Thảo Luận Về Xét Nghiệm Chẩn đoán & Sàng Lọc Di Truyền Phôi Tiền ...
Có thể bạn quan tâm
Với mục tiêu thảo luận, trao đổi và cập nhật các tiến bộ mới trong chẩn đoán & sàng lọc phôi tiền làm tổ, Công ty GENTIS đã tổ chức hội thảo thành công tốt đẹp với sự tham gia của hơn 30 y bác sĩ thuộc ban lãnh đạo, trưởng khoa, phó khoa, bác sỹ và các điều dưỡng đang công tác tại Bệnh viện. Trong đó, rất hân hạnh khi có sự tham dự của các y bác sĩ đầu ngành tại Bệnh viện Quốc tế Phương Châu như: BS. Dư Huỳnh Hồng Ngọc - Trưởng khoa IVF, BS. Nguyễn Thị Diệu - Phó khoa xét nghiệm và hai Phó khoa phòng lab là ThS. Diệp Văn Minh và Phan Thị Dọn.
Mở đầu buổi hội thảo là phần báo cáo của BS. Nguyễn Vạn Thông về “Xét nghiệm Chẩn Đoán Di Truyền Phôi Tiền Làm Tổ”. Theo bài thảo luận, Trưởng khoa Di truyền học BV Hùng Vương đã đề cập tới tổng quan về xét nghiệm Chẩn đoán di truyền phôi tiền làm tổ và giải thích chi tiết về quy trình thực hiện xét nghiệm. Bên cạnh đó, Bác sĩ Thông đã trình bày về sự tương hỗ, bổ trợ toàn diện giữa các xét nghiệm PGT-A, PGT – M, PGT – HLA và PGT – P trong chẩn đoán & sàng lọc phôi không bị lệch bội hay mang gene bệnh, hỗ trợ cho quá trình chọn lọc phôi được tối ưu hóa trước khi thực hiện chuyển phôi.
Việc này đồng thời làm gia tăng khả năng đậu thai khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), giúp cho trẻ sinh ra được khỏe mạnh, không mắc phải những hội chứng di truyền đã sàng lọc. Thông qua bài báo cáo, các bác sĩ của bệnh viện đã nhận biết được sự hỗ trợ quan trọng của xét nghiệm PGT trong chẩn đoán và thực hiện IVF.
Phần 2 của hội thảo là bài báo cáo của BS. Lý Thái Lộc – Trưởng khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Hùng Vương về đề tài: “Sàng lọc di truyền trước chuyển phôi – Preimplantation genetic testing (PGT)”. Phần báo cáo của Bác sĩ Lộc đã bổ sung thêm ý nghĩa và vai trò quan trọng của xét nghiệm PGT trong quá trình thực hiện IVF hay sàng lọc trước sinh đối với phụ nữ trên 35 tuổi. Ngoài ra, Trưởng khoa Hiếm muộn BV Hùng Vương đã giải thích chi tiết những ưu nhược điểm của PGT – A để làm nổi bật tính tối ưu và toàn diện của việc kết hợp các xét nghiệm PGT – A, PGT – M, PGT – HLA và PGT – P.
Sau 2 bài báo cáo, các bác sĩ tại bệnh viện và chuyên gia đã trao đổi, giải đáp các thắc mắc về các xét nghiệm trong hỗ trợ sinh sản và sự cần thiết của xét nghiệm sàng lọc trước sinh sau khi thực hiện chuyển phôi thành công để có thể sàng lọc toàn diện các bệnh tiềm ẩn ở thể khảm. Bên cạnh đó phương pháp PGT-M sàng lọc di truyền các bệnh đơn gen cũng được lưu ý thực hiện đối với các bệnh di truyền thể lặn.
Cụ thể là, thay mặt bệnh viện Phương Châu, các bác sỹ đưa ra nhiều câu hỏi trao đổi, đặc biệt là việc có nên sàng lọc trước sinh như một thai kỳ bình thường nữa không nếu đã làm xong sàng lọc phôi, chuyển phôi và em bé đã phát triển tốt cũng đã được chẩn đoán các bất thường di truyền 24 NST và câu hỏi tiếp theo là liệu có cần tất cả ba và mẹ làm Kary trước khi xét nghiệm di truyền phôi tiền làm tổ. Chắc hẳn đây là hai câu hỏi vô cùng phổ biến mà nhiều bác sỹ cùng thắc mắc và tại buổi tọa đàm hai chuyên gia đã giải đáp vô cùng chi tiết và tháo gỡ những khúc mắc về các câu hỏi được đề cập tới. Phần thảo luận đã giúp các bác sỹ đang công tác tại bệnh viện và hai chuyên gia có những góc nhìn chuyên sâu hơn và mới mẻ hơn trong việc ứng dụng lâm sàng các cập nhật tiến bộ mới trong chẩn đoán & sàng lọc phôi tiền làm tổ.
Kết lại phần hội thảo là những lời cảm ơn trân trọng từ toàn thể các y bác sỹ đang công tác tại Bệnh viên Quốc tế Phương Châu (Cần Thơ) cùng những đóng góp, chia sẻ kiến thức từ hai chuyên gia BS. Nguyễn Vạn Thông – Trưởng Khoa Di Truyền, Bệnh viện Hùng Vương và BS. Lý Thái Lộc – Trưởng khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Hùng Vương. Qua buổi báo cáo này, GENTIS và Bệnh viện Phương Châu sẽ có những hướng đi mới trong hợp tác phát triển về mảng dịch vụ xét nghiệm hỗ trợ sinh sản, mở rộng hơn là hệ sinh thái xét nghiệm toàn diện của GENTIS như: Nam khoa, Sản khoa, Nhi khoa, Ung bướu, Truyền nhiễm...
Sau buổi hội thảo, GENTIS đã có dịp ghi lại những phỏng vấn từ ban lãnh đạo của Bệnh viên Quốc tế Phương Châu và hai vị diễn giả về buổi chia sẻ kiến thức vừa qua: “Chúng tôi rất vinh dự khi được tham gia buổi tọa đàm kiến thức này để cập nhật các thông tin hữu ích cho các bác sĩ hỗ trợ sinh sản trên cả nước. Buổi báo cáo đã mang đến ý nghĩa to lớn không chỉ với các bác sỹ đang làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản như chúng tôi, mà còn giúp cho các cặp vợ chồng hiếm muộn gia tăng hy vọng có một thai kỳ an toàn, sinh con khỏe mạnh”.
Từ khóa » đã Qua Sàng Lọc
-
Sàng Lọc Di Truyền Trước Chuyển Phôi Là Làm Gì? Vì Sao Cần Thực Hiện?
-
Sàng Lọc Trước Chuyển Phôi Có Tác Dụng Gì? - Vinmec
-
[Tư Vấn] 7 Trường Hợp Nên Sàng Lọc Di Truyền Trước Chuyển Phôi
-
Sàng Lọc Thai Nhi : Có Nên Sử Dụng Phương Pháp Thụ Tinh Ống ...
-
Sàng Lọc Bệnh Từ Phôi Thai để Loại Bỏ Bệnh Di Truyền
-
Sàng Lọc Phôi Bị Nhiễm Sắc Thể Số 21, Làm Sao để Tránh?
-
Thai Thụ Tinh ống Nghiệm Có Sàng Lọc Phôi Thì Phải Làm Những Xét ...
-
Chẩn đoán Di Truyền Phôi Trước Làm Tổ
-
Kỹ Thuật PGD (sàng Lọc Bất Thường Cho Phôi Trong Kỹ Thuật Thụ Tinh ...
-
Xét Nghiệm Sàng Lọc Thai Nhi - Những điều Mẹ Cần Biết
-
Làm Thế Nào Nếu Kết Quả Sàng Lọc Trước Sinh Có Bất Thường
-
Cải Tiến đột Phá Trong Sàng Lọc Phôi Tiền Làm Tổ
-
Xét Nghiệm Sàng Lọc Trước Sinh: Phụ Nữ độ Tuổi 35 Không Nên Bỏ ...