Tháo Niềng Răng Có đau Không? Quy Trình Như Thế Nào?

NHA KHOA TRẺ – Chỉnh nha cùng chuyên gia Invisalign

Giờ mở cửa: T2 – T6: 8:30 – 18:30, T7 – CN: 8:00 – 18:00 – Hotline: 0901.334.334 – 38 Ngụy Như Kon Tum, Thanh Xuân, Hà Nội

Tháo niềng răng có đau không? Quy trình tháo niềng như thế nào? Tháo niềng răng có đau không? Quy trình tháo niềng như thế nào? 15 Tháng mười một, 2021 Tư vấn chỉnh nha chỉnh nha

Để có hàm răng thẳng đều, người niềng phải gắn bó với niềng răng trong khoảng 18 – 24 tháng. Sau khi răng đã thẳng hàng, bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng đến và gỡ dây cung cũng như mắc cài. Vậy tháo niềng răng có đau không? Quy trình diễn ra như thế nào? Cùng Nha khoa Trẻ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Tháo niềng răng có đau không là băn khoăn của rất nhiều khách hàng

Tháo niềng răng có đau không là băn khoăn của rất nhiều khách hàng

Nội dung bài viết

  • 1. Khi nào có thể tháo niềng răng?
  • 2. Tháo mắc cài niềng răng có đau không?
  • 3. Quy trình tháo niềng răng như thế nào?
    • Bước 1: Tháo bỏ mắc cài trên răng
    • Bước 2: Làm sạch và đánh bóng men răng
    • Bước 3: Đeo hàm duy trì
  • 4. Cảm giác sau khi tháo niềng
  • 5. Sau khi tháo niềng răng nên làm gì?
    • 5.1 Đeo hàm duy trì đúng chỉ định
    • 5.2 Chăm sóc răng đúng cách sau tháo niềng
    • 5.3 Lưu ý chế độ ăn uống
    • 5.4 Tái khám nha khoa định kỳ

1. Khi nào có thể tháo niềng răng?

Thời điểm tốt nhất để để thực hiện là khi đã kết thúc chu kỳ niềng. Đây là bước cuối cùng của chu trình niềng răng dựa trên phác đồ cũng như lộ trình cụ thể đã được lên từ trước. Việc tháo có thể sớm hoặc muộn hơn so với dự kiến nhiều nhất từ 1 – 2 tháng và cần tuân theo chỉ định bác sĩ.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xin phép bác sĩ thực hiện sớm nếu đảm bảo về tình trạng răng miệng. Đây cũng là lý do có người chỉ cần 18 – 24 tháng, có người lại mất đến 36 tháng. Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng quyết định bạn có thể tháo mắc cài niềng răng hay chưa:

  • Khớp cắn chuẩn, răng đều đặn
  • Đường giữa hàm trên và đường giữa hàm dưới trùng nhau
  • Tính thẩm mỹ và các chức năng ăn nhai được đảm bảo
  • Tình trạng răng ổn định, nướu và mô khỏe mạnh.
Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng để đảm bảo kết quả niềng răng

Đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng để đảm bảo kết quả niềng răng

2. Tháo mắc cài niềng răng có đau không?

Đây là thắc mắc của nhiều người đang niềng và có chỉ định chuẩn bị tháo niềng. Nha khoa Trẻ xin khẳng định việc gỡ niềng răng hoàn toàn không đáng sợ hay đau đớn như bạn nghĩ. Bác sĩ sẽ sử dụng những kỹ thuật đặc biệt để lấy mắc cài và dây cung ra nhanh chóng. Quá trình này không làm tổn hại đến răng hay các bộ phận xung quanh.

Thời gian tháo mắc cài niềng răng dao động trong khoảng 45 – 60 phút tùy vào từng trường hợp. Một số ít khách hàng sẽ cảm thấy ê buốt nhẹ do cơ địa cũng như răng chưa hoàn toàn ổn định. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng khi cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất sau khi tháo niềng răng. 

3. Quy trình tháo niềng răng như thế nào?

Trước khi tìm hiểu tháo niềng răng có đau không, chúng ta cần tìm hiểu quy trình tháo niềng răng.

Bước 1: Tháo bỏ mắc cài trên răng

Đối với niềng răng cố định, bác sĩ sẽ tháo dây cung ra trước, trên cung hàm sẽ chỉ còn lại mắc cài. Lúc này bác sĩ sẽ sử dụng kìm nha khoa chuyên dụng và chất phá keo dính nha khoa để nhẹ nhàng phá vỡ các liên kết tại chân đế của mắc cài. Đồng thời, bạn sẽ cảm thấy một áp lực nhỏ khi bác sĩ thực hiện quá trình gỡ mắc cài.

Nếu là niềng răng trong suốt thì đơn giản hơn, bác sĩ thực hiện tháo máng niềng ra khỏi cung răng của người niềng và thực hiện các kỹ thuật tiếp theo. 

Bước 2: Làm sạch và đánh bóng men răng

Qua bước 1, bạn không cần phải lo lắng tháo niềng răng có đau không nữa. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch và đánh bóng lại toàn bộ bề mặt răng trong khoảng 5 – 10 phút. Bởi sau khi tháo bỏ tất cả các thiết bị chỉnh nha, trên răng có thể vẫn còn bám keo hoặc xi măng nha khoa gắn mắc cài. Bạn sẽ cảm thấy hơi ê răng nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng mất đi khi quá trình đánh bóng răng kết thúc.

Bước 3: Đeo hàm duy trì

Sau khi tháo mắc cài niềng răng, bạn sẽ phải đeo hàm duy trì. Đây là một công cụ có tác dụng giữ cho răng luôn ở đúng vị trí theo phác đồ đã điều trị. Đã có rất nhiều trường hợp sau khi niềng răng không sử dụng hàm duy trì dẫn tới tình trạng răng dịch chuyển lệch lạc, khiến hàm răng không đạt được hiệu quả chỉnh nha như mong muốn.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại hàm duy trì khác nhau. Tuy nhiên các bạn nên sử dụng hàm duy trì được thiết kế riêng cho tình trạng răng của mình để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Tháo niềng răng không đau như bạn tưởng

Tháo niềng răng không đau như bạn tưởng

4. Cảm giác sau khi tháo niềng

Trải qua từ 1 – 2 năm với sự vướng víu, đau nhức, bị mọi người chú ý,… thì giờ đây bạn sẽ rất tự tin với hiệu quả chỉnh nha đạt được. Bạn sẽ không còn cảm thấy căng tức trên răng như trước và có thể thoải mái ăn uống hơn. Giải thích cho điều này là do các dây chằng quanh răng, các mô tế bào không chịu lực tác động từ khí cụ nữa. 

5. Sau khi tháo niềng răng nên làm gì?

Lúc này, chắc hẳn ai cũng sẽ rất hạnh phúc với hàm răng đều đặn rạng ngời của mình. Mặc dù vậy, bạn cũng đừng quên những lưu ý sau khi tháo niềng răng dưới đây để giữ tình trạng này ổn định nhé. 

5.1 Đeo hàm duy trì đúng chỉ định

Nha khoa Trẻ đặc biệt lưu ý, đây là một việc làm rất quan trọng. Không ít trường hợp khách hàng vì nghĩ rằng việc niềng đã kết thúc mà không đeo hàm duy trì sau niềng. Từ đó, tình trạng răng “chạy” về vị trí của hoàn toàn có thể xảy ra. Nguyên nhân do lúc này răng vẫn chưa hoàn toàn ổn định và cần được giữ vị trí.

Bác sĩ sẽ là người hướng dẫn bạn đeo hàm duy trì sau khi tháo niềng răng. Thời gian đeo tuỳ thuộc vào cơ địa cũng như tốc độ hồi phục của răng miệng. Sau khi kết thúc việc đeo hàm duy trì, hàm răng đều đặn có thể được giữ vĩnh viễn nếu chăm sóc tốt.

5.2 Chăm sóc răng đúng cách sau tháo niềng

Một số lưu ý bạn cần quan tâm về cách chăm sóc răng miệng, vệ sinh sau niềng răng có thể kể đến như:

  • Thực hiện đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần một ngày
  • Sử dụng bàn chải mềm và đánh răng đúng cách 
  • Trách sử dụng tăm truyền thống mà thay thế bằng tăm nước, chỉ nha khoa,… để làm sạch kẽ răng, mảng bám
  • Sử dụng kèm các loại nước súc miệng.

5.3 Lưu ý chế độ ăn uống

Bạn cần một chế độ ăn uống hợp lý để răng miệng của bạn được bảo vệ tối đa. Để quá trình răng phục hồi và ổn định thuận lợi, việc bổ sung đầy đủ các loại dinh dưỡng là rất quan trọng. Các loại thức ăn mềm, đã được cắt miếng hay nghiền nhỏ sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ ăn quá cứng hay quá dai. Các loại nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường cũng nên giảm thiểu tối đa để tránh làm ảnh hưởng đến răng.

5.4 Tái khám nha khoa định kỳ

Khoảng thời gian được khuyến cáo để thực hiện việc khám định kỳ là 6 tháng một lần. Bác sĩ sẽ xem xét và kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của bạn sau khi tháo niềng răng. Bất kỳ bệnh lý răng miệng hay răng có dấu hiệu xô dịch sẽ được xử lý sớm nhất có thể.

Xem thêm: [Giải đáp] Tẩy trắng răng sau khi niềng có hại không?

Tái khám định kỳ để đảm bảo hàm răng khỏe đẹp nhất sau khi niềng

Tái khám định kỳ để đảm bảo hàm răng khỏe đẹp nhất sau khi niềng

Trên đây, Nha khoa Trẻ đã giải đáp cụ thể vấn đề tháo niềng răng có đau không và những điều cần lưu ý sau khi tháo niềng răng. Hãy liên hệ Nha khoa Trẻ ngay nếu bạn còn băn khoăn cần giải đáp. Các bác sĩ luôn sẵn sàng tư vấn miễn phí cho bạn!

Địa chỉ: 38 Ngụy Như Kon Tum – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 0901.334.334

Fanpage: nhakhoatrehanoi

Tác giả: Bích Đinh Đăng bởi admin 0 0
Chưa có bình luận nào
Đăng một bình luận cancel reply
Họ tên
E-mail
Website

Lưu thông tin của tôi cho lần bình luận tiếp theo

Các bài viết liên quan
18-19 tuổi niềng răng bao lâu thì xong?
18-19 tuổi niềng răng bao lâu thì xong? Lưu ý giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha
2 Tháng tám, 2024 Tư vấn chỉnh nha Cảnh giác: Không nên niềng răng nếu thuộc các trường hợp sau đây
Niềng răng trẻ em: Cần lưu ý gì? Phương pháp nào?
7 Tháng bảy, 2024 Tư vấn chỉnh nha Top 11 kem đánh răng trắng răng cho người niềng răng tốt nhất
Top 11 kem đánh răng trắng răng cho người niềng răng tốt nhất
26 Tháng mười, 2023 Tư vấn chỉnh nha
Tìm kiếm bài viết
Search for:
Danh mục bài viết
  • Chưa được phân loại
  • Nha khoa tổng quát
  • Tin tức
  • Tư vấn chỉnh nha
  • Tư vấn nha khoa trẻ em
  • Tư vấn răng sứ thẩm mỹ
  • Tư vấn trồng răng
Danh sách bài viết
  • Dấu hiệu bé bị hô răng và những điều bố mẹ cần biết
    25 Tháng chín, 2024
  • Trẻ em bị gãy răng vĩnh viễn xử lý như thế nào?
    24 Tháng chín, 2024
  • Hỏi đáp: Trẻ bị gãy răng sữa có mọc lại không?
    23 Tháng chín, 2024
  • Hướng dẫn cách đánh răng cho trẻ 1 tuổi
    18 Tháng chín, 2024
  • [CHI TIẾT] – Cách xử lý khi răng sữa của trẻ bị mòn
    17 Tháng chín, 2024

Từ khóa » Gỡ Niềng Răng