Thảo Mai Là Gì? Vì Sao Người Thảo Mai Lại Bị Ghét? - Phế Liệu Việt

Tuy không xuất hiện trong từ điển tiếng Việt nhưng từ “thảo mai” được sử dụng khá nhiều trong văn phong của giới trẻ để nhận xét và chỉ ra tính cách của một người. Hãy cùng phelieuviet.com tìm hiểu thảo mai là gì, người như thế nào bị coi là thảo mai và tại sao họ lại bị ghét trong bài viết dưới đây nhé.

Content

  • 1 Thảo mai là gì?
  • 2 Người thảo mai là như thế nào?
  • 3 Cô gái được mệnh danh là “Thánh thảo mai”
  • 4 Vì sao người thảo mai lại bị ghét
  • 5 Cách sử dụng từ thảo mai cho đúng

Thảo mai là gì?

Thảo mai là từ không xuất hiện trong từ điển. Vì thế, theo nhiều nguồn tham khảo và truyền miệng, về cơ bản từ này có thể hiểu như sau:

Theo tiếng Hán, “thảo” có nghĩa là cỏ, chỉ loại cây nhỏ, thấp, non nớt, “mai” chỉ tương lai gần, hoặc ám chỉ một loại hoa. Ghép hai từ này với nhau, có thể hiểu thảo mai là chỉ những thứ lạ lẫm, chưa ai biết đến, không biết có thật hay không.

Thảo mai là gì?
Thảo mai là gì?

Tuy nhiên bạn có thể hiểu câu nói này theo nghĩa như sau: “Thảo mai” là từ ngữ chỉ người phụ nữ hay nói một đằng làm một nẻo, bảo người khác làm thế này nhưng mình lại làm thế kia, không trung thực, ngoài mặt thì cười nhưng sau lưng thì nói xấu.

Người thảo mai là như thế nào?

Những người được ám chỉ bằng cụm từ này thường có tính cách theo chiều hướng tiêu cực. Thực chất, thảo mai có nghĩa giống với từ “giả tạo” mà trước đây người ta hay dùng, nhưng có ý nhẹ nhàng hơn. Nói cách khác, thảo mai là một cách nói giảm, nói tránh của “giả tạo”, tạo cảm giác bớt nặng nề hơn khi nhận xét về một người hay một sự vật, sự việc nào đó.

Ở một khía cạnh khác, “thảo mai” còn chỉ những hành động, câu nói gượng gạo, giả lả. Đây cũng là cách lý giải được nhiều người đồng tình và sử dụng nhiều nhất.

Một số biểu hiện của người bị đánh giá là thảo mai có thể kể đến như:

  • Người nói một đằng nhưng trong lòng và thực hiện thì khác xa so với những lời đã nói ra.
  • Những bạn nữ tỏ ra nhẹ nhàng, khéo ăn nói, dễ thương nhưng ở mức độ quá đà, có phần cố tỏ ra như vậy.
  • Người tỏ ra thân thiện, yêu quý người đối diện, nhưng trong thâm tâm thì không hề quý mến gì người đó.
  • Những người tỏ ra quan tâm, khen ngợi, ngưỡng mộ người đối diện nhưng đằng sau lại luôn tìm cách hãm hại, vùi dập họ.
  • Người luôn thân thiết, tốt với mình,đi đâu cũng có nhau. Nhưng lại nói dối, nói xấu sau lưng bạn bè.
  • Những người buôn bán gian lận, lừa đảo, treo đầu dê bán thịt chó.
  • Một số người thảo mai để đạt được mục đích nhất định như người bệnh lấy lòng để được ưu tiên khi khám bệnh, nhân viên thì lấy lòng để được đặt cách trong công việc, học sinh thì lấy lòng để được giáo viên khen ngợi, quan tâm,…
  • Một vài người thì thảo mai với mục đích muốn dành sự kiểm soát người khác. Đó là những người thường tỏ ra tốt bụng, luôn giúp đỡ bạn nhưng lại thường phán xét bạn.

Tuy nhiên không phải người nào có tính thảo mai cũng là những người không tốt. Đôi khi, những người nêu ra nhận xét về những điểm không tốt của khác, nhưng nói một cách ví von, nhẹ nhàng, tránh né việc nói thẳng, nói thật thì việc thảo mai này lại là một điều tốt.

Cô gái được mệnh danh là “Thánh thảo mai”

Nhắc đến cụm từ thảo mai, chúng ta không thể không nhắc đến nhân vật chị Nguyệt trong bộ phim Phía trước là bầu trời. Đây được coi là một trong những hình tượng thảo mai đặc trưng.

chị nguyệt thảo mai
chị nguyệt thảo mai

Sự thảo mai của chị Nguyệt rất đặc sắc, được thể hiện từ cái liếc mắt đến những nụ cười tươi rói khi đối diện với mẹ chồng tương lai hay những pha thả thính kinh điển với người yêu, người làm cùng cơ quan, người yêu của bạn,…Tuy nhiên, sau những lời ngon ngọt đó là một chuỗi thái độ trái ngược hoàn toàn. Vậy mà chị Nguyệt vẫn có thể sống như vậy được, khiến cộng đồng mạng không khỏi thốt lên một cách đầy thán phục.

Vì sao người thảo mai lại bị ghét

Người thảo mai thường xuất hiện với những cử chỉ, hành động tốt đẹp trước mặt mọi người. Tuy nhiên, khi vắng mặt, họ lại đặt điều nói xấu. Hoặc những cô gái thường xuyên có cử chỉ ân cần quan tâm, nhưng sau lưng lại luôn tìm cách hèn hạ để hại người nào đó. Tuy nhiên, đa phần thảo mai thường xuất phát từ những lời nói giả tạo.

Từ thời xa xưa, chúng ta luôn được dạy dỗ về cách làm người và những hậu quả mà sự giả dối đem lại. “Giấy lớn không gói được lửa”, “cây kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”, cho nên, dù bạn có thảo mai hay giả tạo đến mức nào đi chăng nữa thì đến một lúc nào đó con người thật và bản chất của bạn cũng sẽ lộ diện. Lúc đó mọi người sẽ xa lánh bạn.

Tốt nhất là bạn hãy sống thật với chính mình, sống thật với cảm xúc và chính mình, bạn sẽ nhận lại yêu thương và hạnh phúc từ mọi người xung quanh.

Cách sử dụng từ thảo mai cho đúng

Thảo mai bên cạnh việc đứng độc lập thì còn được đi kèm với một số từ để tạo thành cụm từ liên quan như giọng thảo mai, nhìn thảo mai, đồ thảo mai, trông thảo mai tạo nên ý nghĩa rõ ràng hơn. Dù đứng một mình hay kết hợp thì nghĩa của từ thảo mai cũng không hề thay đổi: đó là giả tạo.

Đồ thảo mai: ý nói đến một người nào đó sống giả tạo lúc này lúc khác

Giọng thảo mai: giọng nói nghe có vẻ dễ nghe nhưng đằng sau lại lật lọng, không thành thực

Trông thảo mai/Nhìn thảo mai: nhìn vẻ bên ngoài giả tạo, có thể khác với bên trong con người.

Thảo mai có tốt không ?
Thảo mai có tốt không ?

Bạn nên thận trọng khi sử dụng từ này với người khác. Hãy xem xét mối quan hệ của bạn xem có đủ thân thiết không, bởi nếu bạn không khéo léo có thể sẽ làm mất tình bạn. Thế nên tùy từng môi trường và đối tượng tiếp xúc, bạn có thể quyết định nên hay không nên sử dụng cụm từ “thảo mai” để tránh trường hợp gây hiểu nhầm tới người khác.

Đôi khi, một số trường hợp người ta cũng dùng từ “thảo mai” để trêu đùa bạn bè khi thể hiện cảm xúc như quý mến, thân thiện. Do vậy, tùy từng hoàn cảnh mà bạn có thể hiểu sao cho phù hợp nhất.

Thu mua phế liệu Việt hy vọng rằng qua những chia sẻ trong bài viết vừa rồi của chúng tôi sẽ giúp các bạn phần nào hiểu được thảo mai nghĩa là gì, và biết cách sử dụng nó một cách phù hợp. Hãy tham khảo các bài viết khác trên trang của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

Từ khóa » Bớt Thảo Mai