THÁP NHU CẦU MASLOW - Viettonkin

Skip to content Viettonkin Menu Chung THÁP NHU CẦU MASLOW

Trường Lăng

May 17, 2019

Chung THÁP NHU CẦU MASLOW

Trường Lăng

May 17, 2019

Abraham (Harold) Maslow (1908-1970) là một trong những nhà tiên phong người Mỹ trong trường phái “Tâm lý học nhân văn”. Vào năm 1943, ông đã phát triển lý thuyết về Thang bậc nhu cầu hay còn gọi là Tháp Nhu Cầu.

Tháp Nhu Cầu là một trong những học thuyết nổi tiếng nhất về động lực và được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực từ kinh doanh cho đến marketing, nhân sự hay trong chính cuộc sống của mỗi con người. Trong lý thuyết này, Maslow sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự dưới dạng hình kim tự tháp, các nhu cầu căn bản ở tầng nền và các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ căn bản đó phải được thỏa mãn trước.

Quá trình hình thành và phát triển Tháp Nhu Cầu có thể được chia ra hai giai đoạn chính. Ở thời điểm ban đầu, Maslow đã sắp xếp các nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc. Sau đó, vào khoảng những năm 1970-1990, sự phân cấp của Tháp Nhu Cầu được hiệu chỉnh chuyên sâu hơn thành 7 bậc và cuối cùng là 8 bậc.

Tuy nhiên ngày nay, để dễ dàng hiểu và áp dụng lý thuyết của Maslow vào thực tế, tháp nhu cầu 5 bậc được sử dụng phổ biến hơn.

Để tìm hiểu các nhu cầu được phân cấp như thế nào trong thuyết Nhu Cầu của Maslow, chúng ta đi từ bậc nhu cầu thấp nhất, tức Nhu cầu Sinh lý.

Tầng 1: Nhu cầu Sinh lý (Basic Needs)

Nhu cầu này bao gồm những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của con người nhằm đảm bảo mục đích sinh tồn như ăn, uống, ngủ, thở, tình dục, và các nhu cầu về sự thoải mái như chỗ ở, quần áo. Sở dĩ tình dục được xếp vào nhóm nhu cầu này vì nó giúp con người duy trì được nòi giống. Đây đều là những nhu cầu cơ bản nhất và mạnh mẽ nhất của con người.

Những nhu cầu thuộc mức độ cao hơn phía trên sẽ không thể xuất hiện nếu nhu cầu cơ bản này chưa được thỏa mãn. Chúng sẽ chế ngự, thúc giục, sai khiến một người phải hành động để đạt được nhu cơ bản này.

Tầng 2: Nhu cầu được an toàn (Security and Safety Needs)

Khi các nhu cầu ở mức độ sinh lý đã được thỏa mãn, con người hướng tới những nhu cầu về sự an toàn của bản thân. Họ mong muốn được bảo vệ tính mạng khỏi các nguy hiểm và sự an toàn, ổn định trong đời sống. Nhu cầu được an toàn ở đây không chỉ là an toàn về thể chất và sức khỏe, nó còn là mong muốn được an toàn về mặt tinh thần về điều kiện tài chính của bản thân.

Một số nhu cầu an toàn của con người như:

+ An toàn khi gặp tai nạn, sự cố chấn thương

+ An toàn về sức khỏe

+ An toàn về tài chính

Tầng 3: Nhu cầu về xã hội (Social Needs)

Con người sẽ xuất hiện những nhu cầu về xã hội khi đã được đáp ứng đầy đủ những nhu cầu căn bản về sinh lý và sự an toàn. Nhóm nhu cầu xã hội bao gồm: nhu cầu yêu và được yêu, được chấp nhận và thuộc về một cộng đồng nào đó. Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như việc kết giao bạn bè, tìm người yêu, tham gia hoạt động xã hội, câu lạc bộ,… Ở cấp độ này, những nhu cầu thuộc về tình cảm chình là yếu tố tác động và chi phối hành vi của con người.

Vai trò của nhóm nhu cầu này rất quan trọng, Maslow cũng đã nhấn mạnh rằng, mặc dù đây không phải là nhu cầu ở cấp bậc cao nhất nhưng nếu nó không được thỏa mãn và đáp ứng, con người có thể mắc phải những bệnh trầm trọng về tinh thần, tâm lý.

Tầng 4: Nhu cầu được quý trọng (Esteem Needs)

Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu tự trọng và được xếp vào loại nhu cầu bậc cao con người. Nó được thể hiện qua hai khía cạnh: việc được nể trọng, kính mến thông qua sự thành công của bản thân và lòng tự trong, cảm nhận, trân quý chính mình. Khi nhu cầu này được thỏa mãn, con người có xu hướng trở nên tự tin hơn vào năng lực của bản thân và mong muốn được cống hiến nhiều hơn.

Tầng 5: Nhu cầu được thể hiện mình (Self-actualizing Needs)

Đây chính là mức độ nhu cầu cao nhất mà Maslow đề cập đến: khẳng định bản thân. Khi tất cả những bậc nhu cầu ở dưới đã được đáp ứng, con người tiến tới một tầm cao mới, mong muốn khai phá những tiềm năng còn ẩn chứa và thể hiện đúng con người mình. Đó là khả năng tận dụng tối ưu và khai thác tối đa tài năng nhằm mục đích hoàn thiện bản thân. Ví dụ điển hình cho sự tự thể hiện bản thân được bộc lộ ở những nhân vật như nhà bác học Albert Einstein, Tổng thống Abraham Lincoln,…

Download our Latest Ebook about Real Estate and Property!

Real estate holds a pivotal position in the development of a country, not only via the spillover impacts on other economic sectors such as construction, manufacturing, tourism, finance and banking etc. but also affecting the social dynamic by mobilizing the residency and infrastructure system. Foreign direct investment in real estate (RFDI) in Vietnam has a long running history and is unique in that it is largely dominated by the private sector compared to other industries which usually still have a rather large Government involvement. International capital has consistently been selecting real estate as the destination of choice, given that RDI has always been in the top 2 and 3 for volume inflow over the last 10 years, even throughout extremely turbulent periods such as COVID-19, per the General Statistics Office of Vietnam’s (GSO) data. Find out more in this ebook edition. Download Real Estate and Property Ebook

Tải cuốn ebook mới nhất về nền kinh tế số Việt Nam!

The digital economy of Vietnam has been fueled and accelerated by the global digital trends and the pandemic Covid-19. The movement of digital transformation is underway in every corner of Vietnamese life, strongly influencing the way people do things. Digital economy is the future of the Vietnam economy. Realizing the potential of the digital economy, the Vietnam government has issued policies, guidelines and created legal frameworks to support and further enhance this economy. In this ebook edition, the digital economy is looked at from different angles. Perspectives from the key elements comprising Vietnam digital economy are examined and discovered.

Tải về Ebook Nền kinh tế số Việt Nam

Our Happy Clients

Subscribe to our insights to look at the critical issue that your business is facing and stay ahead of the competition in a rapidly changing world.

Δ

Viettonkin Logo Web Color Viettonkin Logo Web Color Close

Từ khóa » Trình Bày Thang Bậc Nhu Cầu Của Maslow