Thập Điện Diêm Vương Là Những Ai. Đặt Tượng ở đâu Tốt Nhất?

Thập Điện Diêm La Vương hay còn gọi là Thập Điện Diêm Vương (Vua Diêm La của Mười Điện). Ở cõi Diêm La có mười vị tướng cai quản, có nhiệm vụ và công việc khác nhau để xem xét người chết lúc còn sống trên thế gian đã phạm vào những tội lỗi gì mà có hình phạt thích đáng.

Tượng thập điện diêm vương sơn giả cổ
Tượng thập điện diêm vương sơn giả cổ, Tinh hoa người nghệ nhân công ty Gỗ Vượng

Xem thêm: Bàn thờ gỗ mít có đặc điểm gì

Nhất Điện: Tần Quảng Vương: (Tần Quảng Vương – Điện thứ nhất)

Tần Quảng Vương trong thập điện Diêm La Vương, là vị tướng  điều khiển việc sinh tử, ốm đau, khỏe mạnh hay bệnh tật của nhân gian. Người lúc sống làm nhiều việc thiện sau khi thọ mệnh được tiếp dẫn để siêu sinh. Người có nửa công nửa tội được dẫn đến điện thứ mười để tiếp túc  xét xử, sau đó mới  được đầu thai: nam thì chuyển thành nữ, nữ thì chuyển thành nam. Người làm điều ác nhiều thì được áp giải lên đài cao, phía bên trái điện, là đài gương “Nghiệt  Kính (Cảnh) Đài”, để khi tự nhìn vào đó sẽ liền thấy rõ mọi việc tốt xấu hồi còn sống, sau đó tiếp tục giải đến điện thứ hai để vào ngục chịu tội.

Vào ngày mùng 1 tháng 2 âm lịch (là ngày vía của Nhất Điện Tần Quảng Vương),nếu ăn chay và  tụng kinh sám hối, phát nguyện và thực hành làm nhiều việc thiện sẽ được Ngài phù hộ.

Nhị Điện: Sở Giang Vương: (còn gọi Nhị Vương Vương)

Sở Giang Vương là vị tướng cai quản địa ngục Hoạt Đại ở nới đây có 16 tiểu địa ngục với nhiều hình phạt khác nhau như: mây đè, phân thối, bị đâm, bỏ đói, bỏ khát, nấu máu, nấu một chảo đồng, nấu nhiều chảo đồng, bỏ vô cối xay sắt, đong lường, gà mổ, ao tro, chặt khúc, gươm lá đâm, chó sói ăn thịt, bỏ vào ao lạnh giá. Những người lúc còn sống mà tự làm hại bản thân như tự sát, hoặc làm hại người khác như giết người, gian dâm.. đều được đưa vào ngục này chịu khổ.

Mùng 1 tháng 3 âm lịch hàng năm, ăn chay, phóng sinh, làm thiện nguyện  thì sẽ được Ngài Nhị Điện Sở Giang Vương phù hộ.

Tam điện: Tống Đế Vương

Tống Đế Vương Dư quản Hắc Thằng Đại Địa nơi có mười sáu tiểu ngục nhỏ với các hình phạt như: nước mặn, gông xiềng, đục sườn, nạo mặt, nạo mỡ, móc gan tim, móc mắt, lột da, căng da, cưa cẳng, rút móng, hút huyết, treo ngược, sả vai, ăn giòi, đập đầu gối, mổ tim).Người khi còn sống trên trần mà ngỗ ngược,hỗn láo, xúi bẩy người khác gây bất hòa, kiện tụng,., phải vào ngục này rồi đưa đến điện thứ tư để chịu tội

Ngục của Tam Điện Tống Đế Vương  nằm dưới tầng đá ngầm dưới đáy biển hướng Đông Nam

Ngày mùng 8 tháng 2 âm lịch, ăn chay, phóng sinh, làm thiện nguyện sẽ được Ngài Tam Điện Tống Đế Vương phù hộ miễn giảm tội.

Tứ điện: Ngũ Quan Vương

Ngũ Quan Vương quản địa ngục Hợp Đại (và mười sáu tiểu ngục với hình phạt: xiên người, tạt nước sôi, đấm sưng mặt, cắt gân, cắt thịt lột xương, mặc áo sắt, khoét mắt chặn miệng, uống thuốc độc, xâm miệng, chôn trong đá vụn…). Những ai  lúc sống trốn nộp sưu cho nhà nước, làm nhiều việc ảnh hưởng tới triều đình, mua gian bán lận đều bị đưa vào ngục này và các ngục nhỏ chịu khổ, hết kỳ hạn được đưa qua điện thứ năm tiếp tục xét xử

Vào ngày 18 tháng 2 âm lịch, ăn chay tụng kinh, niệm phật,sám hối, làm việc thiện sẽ được ngài Ngũ Quan Vương phù hộ

Ngũ Điện: Diêm La Thiên Tử

Diêm La Thiên Tử trước vốn ngự ở điện thứ nhất nhưng vì bản tính thương người nên hay thả  oan hồn về dương gian để kêu oan nên bị giáng tội xuống quản đại địa ngục Khiếu Hoán (Chịu tội ở đây đau khổ khôn siết) và mười sáu ngục nhỏ. Những ai đến điện này đều được dẫn đến đài Vọng Hương để xem lại những tội ác mà trước đây còn sống gây ra, sau đó đưa vào địa ngục để moi hết tim gan cho chó ăn.

Lục Điện: Biện Thành Vương

Biện Thành Vương quản Khiếu Hoán đại địa ngục và thành Uổng Tử và mười sáu ngục nhỏ với hình phạt: quỳ chông, nhốt trong hầm phân, thiến dái, cắt thịt, trâu dày, ngựa xéo…

Xem thêm: Bàn thờ gỗ gụ có tốt không

Thất Điện: Thái Sơn Vương

Thái Sơn Vương cái quản ngục Nhiệt Não nằm ở dưới tầng đá ngầm đáy biển hướng Tây Bắc, gồm 16 tiểu địa ngục: tự ăn năn đau khổ, rét lạnh ở ngực, đâm gò má, bứt tóc,… Những người lúc còn sống, ăn uống vữa bãi, bỏ mứa phung phí thức ăn, trộm cắp quần áo,… bị đưa vào ngục này và các tiểu ngục. Hết kỳ hạn giải đến điện thứ tám.

Bát Điện: Đô Thị Vương

Đô Thị Vương quản địa ngục Đại Nhiệt Não (có 16 tiểu ngục, tội phạm bị thiêu, bị nấu cực hình hơn) nằm ở dưới tầng đá ngầm đáy biển hướng chính Tây. Những người khi sống không hiếu thảo với cha mẹ, khiến cha mẹ đau khổ buồn lòng, không nuôi dưỡng cha mẹ, cha mẹ mất không lo an táng. Sẽ được đưa vào các tiểu ngục để chịu những hình phạt:  xe cán, nghiền xương, kéo cắt thành miếng nhỏ,… chịu đựng bao nhiêu thống khổ, than khóc gấp nhiều lần nên họi là “Đại Nhiệt Não”. Kẻ bất hiếu chịu hết mọi hình thức đau khổ, giải đến điện thứ mười, thay đổi hình dạng làm loài súc sinh vĩnh viễn.

Cửu Điện: Bình Đẳng Vương

Bình Đẳng Vương cai quản Thiết Võng A Tỳ nằm ở dưới tầng đá ngầm đáy biển hướng Tây Nam và 16 tiểu ngục ở Thành Phong Đô (đập xương, kéo gân giã xương, quạ móc tim gan, chó ăn ruột phổi, dìm thân vào vạc dầu sôi,…) Những người khi còn sống làm việc hung ác như tội thập ác: giết người, phóng hỏa, hãm hiếp…  chịu sự trừng phạt là xử chém, thắt cỏ ở trần gian nhưng khi chết còn phải trải qua hình phạt của nhiều địa ngục rồi cuối cùng đến đại ngục A Tỳ. Sau đó sẽ lần lượt  được đầu thai vào những nơi kẻ đó đã làm hại, và giải đến điện thứ mười.

Thập Điện: Chuyển Luận Vương

Thập điện ở dưới tầng đá ngầm của cõi U Minh, về phía đông. Chuyển Lân Vương giải các hồn từ điện khác chuyển đến nơi quỷ hồn để làm rõ thiện ác, rồi cho lên đầu thai. Các tội nhân sau khi chịu đủ các hình thức xử phạt ở tất cả các điện, được giải đến điện Thập điện cho đi đầu thai. Những ai được đầu thai đều được giao cho Thần Mạnh Bà đến Thù Vong Đài cho ăn cháo lú, để quên hết những chuyện của kiếp trước. Nếu có ai không chịu uống thì sẽ có giá đao sẽ hiện lên dưới chân, quấn chặt lấy chân, bên trên dùng ống đồng để đút vào trong cổ họng bắt uống một cách đau đớn khổ sở.

Sưu tầm tại: https://vi.wikipedia.org

Cách bày trí Tượng Thập Điện Diêm Vương trong hệ thống thờ tự Tam Bảo

Mỗi phái có một lối bài trí tượng khác nhau nhưng hầu hết chùa chiền miền bắc theo phái Đại thừa (Bắc tông) thì bộ tượng này bao gồm mười pho tượng được chia thành 2 hàng, ở hai bên, mỗi bên 5 pho ở hai bên nhìn vào chính điện

So Do Phat Dien 1

Những loại nguyên liệu làm tượng Thập Điện Diêm Vương

Khi chế tác tượng, người nghệ nhân có thể lựa chọn nhiều nguyên liệu để cấu thành tượng, mỗi vùng miền lại có một cách làm khác nhau cũng như sử dụng nguyên vật liệu khác nhau.

  1. Tượng đá: trước thường được chế tác bằng đá tự nhiên, ngay nay để giảm giá thành nên nhiều nơi làm bằng đá nhân tạo. Tượng đá có ưu điểm là độ bền và có tính thẩm mỹ cao, nhưng nhược điểm giá thành rất cao, khó chạm khắc đẹp, vận chuyển rất khó khăn. Hiện ở tỉnh Ninh Bình và Nhà Trang là nơi chuyên làm loại tượng này
  2. Tượng đất hay còn gọi là tượng thổ: Là tượng được làm cốt bên trong là gỗ mít nhưng bên ngoài được bó tráng (tạo hình bề mặt) bằng một loại đất phù sa trộn với sơn và nhiều nguyên vật liệu. Ưu điểm là giá thành phải chăng, có tính thẩm mỹ cao. Nhược điểm là kén chọn thời tiết, cần để khu vực cao ráo, thoáng đãng, tránh nước.
  3. Tượng gỗ (tượng thổ) Vật liệu sử dụng làm tượng thường là gỗ mít bởi yếu tố phong thủy của gỗ và là loại gỗ mềm mại dễ điêu khác,có độ bền cao lên tới hàng trăm năm. Đây là vật liệu phổ biến nhất hiện nay trên thị trường chế tác tượng phật tại Việt Nam. Nơi nổi tiếng nhất trong việc thổi hồn vào tượng gỗ thuộc làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng. Thuộc huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc thủ đô Hà Nội.
Tuong Thap Dien diem vuong
Tượng thập điện diêm vương gỗ mít được nghệ nhân Gỗ Vượng điêu khắc tinh xảo

Xem thêm: Nhà gỗ cổ truyền

Đặt Tượng Thập Điện Diêm Vương ở đâu, giá bao nhiêu?

Được đánh là một trong những địa chỉ cung cấp đồ thờ, tượng thờ bằng gỗ chất lượng tốt, uy tín, mẫu mã đa dạng với giá thành hợp lý. Gỗ Vượng luôn nỗ lực cố gắng không ngừng sáng tạo để mang đến sản phẩm đồ thờ tượng phật hoàn mĩ nhất tới tay quý khách.

Chi phí cấu thành tượng Thập Điện Diêm Vương phụ thuộc vào kích thước tượng cũng như chất liệu sơn thếp mà quý vị lựa chọn, Hay nhanh tay liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

Từ khóa » Hình ảnh Thập điện Diêm Vương