Thập Bát A La Hán Phật Giáo. Top 21+ Tượng A La Hán đẹp Nhất
Có thể bạn quan tâm
La Hán hay A La Hán là hình tượng không hề xa lạ đối với Phật tử. Đặc biệt là hình ảnh Thập bát A la hán rất phổ biến trong Phật Giáo.
Ở Việt Nam, tượng các A la hán cũng được thờ tụng rất nhiều, đặc biệt là trong các đình chùa.
Hình tượng A la hán cũng được nhiều Phật Tử lựa chọn thờ trong gia đình.
Tuy nhiên A la hán là gì? A la hán có nghĩa là gì? Có bao nhiêu vị La hán trong Phật giáo? Thập bát A la hán gồm những ai?… và nhiều câu hỏi nữa về các A la hán mà Phật tử cần được giải đáp.
Trong bài viết hôm nay, Điêu Khắc Trân Gia sẽ cùng quý độc giả, quý Phật Tử tìm câu trả lời cho những vấn đề liên quan tới các A La hán trong Phật giáo.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
+ Quick ViewĐèn hào quang Phật Mẹ Quan Âm – Đèn led hào quang Phật
+ Quick ViewTOP 45+ mẫu tranh Phổ Hiền Bồ Tát tuyệt đẹp 2023.
+ Quick ViewTranh Văn Thù Bồ Tát
+ Quick ViewTượng Văn Thù Bồ Tát bằng gỗ.
+ Quick ViewTượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng gỗ.
+ Quick ViewTượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng gỗ.
+ Quick ViewTượng Phổ Hiền Bồ Tát để ô tô
+ Quick ViewTượng Phật Văn Thù Bồ Tát để xe oto .
+ Quick ViewMặt dây chuyền Văn Thù Bồ Tát độc đáo.
+ Quick ViewTranh Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp.
+ Quick ViewMặt dây chuyền Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp, độc đáo.
+ Quick ViewTượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng đá.
+ Quick ViewTượng Phật Mẹ Quan Âm đứng đài sen 150cm
+ Quick ViewTượng Phật Mẹ Quan Âm 130cm.
+ Quick ViewTượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát 300cm.
+ Quick ViewTượng Phật Đại Thế Chí Bồ Tát 150cm.
I, A La Hán là gì?
A la hán (Arhat – Arahant), còn được gọi là La hán, A lô hán, A la ha… Hán dịch là Ứng Vô học, Ứng chân, Sát tặc, Bất sanh, Vô sanh, Vô học, Chân nhân, Bất lai.
Theo Đại trí độ luận, Đại thừa nghĩa chương. Phiên dịch danh nghĩa tập, A la hán gồm ba nghĩa:
- Sát tặc: diệt trừ mọi nghi hoặc, phiền não vốn được xem như những tên giặc phá quấy – “ari” nghĩa là kẻ thù, “han” là giết.
- Bất sanh: chứng nhập Niết bàn, không còn thọ sanh trong ba cõi.
- Ứng cúng: xứng đáng được tôn kính, cúng dường – phân từ “arh” có nghĩa là xứng đáng.
Thượng toạ bộ định nghĩa: A la hán là vị đã đạt mục đích tối hậu, Niết bàn, thoát khỏi sanh tử (bất sanh hay vô sanh, bất lai), không còn gì để học nữa (vô học).
Trong các trường phái của Phật Giáo có hai quan điểm về vị A la hán:
- Tuyệt đối toàn hảo, nhập Niết bàn, thoát ly sinh tử.
- Chưa tuyệt đối viên mãn, có thể bị thối thất.
A-la-hán là “người xứng đáng” hoặc là “người hoàn hảo”theo Phật giáo Nguyên thủy, đã đạt tới Niết-bàn, thoát khỏi hoàn toàn Luân hồi.
Trong Phật giáo Nguyên thuỷ, đây là quả vị cao nhất trong bốn Thánh quả. Các kinh Nikaya thường diễn giải một vị chứng đắc A la hán bằng câu: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm xong, sau đời này không còn đời sống nào nữa”
Tuy nhiên, Kinh điển Nguyên thuỷ ghi rõ các đệ tử A la hán của Đức Phật mỗi vị thù thắng một lĩnh vực (về trí tuệ, về thần thông, về thuyết pháp, về biện tài…), điều này có nghĩa rằng quả vị A la hán chưa phải là tuyệt đối, viên mãn.
Theo các tông phái khác trong Phật giáo, thuật ngữ La hán ( A la hán) để chỉ những người đã tiến rất sâu trên con đường giác ngộ, cũng thoát được sinh tử luân hồi nhưng chưa hoàn toàn viên mãn, nói cách khác là chưa đạt Phật quả.
Theo Điêu Khắc Trần Gia chúng ta có thể hiểu rằng: Vị A la hán là vị đã làm xong những gì cần làm, đã trả xong “nợ đời”, không bị thối thất, không còn sanh tử; nhưng vị ấy còn cần thời gian để những gì đã được chứng đắc thăng hoa đến mức tối thượng mới có thể ngang bằng quả vị Phật.
II, Con đường trở thành A La hán
La Hán có bốn bậc: Sơ quả, nhị quả, tam quả và tứ quả A La Hán.
- Sơ quả A La Hán còn gọi là “Quả Tu Đà Hoàn”. Bậc Sơ Quả còn phải bảy lần sanh lên trời, bảy lần trở lại nhân gian mới đoạn sạch được Kiến Hoặc và Tư Hoặc, chứng quả La Hán.
- Nhị quả A La Hán, gọi là “Quả Tư đà hàm”. “Tư đà hàm” còn gọi là “Nhất lai”. Nếu như không tiếp tục tu tiến thì sẽ sinh trở lại cõi trời một lần, cõi người một lần, nên mới gọi nhị quả là “Quả nhất lai”
- Tam quả A La Hán còn gọi là “Quả A na hàm” hay bậc Bất lai”. Người chứng Tam quả không còn sinh lại cõi dục chịu sinh tử.
- Tứ quả A La Hán còn là “Quả vị Vô học”. Vô học ở đây không phải là thất học mà có ý nghĩa là không cần phải học nữa, bởi mọi thấy biết đã trọn vẹn.
Vị trí mà bậc Tứ quả A La Hán chứng đắc là Vô học vị. Bậc Tam quả A Na Hàm, bậc Thánh nhân chứng được quả vị thứ ba, thì vẫn còn ở vị trí Hữu học. (Tức còn phải học hỏi thêm).
Bậc Nhị quả Tư Đà Hàm đã đoạn trừ sáu phẩm Tư-hoặc đầu của cõi Dục-giới, và vẫn còn phải tiếp tục đoạn trừ nốt ba phẩm Tư- hoặc cuối nữa.
Một khi đã đoạn trừ đi ba phẩm Tư-hoặc cuối ấy, ngài sẽ đắc Tam quả La Hán, thành bậc A Na Hàm.
Bậc Thánh nhân chưa đoạn trừ được ba phẩm Tư-hoặc cuối ấy, được gọi là Tư Đà Hàm.
Khi bậc A Na Hàm mạng chung, linh-thần sẽ lên trên cõi trời thứ mười chín, và sẽ chứng được quả vị A La Hán.
Linh thần này, nếu làm quỷ, tức là thuộc âm thì gọi là thân trung ấm; Nếu thuộc dương, thì gọi là linh thần, linh hồn, hoặc linh tánh.
Vì bậc A Na Hàm chưa chấm dứt được sanh tử, do đó: Khi thọ mạng của ngài chấm dứt, linh thần của ngài sẽ thăng lên trên cõi trời thứ mười chín.
Từ cõi trời Tứ Thiên Vương đếm trở lên cho tới Vô Phiền Thiên; Thì cõi trời Vô Phiền này là ở phía trên cõi trời thứ mười chín. Trên cõi trời thứ mười chín, bậc A Na Hàm sẽ chứng đắc quả vị La Hán.
Do đó, tên của ngài có nghĩa là “bất lai” (không trở lại). Ngài không còn trở lại cõi nhân gian nữa! Đó là nói về vị A Na Hàm, bậc Thánh nhân chứng đắc quả vị thứ ba của hàng A La Hán.
III, Có bao nhiêu A La hán:
Trong kinh điển Phật giáo sơ kỳ, trong một số kinh văn có ghi chép lại lớn tán dương của Thích-ca Mâu-ni về một số đệ tử Thanh văn nổi bật những khía cạnh vượt trội. Một số được công nhận đã đắc quả vị A-la-hán.
Sau khi Phật nhập diệt, số lượng A la hán được ghi nhận trong Đại hội kết tập lần thứ nhất là 500 A La hán, nhưng chỉ có vài vị chủ chốt được nhắc tên, vẫn thể hiện vai trò bình đẳng trong Tăng đoàn.
Ngày này, kinh điển Phật Giáo thường ghi nhận quan điểm Thập Bát A La Hán hay 18 A La Hán. Thập Bát A La Hán thật ra chỉ có 16 vị. Theo Pháp Trụ Ký của tôn giả Khánh Hữu: Lúc đức Phật sắp nhập Niết Bàn, đã phó chúc việc hoằng dương Phật pháp lại cho 16 vị La Hán.
Từ đời Đường, người Trung Quốc đã thêm vào hai vị tôn giả, thành ra 18 vị. Tạng truyền Phật giáo lại ghép hai vị cư sĩ Đạt Ma Đa La và Bố Đại Hòa Thượng vào số 16 vị La Hán kể trên thành 18 vị.
IV, Thập Bát A La hán:
Nguồn gốc của các vị A La Hán xuất phát từ nội dung được viết trong sách Pháp Trụ Ký.
Cuốn sách này do Đại A La Hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật.
Và sau này được Tam Tạng Pháp sư Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán.
Trong đó, tác giả chỉ đề cập đến 16 vị La Hán.
Họ là các đệ tử được Phật cử ở lại nhân gian để hộ trì chính pháp mà không về Tây Thiên.
Tại nhân gian, họ được chúng sinh cung dưỡng để bảo vệ Phật hiệu.
Qua các thời kì, nhiều dị bản về các vị La Hán xuất hiện, lưu truyền và được bổ sung.
Vậy nên tên gọi cùng sự tích, vị trí xuất hiện của các vị không đồng nhất.
Ghi chép sớm nhất về 18 vị La Hán là của Tô Đông Pha người Bắc Tống, Trung Quốc. Tô gia chuyên tâm hướng Phật, quy về làm đệ tử cửa Phật. Ông cùng với một vị đại sư vẽ ra Thập Bát A La Hán thư.
Sau này lần lượt có nhiều sự thay đổi, bổ sung, thêm bớt hoặc hoán vị. Nhưng nhìn chung vẫn là cốt lõi tinh thần từ tác phẩm này.
Theo truyền thống Trung Hoa, Thập bát A La hán thường được trình bày theo thứ tự dưới đây, không phân biệt theo thời điểm đắc đạo: Tọa Lộc, Khánh Hỷ, Cử Bát, Thác Tháp, Tĩnh Tọa, Quá Giang, Kị Tượng, Tiếu Sư, Khai Tâm, Tham Thủ, Trầm Tư, Khoái Nhĩ, Bố Đại, Ba Tiêu, Trường Mi, Kháng Môn, Hàng Long và Phục Hổ
V, Sự tích hình tướng Thập Bát La Hán.
1, Tọa Lộc La Hán – Tân Đầu Lô Tôn Giả
Tôn giả Bạt La Đọa là vị La Hán thứ nhất. Ông vốn là một một đại thần danh tiếng của vua Ưu Đà. Sau khi xuất gia, ông thường cưỡi hươu về cung để khuyên bảo quốc vương xuất gia. Sau này quốc vương thoái vị nhường ngôi cho Thái tử và đi tu. Vì vậy, ông được người đời gọi tên là Tọa Lộc La Hán.
2, Khánh Hỷ La Hán – Già La Già Phạt Tha Tôn Giả
Vị La Hán thứ hai được nhắc đến là tôn giả Già Phạt Tha. Ông nguyên là một nhà hùng biện đến từ Ấn Độ cổ đại.
Ngài thường đi du hóa khắp nơi với gương mặt tươi vui và dùng biện tài thuyết pháp để chiêu phục chúng sanh.
Thấy mọi người thường vô ý tạo nhiều nghiệp ác hằng ngày, tương lai bị quả khổ địa ngục nên khi thuyết pháp Ngài thường xiển hình giáo lý nhân quả thiện ác, giúp chúng sanh phân biệt rõ ràng để sửa đổi.
Chính vì thế cho nên người đời gọi ông là Khánh Hỷ La Hán.
Bằng cách giảng dạy chân thật, Tôn giả suốt đời như ngọn hải đăng đem ánh sáng Phật pháp soi rọi nhân sinh.
3, Cử Bát La Hán – Già Nặc Già Bạt Ly Noa Đóc Tôn Giả
Tôn giả Nặc Già Bạt Lý Đà là một vị hòa thượng hóa duyên.
Phương pháp hóa duyên của ông không giống người khác.
Bởi vì ông giơ bát lên cao để hướng về người xin ăn.
Sau này thế nhân gọi ông là Cử Bát La Hán.
4, Thác Tháp La Hán – Tô Tần Đà Tôn Giả
Tô Tần Đà là vị đệ tử cuối cùng của Phật Đà.
Theo quan niệm, tháp là tượng trưng cho Phật.
Vì tưởng niệm ông đã đi theo Phật Tổ nên ông tự đặc chế ra một cái tháp và luôn mang theo bên mình.
Vậy nên người đời sau này gọi ông là Thác Tháp La Hán.
5, Tĩnh Tọa La Hán – Nặc Cự La Tôn Giả
Tôn giả Nặc Cự La vốn là một võ sĩ.
Sau khi xuất gia, sư phụ vì muốn ông vứt bỏ tính cách lỗ mãng khi xưa nên bắt ông ngồi tĩnh tọa.
Khi ông ngồi tĩnh tọa liền hiện ra thể trạng đại lực sĩ.
Thế nên đây là lý do người đời sau gọi ông là Tĩnh Tọa La Hán.
6, Quá Giang La Hán – Bạt Đà La Tôn Giải
Vị La Hán này vốn là một người bồi bàn của Phật Tổ, quản việc tắm rửa của Ngài.
Ông được sinh ra ở dưới gốc cây Bạt Đà La – một loài cây quý hiếm của Ấn Độ, nên đặt tên ông là Bạt Đà La.
Sau này ông đi thuyền vượt sông vượt biển để truyền bá Phật giáo nên có tên là Quá Giang La Hán.
7, Kỵ Tượng La Hán – Già Lý Già Tôn Giả
Ông vốn là một vị thuần phục voi.
Bởi vì năng lực và khả năng làm việc của voi lớn lại có thể nhìn xa.
Bên cạnh đó, voi trong đạo Phật còn được biểu trưng cho đại hạnh.
Vì vậy, người đời gọi ông với cái tên là Kỵ Tượng La Hán.
8, Tiếu Sư La Hán – Đốc La Phật Đa La Tôn Giả
Tiếu Sư La Hán nguyên là một thợ săn dũng mãnh, ngay cả hổ và sư tử cũng bị ông săn bắt.
Sau khi xuất gia ông từ bỏ sát sinh nên khi được chứng quả La Hán, có hai con sư tử đi đến bên ông cảm kích ông đã buông bỏ dao kiếm. Sau khi thành đạo, ông đã đưa hai con sư tử bên mình nên mọi người gọi ông là “Tiếu Sư La Hán”.
9, Khai Tâm La Hán – Tuất Bác Già Tôn Giả
Khai Tâm La Hán vốn là Thái tử Trung Thiên Trúc.
Khi người em của ông muốn tranh đoạt ngôi vua với ông, ông nói: “Trong tâm ta chỉ có Phật, chứ không có Vương vị.”
Hơn nữa, ông còn mở lồng ngực của mình ra, người em nhìn thấy quả nhiên trong tim ông có một vị Phật nên không làm loạn nữa.
Cũng vì thế mà người đời gọi ông là “Khai Tâm La Hán”.
10, Thám Thủ La Hán – Bán Thác Già Tôn Giả
Tương truyền, Thám Thủ La Hán là người con được sinh ra ở ven đường.
Ông là anh trai ruột của vị La Hán Khán Môn.
Mỗi khi ngồi đả tọa xong, ông liền giơ hai tay lên đầu và thở dài một hơi, nên sau này được người đời gọi là “Thám Thủ La Hán”.
11, Trầm Tư La Hán – Hầu La Tôn Giả
Ông là người con trai của Phật Thích Ca Mâu Ni.
Theo cha đi xuất gia làm một trong 10 đại đệ tử của Phật Đà.
Ông được người đời gọi là “Trầm Tư La Hán”.
12, Oạt Nhĩ La Hán – Na Già Tê Na Tôn Giả
Ông vốn là một nhà lý luận. Vì luận “nhĩ căn” mà nổi tiếng thế nhân.
Cái gọi là “nhĩ căn” chính là một trong số lục căn bao gồm: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý.
Lục căn là khí quan chủ yếu để chúng ta nhận thức thế giới.
Muốn thành Phật, lục căn phải thanh tịnh.
Trong lục căn thì nhĩ căn sinh ra nhận thức.
Cho nên nhĩ căn thanh tịnh là quan trọng nhất.
Bởi vì vị La hán này có nhĩ căn thanh tịnh nhất nên khi tạc tượng trong Phật giáo thường đắp hình dáng của ông thành hình nhĩ căn.
Vì vậy, người đời gọi ông là “Oạt Nhĩ La Hán”.
13, Bố Đại La Hán – Yết Đà Tôn Giả
Ông vốn là người bắt xà ở Ấn Độ cổ.
Khi đi bắt xà trong núi ông thường mang túi to để tránh cho người đi đường bị rắn cắn.
Sau đó ông lại nhổ bỏ răng độc của chúng đi và thả vào rừng núi.
Bởi vì phát thiện tâm và đắc được quả vị La Hán bên thân ông luôn có chiếc túi nên người đời gọi ông là “Bố Đại La Hán”.
14, Ba Tiêu La Hán – Phạt Na Bà Tư Tôn Giả
Ông vốn là một người buôn bán. Ngày ông ra đời trời mưa rất to.
Lá cây chuối ở hậu viện bị mưa rơi xuống kêu sột soạt nên mẹ ông đặt ông là Phạt Na Ba Tư (Tiếng Phạn có nghĩa là mưa).
Sau này khi ông xuất gia thường hay đứng dưới cây chuối dụng công nên có tên là Ba Tiêu La Hán.
15, Trường Mi La Hán – A Thị Đa Tôn Giả
Ông vốn là một hòa thượng. Khi sinh ra ông đã có lông mày trắng dài rủ xuống, bởi kiếp trước ông chính là một hòa thượng tu hành, tu hành đến già, tóc đều rụng hết chỉ còn hai cọng lông mày dài.
Sau khi chết đầu thai chuyển thế, cọng lông mày này cũng được mang theo.
Cha mẹ ông biết rõ ông là người tu hành cho nên lại đưa ông đi xuất gia.
Cuối cùng ông tu thành La Hán và được thế nhân gọi là Trường Mi La Hán.
16, Khán Môn La Hán – Chú Đồ Thác Già Tôn Giả
Ông là em của vị La Hán Thán Thủ. Sau khi xuất gia, mỗi lần ông đi hóa duyên đều dùng nắm tay gõ cửa từng nhà để họ ra bố thí.
Phật cho rằng cách của ông không ổn nên đã ban cho ông một cây gậy tích trượng.
Lúc ông hóa duyên thì dùng cây gậy này rung lắc trước cửa, chủ nhà nghe thấy thanh âm này sẽ vui mừng mà ra cửa bố thí.
Vì vậy ông được gọi là Khán Môn La Hán.
17, Hàng Long La Hán – Già Diệp Tôn Giả
Một tên ác ma ở Ấn Độ cổ đã xúi giục, kích động người dân ở nơi kia sát hại tăng nhân, hủy hết tượng Phật và đem hết kinh Phật cướp đi.
Long Vương đã dùng nước bao phủ nơi đó và đem kinh Phật về long cung. Sau này Khánh Hữu đã hàng phục Long Vương, thu hồi kinh Phật.
Cho nên, người đời gọi ông là Hàng Long La Hán.
18, Phục Hổ La Hán – Di Lặc Tôn Giả
Và vị La Hán cuối cùng trong 18 vị La Hán là Phục Hổ La Hán.
Ông vốn là một tăng nhân. Bên ngoài chùa của ông thường có hổ gầm nên ông cho rằng hổ đói bụng.
Thế là, ông liền đem phần cơm của mình cho hổ ăn. Dần dà, hổ bị tấm lòng lương thiện của ông thu phục.
Đây cũng là lý do mà mọi người gọi ông là “Phục Hổ La Hán”.
VI, La Hán trong văn hóa, nghệ thuật và võ thuật:
Trong văn hóa nghệ thuật, hình tượng La Hán cũng được sử dung khá nhiều.
Có thể kể đến các bộ phim : La Hán phục mệnh, 7 vị La Hán Chùa Thiếu Lâm.
Đây là những bộ phim thú vị dựa trên hình tượng La Hán phật giáo mà quý độc giả có thể xem.
Trong Võ Thuật, hình tượng La hán cũng được sử dụng trong tên gọi cũng như thân pháp của nhiều bộ quyền pháp, trận pháp. Có thể kể đến như:
- Thập Bát La Hán quyền
- Thập Bát La Hán trận
- La Hán Phục Ma Thần công
- La Hán Quyền Thiếu Lâm
- La Hán Phục hổ quyền…
VII, Hình ảnh, tranh tượng A La hán:
Sự tôn kính về lòng từ bi cũng như hạnh tu và ý nghĩa của Thập Bát La hán là vô cũng to lớn.
Tượng Thập Bát La Hán được biết đến là biểu tượng đặc trưng không thể bỏ qua trong Phật giáo.
1, Tượng thập bát A la hán thờ trong các đền chùa:
Bạn có thể thấy được trong những ngôi chùa lớn sẽ không thể thiếu những bức tượng Thập Bát La Hán. Một số địa điểm nổi tiếng như:
Tượng 18 Vị La Hán Chùa Tây Phương
Tượng La Hán Chùa Bái Đính
Tượng 18 La Hán trong Chùa La Hán Sóc Trăng
Tượng La Hán thờ tại gia:
Ngoài các đình chùa thì các gia chủ cũng chọn thờ tôn tượng Thập Bát La hán nhỏ trong gia đình để cầu bình anh may mắn, và mang ý nghĩa phong thủy.
2, Các cách bài trí tượng Thập Bát A La hán tại gia:
Ngoài các đình chùa thì các gia chủ cũng chọn thờ tôn tượng Thập Bát A La hán nhỏ trong gia đình để cầu bình anh may mắn, và mang ý nghĩa phong thủy.
Điều Khắc Trần Gia xin giới thiệu một số cách bài trí tượng Thấp Bát A la hán:
3, Thờ tượng La hán ôm chậu hay La hán bê chậu cây trong phong thủy:
a, Ý nghĩa tượng La Hán bê chậu trong phong thủy
Đối với những chậu tượng La Hán sẽ mang tới nhiều ý nghĩa sâu sắc đối với cuộc sống của gia chủ.
Trong phong thủy, La Hán bê chậu sẽ có nghĩa là sát tặc, vô sanh và ứng cung. Ý nghĩa được giải thích cụ thể như sau:
- Sát tặc: Loại bỏ đi những điều muộn phiền. Khi đó, Đạo Phật sẽ dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi mê muội, nghi hoặc, vọng tưởng. Bởi vì, đây chính là nguyên nhân sẽ dẫn đến trở ngại cho việc tu hành, loạn nội tâm thanh tĩnh. Vì vậy, La Hán sẽ diệt bỏ mối họa này.
- Ứng cung: Đây được gọi là quả La Hán. Điều này được hiểu là đã đoạn diệt với tất cả những nguyên nhân dẫn đến sinh tử lưu chuyển, được trời cung dưỡng và cả người thanh tĩnh.
- Vô sanh: Lá Hán đã tiến vào cảnh giới Niết Bàn vĩnh hằng, bất biến. Do đó, không cần bước vào luân hồi sinh tử, cảnh giới đạt tới bất sinh bất diệt.
Do vậy, việc lựa chọn tượng La Hán ôm chậu sẽ giúp gia chủ có được hòa khí trong căn nhà của mình.
Bên cạnh đó, những điều may mắn liên quan đến tài lộc sẽ được cải thiện.
b, Vị trí đặt tượng La Hán bê chậu phong thủy
Chọn vị trí đặt tượng La Hán bê chậu cung là điều sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phong thủy, mang tới may mắn cho gia chủ.
Những chuyên gia trong ngành đều khuyên rằng, khi tiến hành đặt tượng La Hán trong ngôi nhà sẽ cần phải xem cung và vị trí có thuận lợi hay không.
Đặc biệt, gia chủ sẽ cần phải chú ý nhiều hơn đến hợp mệnh và ngũ hành của bản thân.
Điều này sẽ giúp bạn có thể hóa giải được những luồng sát khí, đem tới nguồn vượng khí tốt nhất cho gia đình.
Đối với vị trí đặt tượng La Hán ôm chậu, gia chủ nên lựa chọn những nơi có địa thế cao hơn mặt đất khoảng 1m.
Trong đó, hướng đặt tượng sẽ cần phải hướng ra cửa để bảo vệ nơi ở của mình tốt nhất.
Tuyệt đối, không được đặt tượng La Hán ở những nơi như nhà bếp, phòng ngủ, nhà tắm hay trực tiếp trên sàn nhà.
Những Phật tử đều cho rằng, mỗi hình tượng Phật đều có những ý nghĩa về mặt phong thủy riêng.
Do đó, nó sẽ có sức ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh và con đường tài lộc, công danh của gia chủ.
XEM THÊM TƯỢNG PHẬT ĐẸP DO ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA TÔN TẠO
+ Quick ViewĐèn hào quang Phật Mẹ Quan Âm – Đèn led hào quang Phật
+ Quick ViewTOP 45+ mẫu tranh Phổ Hiền Bồ Tát tuyệt đẹp 2023.
+ Quick ViewTranh Văn Thù Bồ Tát
+ Quick ViewTượng Văn Thù Bồ Tát bằng gỗ.
+ Quick ViewTượng Phổ Hiền Bồ Tát bằng gỗ.
+ Quick ViewTượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng gỗ.
+ Quick ViewTượng Phổ Hiền Bồ Tát để ô tô
+ Quick ViewTượng Phật Văn Thù Bồ Tát để xe oto .
+ Quick ViewMặt dây chuyền Văn Thù Bồ Tát độc đáo.
+ Quick ViewTranh Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp.
+ Quick ViewMặt dây chuyền Địa Tạng Vương Bồ Tát đẹp, độc đáo.
+ Quick ViewTượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng đá.
+ Quick ViewTượng Phật Mẹ Quan Âm đứng đài sen 150cm
+ Quick ViewTượng Phật Mẹ Quan Âm 130cm.
+ Quick ViewTượng Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát 300cm.
+ Quick ViewTượng Phật Đại Thế Chí Bồ Tát 150cm.
Mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng video tổng hợp những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.
Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:
Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:
|
|
|
|
|
|
|
|
CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.
Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật
Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .
Trụ sở chính : 27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Lâm Đồng : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng
Website : dieukhactrangia.com
Hotline : 0931.47.07.26
Email : [email protected]
Tuấn TrầnTừ khóa » Sự Tích 12 Vị La Hán
-
CÓ 16 HAY 18 VỊ LA HÁN? SỰ TÍCH, Ý NGHĨA CỦA ... - YouTube
-
Sự Tích Thập Bát La Hán - Thư Viện Hoa Sen
-
Sự Tích 18 Vị La Hán - Phật Giáo - Tam Kỳ RT
-
Tại Sao Có 18 Vị La Hán Trong Phật Giáo?
-
Thập Bát La Hán – Wikipedia Tiếng Việt
-
7. QUÁN ÂM VÀ 18 VỊ LA HÁN - Truyền Thuyết Về Bồ Tát Quán Thế Âm
-
Xuất Xứ, Tên Gọi Và đặc Trưng Của 18 Vị La Hán
-
Tượng 18 Vị La Hán Có ý Nghĩa Gì? Cách Sắp Xếp
-
SỰ TÍCH 18 VỊ LA HÁN - ĐÁ PHONG THỦY HUỆ MINH
-
Sự Tích 18 Vị La Hán Xuất Chiêu Khiến Vô Trần Đại Sư Kinh Ngạc
-
SỰ TÍCH THẬP BÁT LA HÁN - Kỳ 1
-
Sự Tích 18 Vị La Hán - Thế Giới Tâm Linh
-
Truyền Thuyết Lộc Nữ Và 500 Vị La Hán - Phật Giáo - Văn Hóa Tâm Linh
-
Sự Tích Thập Bát La Hán - Trang Nhà Quảng Đức