được thực hiện đúng. Để ngăn ngừa hiện tượng này, thời điểm cung cấp dừng lại, lò xo van cao áp xuống và phần đai van cao áp tiếp xúc với bệ van cao áp, làm cắt sự thông giữa kim phun và buồng cao áp của bơm. + Cải thiện tính phun ( chống hiện tượng nhỏ giọt ) - Van cao áp tiếp tục đi xuống cho đến khi mặt côn C tiếp xúc với bệ van cao áp. Do đai van cao áp đã cắt sự thông giữa kim phun và buồng cao áp nên khi van cao áp đi xuống thể tích trong bệ van cao áp tăng lên và áp suất trong bệ van giảm đi. Nó làm ngừng sự phun từ kim phun hầu như ngay lặp tức và ngăn ngừa hiện tượng nhỏ giọt 4. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu 1. Xilanh 2. Lỗ nạp 3. Piston 4. lằn vạt xéo 5. Thanh răng Hình 1-7. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu - Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu của bơm PF là xê dịch thanh răng để xoay piston cho rãnh xiên của nó mở sớm hay mở trễ lỗ thoát dầu - Giai đoạn tăng ga: Khi ta xoay piston qua trái cạnh xiên sẽ mở trễ lỗ thoát dầu, nhiên liệu bơm đi nhiều, vận tốc trục khuỷu động cơ tăng - Giai đoạn giảm ga: Khi ta xoay piston qua phải cạnh xiên sẽ mở sớm lỗ thóat dầu, nhiên liệu bơm đi ít, vận tốc trục khuỷu động cơ giảm - Giai đoạn tắt máy: Nếu xoay piston tận cùng qua phía phải rãnh đứng của piston sẽ đối diện với lỗ thoát dầu , lưu lượng nhiên liệu lúc này là số 0, Giai đoạn tắt máy 5. Bộ điều tốc cơ khí bơm cao áp PF a. Cấu tạo Hình 1-9. Bộ điều tốc cơ khí bơm PF 1. Chiều tăng ga 2. Chiều giảm ga 3. Khâu trượt 4. Quả tạ 5. Piston 6 .Vòng răng 7. Thanh răng 8. Cần liên hệ 9. Lò xo điều tốc 10. Bánh răng trục khuỷu b. Nguyên lý hoạt động - Hoạt động bộ điều tốc cơ khí PF dưạ trên nguyên lý sau : + Nếu vận tốc trục khuỷu tăng, lực li tâm mạnh đẩy hai quả tạ bung ra, thắng lực căng lò xo điều tốc đẩy cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía giảm nhiên liệu + Nếu vận tốc trục khuỷu giảm, lực li tâm yếu, hai quả tạ xếp lại, lò xo điều tốc kéo cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về tăng nhiên liệu - Các trường hợp hoạt động của bộ điều tốc PF được mô tả như sau : + Điều khiển núm ga Tăng ga : kéo núm ga về phía tăng ga, lò xo điều tốc 9 kéo cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía tăng nhiên liệu cho động cơ để đáp ứng trường hợp tăng ga Giảm ga : kéo núm ga về phía giảm ga, lò xo điều tốc 9 kéo cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía giảm nhiên liệu cho động cơ để đáp ứng trường hợp giảm ga + Núm ga cố định, mức tải thay đổi Mức tải giảm : ví dụ động cơ ổn định ở số vòng quay 1000 vòng/phút Nếu xảy ra trường hợp mức tải giảm đột xuất, động cơ trở nên nhẹ,vận tốc trục khuỷu tăng,lực li tâm mạnh đẩy hai quả tạ bung ra thắng lực căng lò xo điều tốc đẩy cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía giảm nhiên liệu cung cấp cho động cơ để ổn định số vòng quay 1000 vòng/phút Mức tải tăng : tốc độ động cơ như trên Nếu mức tải động cơ tăng lên đột xuất, động cơ trở nên nặng, tốc độ trục khuỷu giảm, lực li tâm yếu, hai quả tạ xếp lại, lò xo điều tốc kéo cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía tăng nhiên liệu cho động cơ để ổn định số vòng quay 1000 vòng/phút. 6. Đặc điểm của bơm cao áp PF : - Bơm PF không có cốt cam nằm trong bơm - Bơm được gắn bên hông động cơ - Mỗi xylanh động cơ có một bơm riêng biệt, nhờ thế mà ống dẫn từ bơm cao áp đến kim phun ngắn. - Kích thước đường kính piston 4 ¸ 40 mm, khoảng chạy từ 5 ¸ 35 mm, lưu lượng cung cấp một lần phun từ 25 ¸ 3800 mm3. * Giải thích kí hiệu ghi trên thân bơm : Ví dụ : Ở vỏ bơm có ghi APF 1 A 70 A 2123556 1 2 3 4 5 6 1) APF : Loại bơm cá nhân của Mỹ A : American Bosch PF : Bơm cá nhân 2) 1 : số piston bơm (1 piston) 3) A : Cỡ bơm A : Cỡ nhỏ; B : Cỡ trung; Z : Cỡ lớn 4) 70 : đường kính piston tính bằng 1/10mm (7mm) 5) A : Đặc điểm thay thế tùy theo cỡ bơm 6) Đặc điểm của nhà chế tạo ấn định để thay đổi các phụ tùng. III. Bơm cao áp PM trên máy YANMAR 1. Cấu tạo 1. Xilanh bơm 11.Bánh răng trục cam 2. Van dầu về 14.Cần bơm tay 7. Vít chỉnh lưu lượng 11.Bánh răng trục cam 8.Lò xo điều tốc 3. Van bi 13. Miếng cân bơm 4. Quả tạ 5. Cam 8. Núm ga 6. Bộ điều tốc 12 Bánh răng trục khuỷu- Lò xo
maynod8
Thành viên O-H
cho mình xin vì đeo tháo lắp sửa chữa bơm dầu máy nổ d8 với?Huynhngocvan
Thành viên O-H
quang duy nang đã viết: máy D người ta thường dùng bơm cao áp PF , mình đã từng sửa chữa máy D nên theo mình bạn nên tìm hiể CHƯƠNG I: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM CAO ÁP PF I. KHÁI NIỆM VỀ BƠM CAO ÁP PF: 1. Khái niệm : Hệ thống nhiên liệu PF sử dụng trên các loại động cơ Diesel cở nhỏ 1,2 xy lanh như YANMAR, KUBOTA, BÔNG SEN hoặc trên các động cơ nhiều xy lanh cở lớn như máy phát điện, máy tàu thuỷ,... bơm cao áp PF 2. Công dụng Bơm cao áp PF có các công dụng sau : - Tiếp nhiên liệu sạch từ thùng chứa đến kim phun - Ép nhiên liệu với áp lực > 360 kg/cm2 đưa lên kim phun vào trong xilanh đúng thời điểm - Cung cấp nhiên liệu cho động cơ tùy theo yêu cầu hoạt động của động cơ II. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống nhiên liệu bơm PF 1. Sơ đồ cấu tạo: Hình 1-2. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu bơm cao áp PF 2. Cấu tạo các bộ phận: - Bơm cao áp là bộ phận chính của hệ thống nhiên liệu trên động cơ Diesel. Nó cần một sự chính xác và bền chắc cao để có thể kéo dài tuổi thọ mà không sai lệch hay hư hỏng. Vì thế các chi tiết của bơm phải đuợc nghiên cứu kỹ lưỡng chế tạo với độ chính xác cao, vật liệu tốt, khó hao mòn. Hình 1-3. Cấu tạo bơm cao áp PF 1. Đầu nối ống cao áp 2. Van cao áp 3. X 3. Xilanh bơm 4. Piston bơm 5. Thanh răng 6. Chụp lò xo trên 7. Lò xo piston 8. Vòng răng 9. Ống dẫn hướng 10. Vỏ bơm Một bơm cao áp PF gồm các bộ phận như sau : - Van cao áp : khi áp lực nhiên liệu cao hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra để nhiên liệu đến kim phun. Khi thời gian phun chấm dứt, áp lực nhiên liệu giảm, lò xo đẩy van đóng lại. Trong khi đóng phần hình trụ phía dưới đi vào trong bệ tạo áp thấp làm giảm áp lực nhiên liệu đến kim phun. Nhờ thế kim phun được dứt khoát, tránh tình trạng rỉ dầu nơi đót kim phun trước và sau khi phun. - Xy lanh bơm : có một hay hai lỗ, lỗ dầu ra ở phía vít chặn xy lanh, vít chặn xy lanh ngoài nhiệm vụ định vị xilanh còn có nhiệm vụ chịu sức tác dụng của áp lực dầu về để tránh xói mòn vỏ bơm. - Piston bơm : thường có lằn vặt xéo trên hay phía dưới để phân lượng nhiên liệu, đuôi piston có hai tay ăn ngàm với hai rãnh chữ U ở khâu răng và trên tay của đuôi piston đều có dấu. Khi ráp dấu trên tay của piston phải trùng với dấu trên rãnh chữ U. - Vòng răng và thanh răng : có nhiệm vụ định lượng nhiên liệu đưa đến kim phun, trên vòng răng và thanh răng đều có dấu, khi ráp phải chú ý cho chúng trùng nhau. Hình 1-4. Các dấu của bơm PF 3. Nguyên lý hoạt động Để hiểu rõ nguyên lý hoạt động bơm cao áp PF, ta tạm chia ra ba giai đoạn : Nạp nhiên liệu, Khởi sự bơm và Chấm dứt bơm A. Nạp dầu B. Ép dầu khởi phun C. Phun D. Dứt phun E. Tắt máy Hình 1-5. Nguyên lý làm việc bơm PF 1. Nạp nhiên liệu: Khi động cơ làm việc, lúc piston bơm xuống thấp nhất nhiên liệu ở xung quanh xilanh vào xilanh bơm bằng cả hai lỗ dầu vào và dầu ra. 2. Khởi sự bơm : Đến thì phun dầu, cốt cam gắn ở động cơ điều khiển piston bơm đi lên ép nhiên liệu trong xilanh. Lúc piston đi lên, khi nào đỉnh piston đóng hết 2 lỗ dầu ở xilanh thì nhiên liệu bắt đầu ép ( ta gọi là điểm khởi phun ). Khi áp lực dầu ép tăng lên mạnh hơn áp lực của lò xo van cao áp, van mở ra nhiên liệu đưa đến kim phun để phun vào xylanh động cơ. 3. Chấm dứt bơm : Piston tiếp tục đi lên ép nhiên liệu, đến khi lằn vặt xéo ở piston mở lỗ dầu xả, dầu từ trên đỉnh piston theo lỗ khoan giữa piston tràn ra ngoài xi lanh. Thì phun chấm dứt ( ta gọi là điểm dứt phun ), piston tiếp tục đi lên cho hết khoảng chạy của nó. Hiện tượng phun rớt: Ngay sau khi bơm cao áp dứt bơm, van kim trong đót kim đóng, nơi đầu kim phun vẫn còn nhiễu vài giọt nhiên liệu, đó là hiện tượng phun rớt. Phun rớt làm tiêu hao nhiên liệu, động cơ nhả khói đen và đóng muội than trên đầu kim phun. Để cải tiến tình trạng này người ta dùng van thoát dầu cao áp được thiết kế với hình dáng đặc biệt để : Van cao áp có công dụng: + Ngăn không cho dầu từ ống cao áp về bơm và kiểm soát sơ bộ áp lực 17 – 25 kg/cm2 b, c. Dứt phun nhiên liệu a. Nhiên liệu bơm lên kim C. Mặt côn đóng kín bệ van T. Đai van cao áp A. Thể tích tạo giảm áp Hình 1-6. Cấu tạo đặc biệt của van thoát nhiên liệu cao áp - Nếu rãnh thông từ buồng cao đến kim phun luôn luôn mở, độ muộn thời gian giữa lúc piston bơm bắt đầu đẩy nhiên liệu và lúc kim phun phun nhiên liệu trở nên kéo dài hơn, và ngay cả khi rãnh thông đóng lại, sự cắt nhiên liệu không được thực hiện đúng. Để ngăn ngừa hiện tượng này, thời điểm cung cấp dừng lại, lò xo van cao áp xuống và phần đai van cao áp tiếp xúc với bệ van cao áp, làm cắt sự thông giữa kim phun và buồng cao áp của bơm. + Cải thiện tính phun ( chống hiện tượng nhỏ giọt ) - Van cao áp tiếp tục đi xuống cho đến khi mặt côn C tiếp xúc với bệ van cao áp. Do đai van cao áp đã cắt sự thông giữa kim phun và buồng cao áp nên khi van cao áp đi xuống thể tích trong bệ van cao áp tăng lên và áp suất trong bệ van giảm đi. Nó làm ngừng sự phun từ kim phun hầu như ngay lặp tức và ngăn ngừa hiện tượng nhỏ giọt 4. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu 1. Xilanh 2. Lỗ nạp 3. Piston 4. lằn vạt xéo 5. Thanh răng Hình 1-7. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu - Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu của bơm PF là xê dịch thanh răng để xoay piston cho rãnh xiên của nó mở sớm hay mở trễ lỗ thoát dầu - Giai đoạn tăng ga: Khi ta xoay piston qua trái cạnh xiên sẽ mở trễ lỗ thoát dầu, nhiên liệu bơm đi nhiều, vận tốc trục khuỷu động cơ tăng - Giai đoạn giảm ga: Khi ta xoay piston qua phải cạnh xiên sẽ mở sớm lỗ thóat dầu, nhiên liệu bơm đi ít, vận tốc trục khuỷu động cơ giảm - Giai đoạn tắt máy: Nếu xoay piston tận cùng qua phía phải rãnh đứng của piston sẽ đối diện với lỗ thoát dầu , lưu lượng nhiên liệu lúc này là số 0, Giai đoạn tắt máy 5. Bộ điều tốc cơ khí bơm cao áp PF a. Cấu tạo Hình 1-9. Bộ điều tốc cơ khí bơm PF 1. Chiều tăng ga 2. Chiều giảm ga 3. Khâu trượt 4. Quả tạ 5. Piston 6 .Vòng răng 7. Thanh răng 8. Cần liên hệ 9. Lò xo điều tốc 10. Bánh răng trục khuỷu b. Nguyên lý hoạt động - Hoạt động bộ điều tốc cơ khí PF dưạ trên nguyên lý sau : + Nếu vận tốc trục khuỷu tăng, lực li tâm mạnh đẩy hai quả tạ bung ra, thắng lực căng lò xo điều tốc đẩy cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía giảm nhiên liệu + Nếu vận tốc trục khuỷu giảm, lực li tâm yếu, hai quả tạ xếp lại, lò xo điều tốc kéo cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về tăng nhiên liệu - Các trường hợp hoạt động của bộ điều tốc PF được mô tả như sau : + Điều khiển núm ga Tăng ga : kéo núm ga về phía tăng ga, lò xo điều tốc 9 kéo cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía tăng nhiên liệu cho động cơ để đáp ứng trường hợp tăng ga Giảm ga : kéo núm ga về phía giảm ga, lò xo điều tốc 9 kéo cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía giảm nhiên liệu cho động cơ để đáp ứng trường hợp giảm ga + Núm ga cố định, mức tải thay đổi Mức tải giảm : ví dụ động cơ ổn định ở số vòng quay 1000 vòng/phút Nếu xảy ra trường hợp mức tải giảm đột xuất, động cơ trở nên nhẹ,vận tốc trục khuỷu tăng,lực li tâm mạnh đẩy hai quả tạ bung ra thắng lực căng lò xo điều tốc đẩy cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía giảm nhiên liệu cung cấp cho động cơ để ổn định số vòng quay 1000 vòng/phút Mức tải tăng : tốc độ động cơ như trên Nếu mức tải động cơ tăng lên đột xuất, động cơ trở nên nặng, tốc độ trục khuỷu giảm, lực li tâm yếu, hai quả tạ xếp lại, lò xo điều tốc kéo cần liên hệ 8 và thanh răng 7 về phía tăng nhiên liệu cho động cơ để ổn định số vòng quay 1000 vòng/phút. 6. Đặc điểm của bơm cao áp PF : - Bơm PF không có cốt cam nằm trong bơm - Bơm được gắn bên hông động cơ - Mỗi xylanh động cơ có một bơm riêng biệt, nhờ thế mà ống dẫn từ bơm cao áp đến kim phun ngắn. - Kích thước đường kính piston 4 ¸ 40 mm, khoảng chạy từ 5 ¸ 35 mm, lưu lượng cung cấp một lần phun từ 25 ¸ 3800 mm3. * Giải thích kí hiệu ghi trên thân bơm : Ví dụ : Ở vỏ bơm có ghi APF 1 A 70 A 2123556 1 2 3 4 5 6 1) APF : Loại bơm cá nhân của Mỹ A : American Bosch PF : Bơm cá nhân 2) 1 : số piston bơm (1 piston) 3) A : Cỡ bơm A : Cỡ nhỏ; B : Cỡ trung; Z : Cỡ lớn 4) 70 : đường kính piston tính bằng 1/10mm (7mm) 5) A : Đặc điểm thay thế tùy theo cỡ bơm 6) Đặc điểm của nhà chế tạo ấn định để thay đổi các phụ tùng. III. Bơm cao áp PM trên máy YANMAR 1. Cấu tạo 1. Xilanh bơm 11.Bánh răng trục cam 2. Van dầu về 14.Cần bơm tay 7. Vít chỉnh lưu lượng 11.Bánh răng trục cam 8.Lò xo điều tốc 3. Van bi 13. Miếng cân bơm 4. Quả tạ 5. Cam 8. Núm ga 6. Bộ điều tốc 12 Bánh răng trục khuỷu15. Đệm đẩy Hình 1-10. Bơm cao áp và bộ điều tốc bơm PM - So với bơm cao áp PF, bơm cao áp YANMAR có cấu tạo đơn giản hơn nhiều vì không có thanh răng và vòng răng. Piston bơm là một đoạn thép hình trụ đơn giản. Việc định lượng nhiên liệu bơm đi được thực hiên nhờ van dầu về 4 - Bơm vận chuyển do trục cam của động cơ dẫn động. van thoát dầu về 4 bố trí giữa xilanh bơm và van thoát nhiên liệu cao áp 3. Nếu van 4 cho nhiên liệu trở về nhiều thì lượng dầu bơm đi ít, giảm ga. Nếu van 4 đóng kín, nhiên liệu bơm đi nhiều, tăng ga. Núm điều khiển 9 và bộ điều tốc 5 điều khiển van 4 2. Nguyên lý hoạt động - Thì nạp nhiên liệu : khi cam chưa đội, lò xo piston đẩy piston đi xuống mở lỗ nạp, nhiên liệu tự tràn vào trong xilanh bơm nếu thùng chứa nằm phía trên ( phải qua bơm tiếp vận nếu thùng chứ nằm phía dưới ) - Thì phun và dứt phun nhiên liệu : khi cam đội, piston di chuyển lên đến khi lỗ nạp bị cạnh ngang của đầu piston bơm án lại thì khởi phun bắt đầu, piston tiếp tục di chuyển lên, van thoát dầu cao áp mở cho nhiệu đến kim phun xịt vào xilanh động cơ. Vì piston không có cạnh vạt xéo nên khoảng chạy, thì khởi phun và dứt phun không thay đổi. thì dứt phun khởi sự lúc đệm đẩy đi xuống 3. Nguyên lý thay đổi lưu lượng nhiên liệu Phương pháp định lượng này tùy thuộc vào vị trí của van đầu về - Van xả đóng hết vào sát bệ nhiên liệu không về được,nhiên liệu đưa lên kim tối đa khi có tải tối đa - Van xả hé mở ít, nhiên liệu về ít, nhiên liệu đưa lên kim giảm phù hợp với chế độ có tải ít hay không tải - Van xả mở hết nhiên liệu xả về hết, không đưa lên kim, động cơ ngưng hoạt động ứng với trường hợp tắt máy. CHƯƠNG II: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BƠM CAO ÁP PF A. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HƯ HỎNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM PF TRÊN ĐỘNG CƠ. I. Mục đích - Giúp cho học viên có thể xác định được tình trạng hoạt động của bơm cao áp PF trên động cơ II. Chuẩn bị - Động cơ có sử dụng bơm cao áp PF ( chắc chắn rằng động cơ vẫn hoạt động tốt) - Nhiên liệu, dầu bôi trơn - Các dụng cụ cần thiết cho quá trình kiểm tra vận hành III. phương pháp thực hiện 1. Đối với động cơ sử dụng một bơm PF - Kiểm tra nhiên liệu ở thùng chứa ( nếu hết thì phải thêm vào ), kiểm tra sự rò rỉ nhiên liệu ở các khâu nối. - Xả gió hệ thống nhiên liệu - Để thanh răng ở vị trí phun dầu tối đa - Quay máy, nếu động cơ không nổ thì kiểm tra theo thứ tự như sau : Bước 1 : Kiểm tra độ kín khít của van cao áp bằng cách Cách 1 - Gắn vào bơm một áp kế chịu được 500 kg/ cm2 - Để thanh răng ở vị trí phun dầu tối đa và quay máy nâng áp suất lên 250 kg/cm2, sau đó quay máy cho piston bơm xuống ĐCD - Quan sát trong 10 giây, nếu áp kế không tụt quá 20kg/cm2 là van cao áp tốt Cách 2 - Mở ống dầu cao áp, kéo thanh răng về vị trí tắt máy - Đưa hơi có áp lực từ 4 – 5 kg/cm2 vào đường dầu vào, quan sát mức dầu trên đầu bơm cao áp - Nếu không có sủi bọt thì van kín. Bước 2 : Kiểm tra độ kín khít của piston bơm và xilanh ( giả sử van tốt ) + Tháo van cao áp ra + Quay máy theo chiều chạy cho piston bơm xuống ĐCD cho nhiên liệu trào ra rồi quay từ từ cho dầu ngưng trào + Quan sát mực dầu ngưng trào này, nếu mực dầu lồi lên chứng tỏ piston bơm và xilanh bị mòn. Bước 3 : Nếu van cao áp, piston-xilanh bơm tốt thì ta tháo kim ra gắn vào bơm một kim phun mới đã được điều chỉnh, sau đó quay máy, nếu động cơ nổ chứng tỏ kim phun củ bị hỏng 2. Đối với động cơ sử dụng nhiều bơm PF Giết từng máy để xác định xem máy nào có vấn đề. Có vấn đề thì ta làm các bước như phần trên B. PHƯƠNG PHÁP THÁO RÁP BƠM CAO ÁP PF I. Mục đích - Giúp cho học viên có thể tháo ráp kiểm tra sửa chữa bơm cao áp PF. II. Chuẩn bị - Một bơm cá nhân PF cần kiểm tra tháo lắp - Các dụng cụ cần thiết cho việc lắp ráp kiểm tra - Dầu rửa và giẻ lau III. Phương pháp thực hiện 1. Tháo bơm cao áp PF từ động cơ ra - Quay máy để cam không đội bơm cao áp - Tháo ống dầu cao áp lên kim phun - Tháo các ống dầu đến và ống dầu hồi - Tháo các bulong bắt bơm và động cơ - Lấy bơm cao áp ra khỏi động cơ 2. Tháo rời * Lưu ý quan trọng trước khi tháo : + Mặt bàn thợ và hàm bàn kẹp phải được bọc kim loại mềm như nhôm, thau lá hay chì để tránh làm trầy sướt chi tiết bơm. + Rửa sạch bên ngoài bơm trước khi tháo chi tiết bơm + Các chi tiết tháo ra phải ngâm trong dầu gasoil sạch + Không được dùng dụng cụ sắc bén bằng kim loại cứng như sắt, thép để cạo sạch chi tiết bơm. * Qui trình tháo như sau : - Tháo khoen chận nơi đáy bơm - Lấy ống dẫn lò xo, piston bơm, khâu răng và chén chận ra. - Tháo vít chặn thanh răng - Rút thanh răng khỏi thân bơm. * Chú ý : Không nên tháo mũi chỉ gắn nơi thân bơm và các khoen chêm (Shim) nếu cần tháo nên ghi dấu trước. Trường hợp khoen chêm bị thất lạc nên gắn mũi chỉ thế nào khi thanh răng ở phía cúp dầu (stop) đầu mũi chỉ nằm ngay 0 nơi thanh răng. - Dùng chìa khóa tháo đầu ống nối. - Lấy lò xo van cao áp ra. - Dùng cảo để cảo bệ van cao áp ra. Van cao áp phải được lắp vào thành bệ của nó cho khỏi lộn. - Tháo vít kềm xilanh và đệm khí - Đẩy xilanh ra khỏi thân từ dưới lên trên lắp piston và xilanh của nó thành từng bộ và để trên giấy sạch. - Tháo vít xả gió và đệm kín không cần tháo mũi chỉ số chêm của nó 3. Kiểm tra sửa chữa bơm cao áp PF : Sau một thời gian hoạt động phải kiểm tra sửa chữa các chi tiết của bơm : - Thân bơm : kiểm tra nếu bị nứt, thì có thể hàn hoặc gia công nguội, nếu hư quá phải thay mới. - Piston xylanh : dùng kính phóng đại để kiểm tra mặt ngoài của piston và xilanh bơm.Nếu có vết trầy, chứng tỏ có chất bẩn trong nhiên liệu - Van và đế cao áp : dùng kính phóng đại kiểm tra, nếu mòn, khuyết rỗ mặt nơi phần côn hay phần trụ cần xoáy phần côn, phần trụ không được xoáy cát mà chỉ lau lại bằng mỡ. - Đệm đẩy :mòn khuyết nơi đầu ốc hiệu chỉnh khoảng hở quá nhiều giữa chốt và con lăn cần tiện mới hay thay thế. - Lò xo cao áp :nứt hay cong, thay mới hoặc nắn thẳng. - Ống xoay và vòng răng : vít vòng răng bị hư, rãnh chữ U của xoay ống bị mòn khuyết, cần thay mới hoặc hàn đắp. - Lò xo piston : nứt hay rỗ mặt, cong vênh cần thay mới. - Vít kềm xylanh :răng bị mòn sướt, chuôi bị cong cần thay mới - Các rắc co :lờn răng hoặc bó răng cần thay mới. 4. Ráp bơm cao áp PF : - Trước khi ráp phải nhúng lại các chi tiết trong dầu gasoil sạch. Tuyệt đối không dùng vải lau, vì sợi bông trong vải có thể làm kẹt hỏng piston bơm, xilanh bơm và các chi tiết khác. * Qui trình lắp như sau : Lưu ý : Ốc định vị bắt vào lỗ dài - Lắp xilanh vào thân bơm hướng rãnh đứng về phía vít kềm xilanh. Ráp vít kềm xilanh và đệm kín, siết chặt vít kềm có đệm kín, xilanh bơm có thể di động khoảng ngắn lên xuống. - Rửa sạch van cao áp và bệ của nó ráp toàn bộ vào bên trên của xilanh. - Để lò xo vào, ráp và siết chặt đầu ống nối. Muốn cho vị trí lò xo và đệm kín của van cao áp được ổn định ta siết vào và tháo nhiều lần trước khi siết chặt và đúng lực siết. - Lắp thử piston vào xilanh, piston phải di động trơn trong mọi vị trí của xilanh sau đó lấy ra để lắp các chi tiết khác. - Ráp thanh răng vào lỗ nơi than bơm sau đó lắp vòng răng vào sao cho dấu nơi thanh răng và vòng răng ngay nhau( nếu không có dấu : ráp sao cho khi kéo thanh răng về tắt máy, rãnh đứng phải trùng với lỗ dầu về ( lỗ dài trên xilanh) ) Hình 2-1. Dấu ráp của bơm PF - Lắp piston, lò xo,chén chận và ống dẫn lò xo như sau : + Lắp piston vào xilanh sao cho dấu nơi tai của đuôi piston ngay với dấu nơi rãnh chử U của vòng răng + Lắp lò xo + Nâng piston lên vừa tầm để lắp chén chận lò xo + Lắp ống dẫn lò xo + Lắp khoen chận - Lắp các chi tiết khác 5. Lắp bơm cao áp vào động cơ 5.1 Loại có dấu ở cửa sổ thân bơm 1. Dấu ở đệm đẩy 2. Dấu ở vỏ bơm 3. Ốc khóa 4. Thân bơm 5. Đệm đẩy 6. Cam Hình 2-2. Dấu cân bơm - Chùi thật sạch mặt bắt bơm ở bơm và động cơ. - Quay cốt máy cho đệm đẩy bơm cao áp xuống điểm chết dưới - Bắt bơm vào động cơ, siết đai ốc cho đều và đúng lực siết. - Quay cốt máy động cơ theo chiều chạy đến lúc piston lên đến tử điểm thượng cuối thì nén và dấu phun dầu sớm (chữ I hay F) ở bánh trớn hay puly ngay dấu chỉ thị. - Nhìn dấu ở cửa sổ thân bơm, dấu này phải ngay với lằn gạch của chụp đệm đẩy. + Nếu lằn gạch ở đệm đẩy nằm cao hơn dấu cửa sổ thì ta phải hiệu chỉnh đệm đẩy ở động cơ đi xuống hoặc thêm chêm ở mặt bắt bơm. + Nếu lằn gạch ở đệm đẩy nằm thấp hơn dấu cửa sổ thì ta phải điều chỉnh đệm đẩy đi lên hay bớt chêm ở mặt bắt bơm. - Kiểm tra một lần nữa bằng cách quay cốt máy khi dấu phun sớm ở bánh đà ngay chỉ thị đứng, piston động cơ đang ở cuối nén đầu nổ thì lằn gạch ở đệm đẩy trùng với lằn gạch cửa sổ. 5.2. Loại không có dấu ở cửa sổ thân bơm : - Những bơm cao áp cỡ nhỏ thường không có cửa sổ cân bơm hoặc trường hợp dấu cân bơm không rõ, ta áp dụng phương pháp ngưng trào. Cơ bản của phương pháp này là : lúc piston mở các lỗ nạp và thoát dầu sẽ trào ra ở rắc co ráp van thoát cao áp (đã tháo van ra). Khi piston tiến lên bít lỗ nạp và thốt để khởi sự bơm thì dầu sẽ ngưng trào. a. Xác định lằn vạt xéo : - Chùi thật sạch mặt bắt bơm ở bơm và động cơ. - Quay cốt máy cho đệm đẩy điều khiển bơm xuống - Bắt bơm vào động cơ, siết đai ốc cho đều và đúng lực siết. - Gắn ống nhiên liệu từ thùng chứa qua 2 lọc đến bơm. - Tháo ốc lục giác, lấy van cao áp ra rồi gắn ốc lục giác và lò xo lại.Siết chặt ốc lục giác lại. - Để thanh răng ở vị trí trung bình. - Cho nhiên liệu thông từ thùng chứa đến bơm. - Quay cốt máy xuống tử điểm hạ, nhiên liệu sẽ trào ra ở ốc lục giác (dùng khay hứng dầu trào xuống đất). - Tiếp tục quay cho đến khi nào nhiên liệu vừa ngưng trào (dùng ngón tay phủi ở đầu lục giác để biết chính xác) thì dừng lại. - Di chuyển thanh răng qua lại một tí. - Nếu dầu vẫn ngưng trào là piston có vạt xéo dưới. Ta cân bơm theo phương pháp ngưng trào mạch đóng - Nếu dầu trào lại là piston có vạt xéo trên. Ta cân bơm theo phương pháp ngưng trào mạch hở b. Cân bơm theo phương pháp ngưng trào mạch đóng - Để thanh răng vị trí nào cũng được trừ stop - Lấy van cao áp ra - Tiếp tục quay cốt máy theo chiều chạy, cho pis-ton bơm xuống ĐCD và cho nhiên liệu trào ra rồi từ từ quay cho đến khi nào ngưng trào thì dừng lại (lưu ý ngưng trào ở cuối thì ép) - Nhìn dấu phun dầu sớm ở bánh trớn hay puly dấu phải ngay dấu chỉ thì đứng. + Nếu dấu ở puly chưa đến dấu chỉ thị tức là bơm đã cân sớm, ta phải tháo bơm ra vặn ốc hiệu chỉnh đệm đẩy xuống hay thêm chêm ở mặt bắt bơm. + Nếu dấu đã qua rồi ta phải hiệu chỉnh đệm đẩy lên hay bớt chêm ở mặt bắt bơm. Hình 3-3. Dấu cân bơm PF - Ráp bơm lại và thử lại bằng cách quay cốt máy cho dầu trào ra rồi từ từ quay đến lúc dầu vừa dứt trào thì ngưng lại, lúc này dấu phun dầu sớm ở bánh trớn ngay chỉ thị đứng. - Ráp van cao áp, xả gió cho động cơ phát hành. c. Cân bơm theo phương pháp dầu trào mạch hở - Để thanh răng ở vị trí cầm chừng, không lấy van cao áp ra Hình 2-4. Cân bơm theo phương pháp dầu trào mạch hở - Dùng đoạn ống nhựa trong gắn vào đoạn ống cao áp rồi lắp vào bơm như hình vẽ - Quay cốt máy theo chiều chạy cho pis-ton bơm xuống cho nhiên liệu vào ống nựa trong cho tới nửa ống. Sau đó quay từ từ và theo dõi mức nhiên liệu trong ống nhựa trong, khi thấy nhiên liệu vừa nhích lên trong ống nhựa trong thì dừng lại ( đây là thời điểm khởi phun ) - Nhìn dấu phun dầu sớm ở bánh trớn hay puly dấu phải ngay dấu chỉ thì đứng. + Nếu dấu ở puly chưa đến dấu chỉ thị tức là bơm đã cân sớm, ta phải tháo bơm ra vặn ốc hiệu chỉnh đệm đẩy xuống hay thêm chêm ở mặt bắt bơm + Nếu dấu đã qua rồi ta phải hiệu chỉnh đệm đẩy lên hay bớt chêm ở mặt bắt bơm. - Ráp bơm lại và thử lại bằng cách quay cốt máy từ từ và quan sát nhiên liệu vừa dâng lên trong ống nhựa trong, lúc này dấu phun dầu sớm ở bánh trớn ngay chỉ thị đứng. - Xả gió, cho động cơ phát hành 6. Xác định kích thước hiệu chỉnh : - Muốn hiệu chỉnh đệm đẩy hay thêm bớt đệm một cách chính xác và chỉ làm một lần thực hiện như sau : Ví dụ : Khi dầu đã ngưng trào mà dấu ở puly chưa ngay dấu chỉ thị tức đã cân sớm ta thực hiện như sau : + Khóa dầu lại, tháo ốc lục giác ra, lấy van cao áp ra. + Dùng so kế ( hay thước kẹp ) sỏ cây đường kính lối 3 ly vào lỗ bệ van cho đụng đầu piston bơm. + Quay volant từ từ cho dấu ở puly ngay dấu chỉ thị + Xem so kế ( hay thước kẹp ) để biết piston di chuyển bao nhiêu. + Chỉnh đệm đẩy xuống ( hay thêm chêm ) theo số liệu vừa đo. C. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH THỜI ĐIỂM PHUN BƠM PF I. Mục đích - Giúp cho học viên biết phương pháp điều chỉnh thời điểm phun dầu của bơm cao áp PF II. Chuẩn bị - Động cơ sử dụng bơm cá nhân PF - Nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát - Các dụng cụ cần thiết cho quá trình công tác III. Phương pháp thực hiện - Sau khi cho động cơ phát hành, để động cơ nổ ổn định. Lên xuống ga và lắng nghe tiếng nổ của động cơ để xác định bơm đang cân sớm hay trể. Có hai phương pháp điều chỉnh thời điểm phun là điều chỉnh đệm đẩy hoặc thêm bớt chêm vào mặt bắt bơm với động cơ. 1. Điều chỉnh bằng đệm đẩy - Khóa nhiên liệu - Tháo ống dẫn dầu cao áp từ bơm đến kim phun và ống dầu đến - Tháo ốc bắt bơm vào động cơ, lấy bơm ra khỏi động cơ - Nếu cần cân sớm, hiệu chỉnh ốc hiệu chỉnh sao cho đệm đẩy đi lên (hiệu chỉnh cho đệm đẩy dài ra) Hình 2-5. Điều chỉnh bằng đệm đẩy 1. Dấu ở đệm đẩy 2. Dấu cố định ở vỏ bơm 3. Ốc khóa 4. Thân bơm 5. Đệm đẩy 6. Cam - Nếu cần cân trể, hiệu chỉnh ốc hiệu chỉnh sao cho đệm đẩy đi xuống ( hiệu chỉnh cho đệm đẩy ngắn lại) - Ráp bơm cao áp vào động cơ, xiết các ốc nối cho đều và đúng lực xiết - Ráp các ống dẫn dầu - Mở khóa nhiên liệu - Xả gió bơm và kim phun - Khởi động động cơ kiểm tra lại nếu chưa được thì làm lại từ đầu 2. Điều chỉnh bằng cách thêm, bớt đệm ở mặt bơm - Khóa nhiên liệu - Tháo các ống dẫn dầu đến bơm và đến kim phun - Tháo ốc bắt bơm vào động cơ, lấy bơm ra khỏi động cơ - Nếu cân trể ta thêm đệm vào mặt bắt bơm vào động cơ Hình 2-6. Điều chỉnh bằng cách thêm bớt đệm - Nếu cân sớm ta bớt đệm vào mặt bắt bơm vào động cơ - Ráp bơm cao áp vào động cơ - Ráp các ống dầu đến bơm và đến kim - Xả gió bơm cao áp, kim phun -Khởi động động cơ, kiểm tra lại xem được chưa nếu chưa được thì làm lại D. PHƯƠNG PHÁP XẢ GIÓ TRONG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU BƠM PF I. Mụch đích - Giúp cho học viên biết cách xả gió trong hệ thống nhiên liệu bơm PF sau khi sửa chửa bơm, súc rửa các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu hoặc hết nhẵn nhiên liệu đột xuất II. Chuẩn bị - Động cơ sử dụng bơm PF hoạt động được cần xả gió - Nhiên liệu, dầu bôi trơn, nước làm mát - Các dụng cụ cần thiết cho quá trình công tác III. Phương pháp thực hiện Thao tác xả gió một bơm PF như sau : - Nạp đầy nhiên liệu vào thùng chứa - Nới lỏng vít xả gió A trên nắp bầu lọc thứ cấp, nhiên liệu từ thùng chứa sẽ chảy xuống bầu lọc và thốt ra nơi con vít này có lẫn bọt không khí. 1. Bơm cao áp 6. Thùng chứa 2. Ốc xả gió 7. Khóa dầu 3. Ống cao áp 8. Lọc dầu 4. Kim phun 9. Ống dầu đến bơm 5. Ống dầu về 10. Ốc xả cặn A. Vít xả gió nơi bầu lọc B. Rắc co nối ống dầu cao áp tại kim phun Hình 2-7. Phương pháp xả gió bơm PF - Đến khi dầu thốt ra không có bọt là hết không khí trong bầu lọc. Khóa vít xả gió - Tiến hành xả gió tại bơm cao áp PF như sau : + Kéo thanh răng đến vị trí stop + Nới lỏng vít xả gió (2), dầu lẫn bọt sẽ trào ra đến khi hết bọt là sạch gió trong bơm. Khóa vít xả gió (2) + Xả gió kim phun nhiên liệu bằng cách nới lỏng rắc co B của kim phun, kéo thanh răng bơm đến vị trí lưu lượng tối đa, quay máy hoặc bơm tay bơm cao áp cho nhiên liệu bơm lên kim. Sẽ thấy dầu và gió trào ra nơi rắc co đang nới lỏng. hết bọt là được. Siết cứng rắc co + Bơm tay hoặc quay máy vài vòng, nghe tiếng dầu phun “ kít kít “ là khởi động được Nhấn để mở rộng...
- Lò xo
Huynhngocvan
Thành viên O-H
Bác cho e hỏi sao bài viết này mình k nhìn thấy hình ảnh đính kèm vậy.Bạn hãy đăng nhập hoặc đăng ký để phản hồi tại đây nhé.
Đăng nhập liền nha, dễ lắm Chia sẻ: Facebook Email Chia sẻ Liên kếtĐã ghim
Cà phê OH
#cafe-ohHội anh em sửa chữa ô tô
#hoi-mau-nhiem-nhotChủ đề bác đang quan tâm
- 88clbqz.com là trang đăng nhập chính thức và uy tín của nhà cái 88CLB, ra mắt vào năm 2024. Trang
- Mới nhất: 88clbqzcom
- 39 phút trước
- VN88 Nhà cái cá cược trực tuyến uy tín. VN 88 cung cấp trò chơi đa dạng, tỷ lệ cược
- Mới nhất: vn88v2
- Hôm nay lúc 11:11
- WW88 với địa chỉ chính thức ww88qz.com là trang web uy tín của nhà cái W88, mang đến trải nghiệm
- Mới nhất: ww88qzcom
- Hôm nay lúc 10:32
- https://www.youtube.com/watch?v=Zj17FaCtsAM
- Mới nhất: Phuong1979
- Hôm nay lúc 09:05
- https://www.youtube.com/watch?v=mbPhtkn8SoE
- Mới nhất: Phuong1979
- Hôm nay lúc 08:55
Từ khóa » Cách Tháo Lắp Bơm Pf
-
Kiểm Tra Tháo Lắp Bơm Cao áp PF Quy Trình Tháo Bơm Cao ... - 123doc
-
Qui Trình Tháo Lắp Bơm Cao áp PF - 123doc
-
Hướng Dẫn Tháo Và Ráp Bơm Cao áp PF(Guideline To Remove And ...
-
Thực Hành # Cách Tháo Bơm Cao áp PF Loại Lớn Trên Tàu Thủy
-
Kiểm Tra Tháo Lắp Bơm Cao Áp Pf Quy Trình ... - Duongmonkyhiep
-
Hướng Dẫn Lắp Ráp Bơm Cao áp PF(Manual Of PF High Pressure Pump)
-
#1 Hướng Dẫn Tháo Và Ráp Bơm Cao áp PF(Guideline To Remove And ...
-
Kiểm Tra Tháo Lắp Bơm Cao Áp Pf Quy Trình ...
-
Quy Trình Tháo Lắp Bơm Nhiên Liệu Cao áp Trên ô Tô Chi Tiết - VATC
-
Bơm Cao áp PF - Những điều Bạn Cần Biết | DPRO Việt Nam
-
Quy Trình Lắp đặt, điều Chỉnh Bơm Cao áp Dãy PE - Tailieuoto
-
Tài Liệu Bơm Cao áp PF | OTO-HUI - Mạng Xã Hội Chuyên Ngành Ô Tô
-
[PDF] Mô Hình Tháo Rời Bơm Cao áp Tập Trung PE - TaiLieu.VN
-
Tháo Lắp Bơm Nhiên Liệu Cao Áp - OBD Việt Nam