Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Kinh Doanh: Cấu Tạo Và Ứng Dụng ...

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những thuật ngữ về marketing được đưa ra từ năm 1934 bởi Maslow và được nhiều doanh nghiệp ứng dụng hiện nay. Trong bài viết này, Weup Group sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về cấu tạo và ứng dụng thực tế của tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh.

Tháp nhu cầu Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow (Maslow’s hierarchy of need) là một lý thuyết về động lực trong tâm lý học với mô hình tháp 5 bậc thể hiện các nhu cầu của con người bao gồm: Sinh lý, xã hội, an toàn, sự kính trọng và được thể hiện bản thân. Những nhu cầu này được phân chia theo từng cấp độ trong kim tự tháp. Theo đó, các nhu cầu thấp hơn trong hệ thống phân cấp cần được thỏa mãn trước khi cá nhân đáp ứng được nhu cầu cao hơn.

Tháp nhu cầu Maslow là gì
Tháp nhu cầu Maslow là gì

Tháp nhu cầu Maslow được đánh giá là có tầm ảnh hưởng rất lớn, có thể bao trùm hết mọi lĩnh vực kinh doanh, cuộc sống và trở thành nguyên tắc bất biến cho những ai muốn phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh là một trong những lý thuyết quan trọng, có tính ứng dụng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đối với ngành quản trị nhân sự và quản trị marketing.

Giải thích về tháp nhu cầu của mình, Abraham Maslow cho rằng: “Con người có nhiều nhu cầu khác nhau, những nhu cầu này được phân loại từ cấp bậc cơ bản đến nâng cao. Thông thường, xu hướng chung của con người đó là đạt được những cấp bậc đơn giản, sau đó mới tiến đến những cấp bậc cao hơn.”

Theo đó, nhu cầu cơ bản mà Maslow nhắc đến đó là những nhu cầu ai cũng cần như ăn uống, sinh lý, nghỉ ngơi. Những nhu cầu cao hơn là đảm bảo sự an toàn, nhu cầu bên ngoài xã hội và nhu cầu được khẳng định bản thân mình.

Cấu tạo của tháp nhu cầu Maslow

Hệ thống phân cấp của tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết động lực trong tâm lý học, bao gồm mô hình năm bậc về nhu cầu của con người và thường được mô tả như là các cấp bậc trong một kim tự tháp. Những nhu cầu trong thứ bậc càng thấp sẽ càng cơ bản. Những nhu cầu trong tháp Maslow từ cơ bản đến nâng cao là:

Nhu cầu sinh lý

Nhu cầu sinh lý bao gồm tất cả những nhu cầu cơ bản và thực sự cần thiết của con người trong cuộc sống như ăn, ngủ, nghỉ, nước, không khí. Do đó nhu cầu sinh lý được xem là quan trọng nhất, cần được đáp ứng đầu tiên.

Nhu cầu an toàn

Đây là nhu cầu được đề cập ngay sau khi nhu cầu về sinh lý được đáp ứng. Con người cần được bảo vệ, muốn an toàn trước những mối đe dọa về vật chất lẫn tinh thần trong đời sống. Các nhu cầu an toàn bao gồm: An toàn về sức khỏe, an toàn về tài chính, an toàn về tính mạng.

Cấu tạo của tháp nhu cầu Maslow
Cấu tạo của tháp nhu cầu Maslow

Nhu cầu xã hội

Tiếp theo trong cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow đó là nhu cầu về xã hội, bao gồm tình cảm, tình yêu, các mối quan hệ. Con người sau khi đáp ứng được những nhu cầu cơ bản nêu trên sẽ có xu hướng cần đến nhu cầu này. Vai trò của nhóm nhu cầu xã hội rất quan trọng, mặc dù đây không phải nhóm nhu cầu ở bậc cao nhất nhưng nếu nó không được đáp ứng và thỏa mãn, con người có thể mắc phải những bệnh nghiêm trọng về tinh thần.

Nhu cầu được kính trọng

Bên cạnh mong muốn được yêu thương, chúng ta cũng cần có nhu cầu được tôn trọng. Nhu cầu này được Maslow chia thành 2 loại là:

  • Lòng tự trọng với bản thân: Đây được xem là yếu tố quan trọng để phát triển bản thân, thường thể hiện qua nhân phẩm, đạo đức, quyền làm chủ, thành tích, tính độc lập. Nếu một người thiếu lòng tự trọng sẽ dẫn đến sự mặc cảm và thường lo lắng trước những vấn đề khó khăn cuộc sống.
  • Mong muốn có được sự tôn trọng từ người khác: Thường được thể hiện qua danh tiếng, địa vị, uy tín mà một người đạt được trong xã hội hoặc trong một tổ chức nào đó.

Thông thường, những người đã có được sự tôn trọng từ người khác sẽ có xu hướng tôn trọng bản thân, tự tin hơn và hãnh diện về khả năng của mình.

Nhu cầu thể hiện bản thân

Đây là cấp bậc cao nhất của con người, cần được đáp ứng khi các nhu cầu ở 4 cấp độ trên đã được thỏa mãn. Theo Maslow, nhu cầu này không xuất phát từ việc thiếu một cái gì đó trong 4 nhu cầu trên mà xuất phát từ mong muốn được phát triển của con người. Theo đó, con người mong muốn được làm những điều mình thích, có thể hiện thực hóa khả năng cá nhân, được sống đúng mục đích cũng như tìm kiếm sự phát triển cá nhân và những trải nghiệm đỉnh cao trong cuộc sống.

Xem thêm: Điểm Danh 16 Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng Được Tin Dùng Nhất

Nhu cầu thể hiện bản thân là cấp bậc cao nhất của con người,
Nhu cầu thể hiện bản thân là cấp bậc cao nhất của con người,

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh

Tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh là một trong những ứng dụng hữu ích, tạo điều kiện phát triển và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Hiện nay, sự thay đổi trong định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp đã cho thấy sự dịch chuyển mạnh mẽ khi lý giải theo những lý thuyết của tháp nhu cầu Maslow.

Ứng dụng trong xây dựng chân dung khách hàng

Tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh sẽ giúp bạn xác định được chân dung khách hàng, cụ thể là họ đang thuộc nhóm nào của tháp, họ chiếm tỷ lệ phổ biến hay một phần nhỏ, họ mong muốn được tiếp cận sản phẩm, dịch vụ có chất lượng như thế nào. Khi xác định được chân dung khách hàng, bạn có thể thiết kế chiến lược marketing cho phù hợp và chính xác với nhóm khách hàng này. Đồng thời, từ việc xác định đúng nhu cầu khách hàng, các marketer có thể xác định những hành vi liên quan đến mua hàng và thu thập thông tin chính xác trong quá trình nghiên cứu marketing.

Ứng dụng trong việc lựa chọn kênh truyền thông và thông điệp

Sau khi sử dụng thuyết Maslow để định hình chân dung khách hàng, tiếp đến bạn cần thiết kế thông điệp truyền thông đánh trúng tâm lý, nhu cầu khách hàng nhưng vẫn đảm bảo phù hợp với mục tiêu kinh doanh. Khi đó bạn cần thiết kế một thông điệp truyền thông có thể giải quyết được các vấn đề sau: Thông điệp có đánh trúng việc giải quyết nhu cầu khách hàng đang cần hay không? Thông điệp nên xuất hiện ở những kênh nào để đảm bảo tính hiệu quả cao? Làm thế nào để thuyết phục được khách hàng rằng sản phẩm, dịch vụ của bạn thỏa mãn nhu cầu của họ?

Theo từng đối tượng khách hàng cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn kênh inbound marketing hoặc outbound marketing phù hợp để tiếp cận khách hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, tùy từng đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, làm gì, ở đâu, doanh nghiệp cũng tìm được những thông điệp tương ứng để dễ dàng tiếp cận và thu hút được nhu cầu người dùng.

Tìm hiểu thêm: Top 11 Phần Mềm ERP Miễn Phí Được Tin Dùng Nhất Hiện Nay

Ứng dụng trong việc lựa chọn kênh truyền thông và thông điệp
Ứng dụng trong việc lựa chọn kênh truyền thông và thông điệp

Giải quyết các vấn đề theo các bậc của nhu cầu Maslow

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh còn giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề trong hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng của mình. Tùy vào mức độ nhu cầu khác nhau, doanh nghiệp sẽ phải đưa ra những cách giải quyết khác nhau để làm thỏa mãn khách hàng.

Bậc 1 – Cơ bản: Khi giải quyết các vấn đề của khách hàng sẽ dừng lại ở việc xin lỗi chân thành và xử lý nhanh các vấn đề mà khách hàng gặp phải.

Bậc 2 – Cam kết đề phòng rủi ro: Doanh nghiệp cần nhấn mạnh lại việc cam kết, đưa ra lời hứa với khách hàng như đổi trả hàng, hoàn tiền, bảo hành, vận chuyển miễn phí,…

Bậc 3 – Cá nhân hóa: Đối với bậc này, cần điều chỉnh giải pháp phù hợp với từng cá nhân khách hàng để họ cảm nhận rằng họ được chăm sóc tận tình.

Bậc 4 – Tạo cảm giác được tôn trọng: Cần thể hiện được rằng bạn rất tiếc khi khách hàng gặp phải những vấn đề không mong muốn. Cùng với đó, cần khiến khách hàng hiểu được doanh nghiệp sẽ tạo ra những giá trị vượt mong đợi thay vì cách giải quyết đơn thuần.

Bậc 5 – Tạo cảm giác tin tưởng vào bản thân: Bạn nên thể hiện với khách hàng rằng họ là những vị khách quan trọng, thông thái. Bạn rất coi trọng việc họ tìm đến các sản phẩm của doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu và bạn luôn ưu tiên vấn đề của khách hàng ở vị trí số một.

Bài viết trên đây đã thông tin chi tiết về ý nghĩa và ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong kinh doanh. Khi nắm được điều này, doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề trong kinh doanh một cách đơn giản, hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động bán hàng, quản trị và marketing cũng có thể ứng dụng mô hình này, giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển, mở rộng hơn.

Từ khóa » Thuyết Nhu Cầu Maslow Trong Kinh Doanh