Tháp Nhu Cầu Maslow Và ứng Dụng Trong Quản Lý Nhân Sự | TopDev
Có thể bạn quan tâm
Ảnh hưởng từ đại dịch toàn cầu Covid -19, nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngày được quan tâm hơn. Đặc biệt, sự cạnh tranh không chỉ đến từ phía ứng viên, mà các doanh nghiệp cũng cần có nhiều giải pháp hiệu quả trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Trong số đó, việc ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong chiến lược nhân sự được đánh giá là cách thức hiệu quả trong việc tuyển dụng, thu hút và giữ chân nhân tài.
Cùng TopDev phân tích những điều thú vị xoay quanh tháp nhu cầu Maslow qua bài viết dưới đây.
Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết nền tảng quan trọng. Thuyết Maslow nhà tâm lý học Abraham Maslow thiết lập dựa trên hình thức phân tầng các cấp bậc. Việc phát triển và hoàn thiện các nội dung dưới dạng phân tầng tạo ra sự thuận lợi trong việc tiếp thu và vận dụng lý thuyết trong thực tiễn.
Maslow là lý thuyết nền tảng có giá trị nhất dưới góc nhìn tâm lý học. Đồng thời, việc ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự có ý nghĩa lớn vì nó trở thành một công cụ đầy giá trị giúp nhà quản lý khai thác, sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả nhất.
Cấu trúc về hệ giá trị phân lập của tháp nhu cầu Maslow
Dựa trên những nhu cầu khác nhau, tháp Maslow được phân thành 5 mức độ cụ thể tương ứng từ thấp đến cao. Những nhu cầu cao hơn được thỏa mãn khi nhu cầu thấp hơn được đáp ứng.
1. Các giá trị mức thấp:
Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs): Những hoạt động thuộc về tâm lý, hoạt động, trạng thái,… làm con người có thể tồn tại như: Ăn, uống, ngủ nghỉ, đi lại,…
Nhu cầu về an toàn, an ninh (Safe/Security Needs): An toàn sức khỏe, tài sản, trí tuệ, tâm lý,…
2. Các giá trị mức cao:
Nhu cầu xã hội (Belonging Needs): Nhu cầu về những mong muốn được gắn bó và quan tâm. Biểu hiện là các giao tiếp cộng đồng, người thân, bạn bè, mối quan hệ đồng nghiệp,..
Nhu cầu tôn trọng (Esteem Needs): Nhu cầu nhận được sự nể trọng từ những người cùng tổ chức, xã hội,…
Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-actualization): Đây được đánh giá là nhu cầu đỉnh cao của thang nhu cầu Maslow. Đó là mong muốn được thể hiện và khẳng định giá trị của bản thân mình trong cuộc sống.
Mỗi người trong chúng ta đều tồn tại 5 nhu cầu này. Muốn thay đổi về hành vi con người thì nhất thiết phải tác động vào nhu cầu cá nhân trước.
Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong tuyển dụng nhân sự
Để áp dụng tháp Maslow trong quản trị nhân sự, việc nghiên cứu và xác định rõ các nhu cầu của nhân viên rất quan trọng. Vì chỉ khi nắm bắt được tâm lý con người và những chuyển biến phức tạp trong phạm trù đó, bạn mới có thể thiết lập một chiến lược thành công nhất.
Nhu cầu về sinh lý
Nhà quản lý nhân sự cần nắm bắt được những mong muốn của nhân viên trong công việc. Cụ thể, lương thưởng và phúc lợi là vấn đề đầu tiên mà ứng viên quan tâm. Nó quyết định khả năng ứng viên có duy trì được cuộc sống được hay không?
Nhà quản lý hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách cách đưa ra chính sách lương tốt, chế độ đãi ngộ công bằng – minh bạch dựa trên các tiêu chí khác nhau như: Chỉ số đo lường hiệu suất làm việc – KPI, thái độ làm việc và những mối quan hệ xã hội.
Xem thêm: KPI là gì? Kinh nghiệm triển khai KPI hiệu quả
Ngoài ra, nhà quản lý nên đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân viên bằng cách đảm bảo phúc lợi như: Thưởng sáng kiến, thưởng doanh số, lương tháng 13, chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên, du lịch hàng năm…và cung cấp các miễn phí các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca, party từng quý cho nhân viên.
Nhu cầu về sự an toàn, an ninh
Nhu cầu về sự an toàn, muốn được bảo vệ của nhân viên thường sẽ xảy đến trong một khoảng thời gian. Tất nhiên những gì nhân viên muốn thấy là sự rõ ràng về hợp đồng lao động cũng như các chế độ y tế bảo hiểm.
Để đáp ứng nhu cầu này, một số giải pháp mà nhà quản lý có thể lựa chọn như:
– Tạo lập không gian làm việc tự nhiên, an toàn với đầy đủ những tiện nghi cần thiết.
– Đồng bộ các quy chế về tăng ca, chế độ lương thưởng hợp lý nếu có OT
– Tuân thủ và đáp ứng đúng với các tiêu chuẩn nhằm bảo vệ an toàn lao động. Cụ thể như trang bị đồng phục bảo hộ lao động, xây dựng hệ thống chữa cháy khẩn cấp, các thiết bị hỗ trợ khi thực hiện các công việc nguy hiểm
– Đảm bảo lượng khối lượng về các đầu công việc, có sự công bằng xét trên khía cạnh sự nỗ lực.
– Thiết lập không gian phát triển về thể chất, tâm lý cho nhân viên; tạo điều kiện giúp nhân viên thư giãn, rèn luyện thể dục thể thao.
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu xã hội là những mong muốn về sự thuộc về. Có thể hiểu sự giao tiếp xã hội, những mong muốn về tình cảm, sự gắn bó,… Vậy làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu xã hội? Mấu chốt của vấn đề thành công trong việc phát triển nhu cầu xã hội chính là sự tương tác.
- Tạo điều kiện để nhân viên mở rộng giao lưu giữa các bộ phận thông qua các hoạt động.
- Cho nhân viên cơ hội bày tỏ những suy nghĩ từ các buổi review trong các quý.
- Tạo môi trường tương tác hiệu quả thông qua các dịp lễ. Ví dụ: 8/3, ngày Phụ Nữ Việt Nam, sinh nhật nhân viên,…
Nhu cầu được tôn trọng
Khi đã gắn bó đủ lâu tại một doanh nghiệp, nhân viên họ mong muốn được chia sẻ, trình bày, góp tiếng nói của mình cho sự phát triển chung. Đồng thời, sự công nhận về năng lực, sự đề bạt và thăng tiến trở thành một nhu cầu lớn của nhân viên. Vì họ luôn mong rằng những nỗ lực của mình sẽ được ghi nhận.
Xem thêm: Đồng hành và gắn bó với một công ty, bao lâu là đủ?
Để đáp ứng nhu cầu này, nhà quản lý nên :
- Quan tâm đến việc xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên phụ ứng với khả năng của họ. Tạo cơ hội để họ khẳng định, cạnh tranh công bằng để chứng minh giá trị bản thân.
- Thiết lập chính sách đánh giá, nhận xét nhân viên theo khung tiêu chí: chuyên môn, kỹ năng, thái độ,…
- Hoàn thiện các chính sách tuyên dương khen ngợi cho những nhân viên có thành tích nổi bật.
Nhu cầu được thể hiện bản thân
Lương bổng là thứ quan trọng. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, nó không phải thứ giữ chân một nhân viên lâu dài. Vào thời điểm chín muồi của sự nghiệp, điều họ muốn chính là niềm vui trong công việc. Đây cũng chính là thời điểm quan trọng của việc sống vì những đam mê.
Thế đâu là những cách thức giúp đáp ứng nhu cầu thể hiện bản thân của nhân viên:
- Tạo cơ hội cho các nhân viên phát triển khả năng, vận dụng sáng tạo vào công việc. Những dự án nên được giao cho từng nhân viên phù hợp với năng lực của họ. Trên hết, họ rất cần sự dẫn dắt, hỗ trợ từ những người giàu kinh nghiệm hơn.
- Khuyến khích họ đưa ra những đóng góp vào quá trình phát triển các hoạt động của tổ chức
- Tạo điều kiện bộc lộ tiềm năng, thể hiện các lý tưởng dưới các hình thức khác nhau: ổn định, giao quyền.
Lời kết
Tâm lý nhân sự là một vấn đề khá thú vị. TopDev không qua phân tích sâu vào vấn đề tâm lý mà chỉ tri nhận nó dưới một khía cạnh nhỏ trong chuyên môn tâm lý – Tháp nhu cầu/thang nhu cầu Maslow.
Thang Maslow giúp cho nhà quản lý nhận ra được các nhu cầu tâm lý và mức độ của nó. Vì thế, không quá khó để họ xây dựng các chiến lược phù hợp cho từng nhân viên. Nhờ thuyết Maslow, người lãnh đạo đã hiểu rõ hơn về mong muốn của nhân viên của mìnH. Đồng thời, giúp họ phát triển bản thân toàn diện hơn trên con đường chinh phục đỉnh cao sự nghiệp.
Có thể bạn quan tâm:
- Kinh nghiệm sử dụng Linkedin hiệu quả cho công tác tuyển dụng nhân sự
- OKR là gì? Kinh nghiệm thiết lập OKR hiệu quả?
- Bí quyết phát triển hoạt động nhân sự thông qua Email Marketing
Xem thêm Top Việc làm it trên TopDev
Từ khóa » Thuyết Maslow
-
Thuyết Nhu Cầu Của Maslow Và Vận Dụng Thuyết Nhu Cầu Trong ...
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Và ứng Dụng Trong Marketing - Gobranding
-
Học Thuyết Maslow Và Bài Học Cho Hướng Nghiệp - RMIT & CHA MẸ
-
️ Tháp Maslow Về Nhu Cầu Của Con Người Là Gì?
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Cách Vận Dụng Trong Quản Trị - Fastdo
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Ý Nghĩa, Phân Tích, ứng Dụng Và Ví Dụ ...
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì Và ứng Dụng Trong Cuộc Sống - MarketingAI
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Còn Thiếu Sót Gì? 4 Điều Cần Biết để Tránh Quy ...
-
Phân Tích Lý Thuyết Và ứng Dụng Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Marketing
-
Hướng Dẫn ứng Dụng Tháp Nhu Cầu Maslow Trong Quản Trị Nhân Sự
-
Lý Thuyết Maslow – Tâm Lý Trẻ Em
-
Tháp Nhu Cầu Maslow Là Gì? Ưu, Nhược điểm Và Lưu ý Khi Triển Khai