Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Ứng Dụng Thực Tế Trong Marketing

Tháp nhu cầu Maslow là mô hình được ứng dụng nhiều trên các lĩnh vực khác nhau như giáo dục, quản trị, marketing…Đối với các marketer hiện nay, đây được đánh giá là 1 trong những công cụ tuyệt vời giúp họ nghiên cứu hành vi người tiêu dùng hiệu quả. Đến với bài viết này, VietMoz sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tháp nhu cầu Maslow, cũng như cách để ứng dụng vào lĩnh vực của mình.

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow được biểu diễn dưới dạng kim tự tháp, với các nhu cầu cơ bản lần lượt ở phía dưới.

Tháp nhu cầu masolw

Hệ thống phân cấp này gợi ý rằng mọi người có động lực để hoàn thành các nhu cầu cơ bản trước khi chuyển sang các nhu cầu khác nâng cao hơn. Các nhu cầu cơ bản bạn có thể hình dung bao gồm ăn, uống, ngủ, nghỉ…, khi những nhu cầu này con người được đáp ứng nó sẽ chuyển sang các nhu cầu cao hơn bao gồm tinh thần, danh tiếng, địa vị…

Đối chiếu vào tháp nhu cầu của Maslow bạn sẽ thấy đây là mô hình được thể hiện thông qua 5 tầng mô tả chân thực nhu cầu tự nhiên của con người. Nó phát triển từ những nhu cầu cơ bản đến những nhu cầu cao hơn: sinh lý => an toàn => quan hệ xã hội => kính trọng => thể hiện bản thân. Trong đó nhu cầu của con người sẽ xuất phát từ đáy sau đó mới lên đến đỉnh của tháp. Như vậy động lực phát sinh nhu cầu ở giai đoạn tiếp theo của con người khi và chỉ khi cá nhân đó đã được thỏa mãn nhu cầu giai đoạn trước đó.

Tuy nhiên, ngày nay nhiều người vẫn có những quan điểm trái chiều khi giải thích các giai đoạn này liên tục chồng chéo lên nhau. Nghĩa là ở giai đoạn trước đó cũng có thể quay trở lại so với giai đoạn ở hiện tại bất cứ lúc nào.

5 cấp độ nhu cầu của Maslow

Maslow từng đề cập mọi người cần phải có động cơ để đạt được những nhu cầu nhất định, trong đó một số nhu cầu sẽ được ưu tiên hơn những nhu cầu khác. Dưới đây là 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow:

Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu sinh lý là những yêu cầu cơ bản sinh học đối với sự tồn tại của mỗi con người ví dụ như không khí, thức ăn, đồ uống, quần áo, ngủ nghỉ…Nếu những nhu cầu này không được thỏa mãn, con người khó lòng phát triển theo chiều hướng tích cực cũng như tất cả những nhu cầu phía trên sẽ không thể thực hiện.

nhu cầu sinh lý

Theo Maslow, nhu cầu sinh lý là quan trọng nhất vì tất cả các nhu cầu khác đều trở thành thứ yếu cho đến khi những nhu cầu này được đáp ứng.

Nhu cầu an toàn

Nhu cầu an toàn xảy ra khi nhu cầu sinh lý của một cá nhân được thỏa mãn, lúc này cá nhân sẽ muốn kiểm soát đến chất lượng cuộc sống của mình. Bao gồm an toàn về sức khỏe, an toàn về tài chính, an toàn về tính mạng, an toàn về mặt cảm xúc. Và gia đình, xã hội có thể đáp ứng được những nhu cầu này, bạn có thể hình dung nó như trường học, bệnh viện, luật pháp, doanh nghiệp…

Ví dụ: Xét trong công ty, doanh nghiệp nhu cầu an toàn được thể hiện thông qua việc công ty, doanh nghiệp đóng đầy đủ các loại bảo hiểm cho nhân viên, cung cấp môi trường làm việc với trang thiết bị tốt nhất…

Nhu cầu các mối quan hệ thuộc về xã hội

Sau khi cá nhân được thỏa mãn về nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn, mức độ thứ ba là nhu cầu mối quan hệ thuộc về xã hội. Theo Maslow, con người có nhu cầu hiệu quả về cảm giác thuộc về và được chấp nhận giữa các nhóm xã hội. Cảm giác thân thuộc ở đây được hiểu là sự thoải mái được kết nối với những người khác, là kết quả của việc nhận được sự chấp nhận, tôn trọng và yêu thương.

Con người thì luôn cần yêu và được yêu bởi chính bản thân cũng như bởi những người khác. Con người rất dễ bị cô đơn và trầm cảm khi không có tình yêu hoặc các yếu tố được chi phối bởi các mối quan hệ thuộc về xã hội. Ngày nay, nhu cầu này được xã hội cực kỳ quan tâm và chú ý nhiều hơn, nhất là những gia đình có con nhỏ họ luôn cố gắng tạo môi trường sống tốt nhất cho con mình.

Các nhu cầu thuộc về xã hội bao gồm: gia đình, tình bạn, thân mật, tin tưởng, chấp nhận,…Những nhu cầu này có thể vượt lên hẳn nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn tùy thuộc vào sức ép áp lực của bạn bè, gia đình và xã hội.

Nhu cầu Esteem

Nhu cầu Esteem là nhu cầu được tôn trọng và ngưỡng mộ của người khác. Hơn hết nó còn là nhu cầu về lòng tự trọng mang tính ổn định. Và để người khác công nhận, họ bắt đầu nỗ lực cố gắng thể hiện năng lực chuyên môn, sự tự tin, mức độ thành công của bản thân từ đó nhận được sự tôn trọng từ người khác.

Nhu cầu Esteem được thể hiện thông qua những trải nghiệm hàng ngày của con người, mang đến cơ hội học tập và phát triển năng lực, chuyên môn cho phép mỗi người khám phá được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

Ví dụ điển hình nhất đó là nhân viên sẽ luôn có nhu cầu nhận được sự tín nhiệm và thăng tiến trong công việc sau một thời gian làm và gắn bó với công ty, doanh nghiệp. Tất nhiên để đạt được mong muốn nhu cầu đó, nhân viên sẽ cần nỗ lực cống hiến, mang lại nhiều giá trị nhất có lợi cho công ty. Đến một thời điểm nhất định, nhân viên sẽ được đề cử ở một vị trí cao hơn và đây chính là lúc mà người đó được đáp ứng nhu cầu các mối quan hệ thuộc về xã hội.

Nhu cầu tự hiện thực hóa

Đây là nhu cầu cao nhất của con người, nằm ngay phần đỉnh tháp nhu cầu của Maslow khi mà cá nhân thỏa mãn được mọi nhu cầu thuộc các cấp độ bên dưới. Và Maslow cho rằng, nhu cầu này không nhất thiết phụ thuộc vào 4 nhu cầu trên mà nó xuất phát từ mong muốn phát triển của con người.

Nói đúng hơn, con người sinh ra thì ai cũng muốn được ghi nhận thông qua những nỗ lực của bản thân, cũng như muốn cống hiến mang lại những giá trị to lớn cho cộng đồng và xã hội.

Nhu cầu này được thể hiện thông qua việc bạn dám bỏ công việc mang lại địa vị danh tiếng ở hiện tại để làm những công việc mà bản thân thực sự yêu thích và đam mê.

Nếu để ý bạn sẽ thấy, mỗi chúng ta đều tồn tại cả 5 nhu cầu trên, tuy nhiên nhu cầu ít hay nhiều nó sẽ phụ thuộc vào từng cá nhân trong từng giai đoạn khác nhau.

Con người tiến bộ như thế nào thông qua tháp nhu cầu Maslow

Như đã trình bày ở trên, hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow được thể hiện như một kim tự tháp. Trong đó ở các cấp thấp nhất của kim tự tháp được tạo thành những nhu cầu cơ bản nhất trong khi những nhu cầu phức tạp nhất lại ở trên cùng.

tiến bộ con người qua tháp nhu cầu maslow

Các nhu cầu gần với đáy của tháp Maslow là những yêu cầu cơ bản về thể chất bao gồm các nhu cầu về ăn, ngủ, nghỉ…Khi những nhu cầu này được đáp ứng và thỏa mãn, mọi người sẽ có xu hướng chuyển sang nhu cầu thuộc cấp độ tiếp theo là an toàn.

Càng về gần đỉnh của kim tự tháp, nhu cầu có xu hướng thiên về tâm lý và xã hội hơn cụ thể là tình yêu, tình bạn và mối quan hệ giữa người với người trở nên quan trọng.

Cao hơn nữa, là nhu cầu về lòng tự trọng cá nhân và cảm giác hoàn thành được ưu tiên. Như Maslow cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của quá trình tự hiện thực hóa của con người, trong việc trưởng thành và phát triển toàn diện khai thác được tiềm năng của mỗi cá nhân.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Khi hoạt động Marketing là điều tất yếu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào cũng như việc mở rộng khả năng tiếp cận tâm lý khách hàng trở nên quan trọng.  Việc áp dụng hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow trong cách đánh giá động cơ của khách hàng có thể giúp bạn cụ thể hóa hoạt động tiếp thị của mình hiệu quả hơn để thu hút các nhu cầu nhất định của khách hàng.

Maslow và tính cách người mua

Việc nắm được tính cách người mua giúp mỗi doanh nghiệp phác thảo rõ nét điểm đau về khách hàng của mình. Điều này khác với việc phụ thuộc vào những dữ liệu thô như thu nhập hoặc địa chỉ nhà riêng của khách hàng. Từ đó thúc đẩy những mong muốn vô hình của khách hàng khiến họ trả tiền để có được sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Bạn có thể hình dung tính cách của người mua thông qua những gạch đầu dòng hoặc hợp thức hóa nó thành một câu chuyện, nhưng chính bạn sẽ là người phân tích sâu hơn về cá tính của họ, kết hợp các yếu tố nhằm thúc đẩy hành vi của khách hàng.

Hệ thống phân cấp nhu cầu của Maslow cung cấp cái nhìn tổng quan đến chi tiết về tính cách của người mua, có ý nghĩa động cơ của khách hàng. Điều này có thể giúp bạn điều chỉnh từng điểm chất lượng mà bạn xác định được thông qua người mua lý tưởng cho những nhu cầu cụ thể mà tạo nên tính cách người mua thực tế. Hơn hết, bạn có thể đưa ra chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp nhằm tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng.

Maslow và sự kiện kích hoạt

Trong quá trình hình thành và phát triển tính cách của người mua, bạn sẽ cần đặt câu hỏi về động lực của họ: “Tại sao phải mua ngay bây giờ?” Điều này khiến họ tìm kiếm hàng hóa, dịch vụ của bạn, và mỗi một sự kiện sẽ kích hoạt cho một nhu cầu cụ thể nằm trong hệ thống phân cấp của Maslow. Trường hợp bạn xác định cả 2 nhu cầu cùng 1 lúc đồng nghĩa với việc bạn cần khẳng định được vị thế của doanh nghiệp một cách thích hợp nhất cho những người mua lý tưởng ngay khi họ bắt đầu hành trình của mình.

Bên cạnh đó, nếu bạn xác định được những nhu cầu khiến khách hàng tiềm năng đến với bạn, bạn có thể tạo ra những cách thức hoạt động quảng cáo để tiếp cận họ sớm hơn trong chu kỳ mua hàng. Điều này là cơ hội giúp bạn cạnh tranh với đối thủ trước khi đối thủ thực hiện, hoặc ngay cả khi họ quyết định không mua ngay bây giờ hoặc thậm chí chọn một doanh nghiệp khác, thì họ vẫn nhớ đến bạn cũng như có thể quay lại ngay khi họ sẵn sàng trả tiền để có được sản phẩm/ dịch vụ của bạn.

Định vị hoạt động tiếp thị để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Khi áp dụng tháp nhu cầu Maslow vào hoạt động Marketing, mỗi doanh nghiệp cần ý thức được rằng mỗi nhu cầu cụ thể sẽ cần một thông điệp chuyên biệt. Thông điệp dành cho một người đang tìm cách đáp ứng nhu cầu sinh lý khác hẳn so với một người đang tìm cách đáp ứng các nhu cầu về lòng tự trọng. Nắm rõ nội dung này, mỗi doanh nghiệp có thể thực hiện tiếp thị của mình để tiếp cận đối tượng người mua ở một cấp độ cụ thể cho một nhu cầu mong muốn cụ thể.

Ví dụ: Giả sử ai đó vừa nhận được một chương trình khuyến mại lớn và đang tham gia thị trường mua một chiếc xe hơi sang trọng. Chúng ta có thể nói rằng người này đang cố gắng đáp ứng nhu cầu tự hiện thực hóa việc sở hữu một chiếc xe. Như vậy chiếc xe là một biểu tượng địa vị giúp họ nhận được sự quan tâm tôn trọng từ bạn bè, đồng nghiệp. Ngược lại, nếu một người đang chỉ sống bằng tiền lương, hay người mới có công việc mới thì nhu cầu đơn giản của họ là có 1 phương tiện phục vụ cho việc di chuyển.

Một số điều cần lưu ý trong tháp nhu cầu Maslow

Các nhu cầu trong tháp Maslow có thể thay đổi linh hoạt

Như chính Maslow có đề cập, nhu cầu con người phát triển theo thứ tự từ chân tháp đến đỉnh tháp. Tuy nhiên, những nhu cầu này có thể thay đổi linh hoạt tùy vào mỗi người và từng hoàn cảnh.

Ví dụ: Tùy vào nhu cầu của mỗi người mà họ có thể chọn việc lập gia đình kết hôn sinh con trước rồi mới gây dựng sự nghiệp, và ngược lại cũng có những người chọn việc phát triển sự nghiệp, ổn định kinh tế rồi mới tính đến với kết hôn, lập gia đình. Như vậy, khi chiếu vào tháp nhu cầu của Maslow thì nhu cầu mối quan hệ đứng trước nhu cầu Esteem, ngược lại cũng có những người chọn nhu cầu Esteem trước rồi mới đến nhu cầu về mối quan hệ xã hội.

Nhưng nhìn chung, dù tháp nhu cầu Maslow có thay đổi ra sao về mặt thứ tự thì nhu cầu sinh lý vẫn là nhu cầu nền tảng quan trọng nhất cần có trước khi phát triển các nhu cầu tiếp theo.

Nhu cầu không phải lúc nào cũng tăng theo tháp nhu cầu

Không thể phủ định rằng không phải ai cũng được thỏa mãn lần lượt các nhu cầu trên, vì vậy khi một nhu cầu bị gián đoạn đồng nghĩa với việc nhu cầu thấp hơn đang không được đáp ứng. Ngoài ra, bạn cũng có thể hiểu trong nhiều trường hợp có những biến cố không may xảy ra tác động trực tiếp đến các nhu cầu của con người. Ví dụ như ly hôn, mất việc, nợ nần, tai nạn,…

Ví dụ: Một người đã lập gia đình đang trong đà phát triển sự nghiệp để đạt được nhu cầu Esteem, nhưng người này ly hôn, lúc này họ đứng giữa 2 nhu cầu là nhu cầu kính trọng và nhu cầu đáp ứng các mối quan hệ, tình cảm.

Như vậy, không phải ai cũng thuận buồm xuôi gió để phát triển theo đúng hướng mà tháp nhu cầu Maslow thể hiện. Hơn hết họ có thể đứng trước sự lựa chọn qua lại giữa các nhu cầu trong ngay trong tháp.

Theo Maslow, nhu cầu của một người không nhất thiết phải đáp ứng tối đa thì nhu cầu mới có thể xuất hiện. Thay vào đó con người chỉ cần thỏa mãn được nhu cầu đó ở một mức độ nhất định thì họ đã có thể chuyển sang nhu cầu mới.

Tháp nhu cầu Maslow mở rộng

Ngoài 5 cấp bậc trên thì tháp nhu cầu Maslow còn được mở rộng thêm 4 cấp độ khác bao gồm:

  • Nhu cầu nhận thức (Cognitive): Đứng sau nhu cầu về Esteem, là nhu cầu về mặt nhận thức bao gồm khả năng sáng tạo, tầm nhìn xa, thể hiện thông qua sự khao khát về mặt ý nghĩa, thông tin, hiểu biết và tò mò. Điều này tạo ra động lực cho con người trong việc học hỏi để đạt được kiến thức
  • Thu cầu thẩm mỹ (Aesthetic): Sau nhu cầu nhận thức là nhu cầu thẩm mỹ, tức là nhu cầu làm đẹp của mỗi người từ bản thân đến thế giới xung quanh, nhằm hiện thực hóa các trải nghiệm mới lạ mang tính thẩm mỹ.
  • Nhu cầu về tự tôn bản ngã (Self- Transcendence): nhu cầu được thúc đẩy bởi các giá trị vượt ra ngoài bản thân như trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.

Kết luận

Trên đây là bài viết cung cấp đầy đủ nội dung về tháp nhu cầu Maslow nhất, hy vọng bạn đã có cho mình những kiến thức hữu ích nhất để phục vụ cho chiến lược kinh doanh cũng như ngay trong hoạt động tiếp thị của mình. Nếu bạn có thắc mắc nào, vui lòng để lại bình luận ngay dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi sớm nhất! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!

Nguồn: vietmoz.edu.vn Bản quyền thuộc về Đào tạo SEO VietMoz Vui lòng không copy khi chưa được sự đồng ý của tác giả

Từ khóa » Tháp Nhu Cầu Của Maslow Là Gì