Tháp Rùa – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 8/2022) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
BuildingBản mẫu:SHORTDESC:Building
Tháp Rùa
Tháp Rùa Map
Map
Thông tin chung
DạngTháp
Phong cáchGothic & Quy thức kiến trúc cổ Việt Nam
Địa điểmHồ Hoàn Kiếm
Quốc gia Việt Nam
Thành phốHà Nội
Địa chỉHồ Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Tọa độ21°01′40″B 105°51′08″Đ / 21,0279°B 105,8523°Đ / 21.0279; 105.8523
Sử dụngDu lịch
Sở hữukhông
Xây dựng
Khởi công1886, 1890
Hoàn thành1886, 1891
Khánh thành1886-1888, 1892
Trùng tunhiều lần
Phá dỡ1888
Phá hủy1888
Nhà thầu chínhNguyễn Ngọc Kim
Diện tích sàn350 m²
Kích thước
Kích thướcTầng dưới cùngChiều dài: 6,28 mChiều rộng: 4,54 mTầng 2Chiều dài: 4,8 mChiều rộng: 3,64 m
Chiều cao8,8 m

Tháp Rùa là một ngọn tháp nhỏ nằm trên gò đảo giữa Hồ Hoàn Kiếm, lui về phía Nam hồ, Hà Nội, Việt Nam. Từ năm 1888, Tháp Rùa đã bị phá hủy do người dân Việt đang được xây dựng mới cất lại tiêu chuẩn của người Pháp với kiến trúc sư đầu tiên là "Maispel Disnel" sau khi chính thức khánh thành vào năm 1892.

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngọn tháp kết hợp phong cách kiến trúc châu Âu với hàng cửa cuộn gothic hai tầng dưới nhưng phần mái cong giữ quy thức kiến trúc cổ Việt Nam.

Ngôi tháp được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350m2, bình đồ hình chữ nhật có 4 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên. Hai mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn. Phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu. Đỉnh 2 tầng có lan can chạy xung quanh. Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh.

Tầng dưới cùng xây trên móng cao 0,8m. Chiều dài là 6,28m trong khi chiều rộng là 4,54m. Tầng này do là hình chữ nhật nên chiều dài mở ra ba cửa, còn chiều ngang mở ra hai cửa, tất cả là 10 cửa; bên trong phân ra ba gian, các gian thông với nhau bằng các cửa ngăn, đỉnh cũng nhọn như tất cả các cửa khác. Cả tầng có 4 cửa ngăn, tổng cộng 14 cửa.

Tầng hai xây lùi vào một chút, chiều dài 4,8m, chiều rộng 3,64m, cũng chia ra ba gian, kiến trúc y như tầng một với 14 bộ cửa nhưng nhỏ hơn. Tầng ba thu nhỏ hơn nữa, dài 2,97m, rộng 1,9m, chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía đông, đường kính 0,68m. Sát tường phía tây có một ban thờ, không rõ thờ ai và có từ lúc nào (Một số thông tin được cho là thờ cha của Nguyễn Ngọc Kim). Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2m. Trên tường mặt phía đông, bên trên cửa tròn có đường kính là 0.68m của tầng ba có ba chữ Quy Sơn Tháp, nghĩa là Tháp Núi Rùa. Như vậy, từ nền đất Gò Rùa lên đến đỉnh tháp là 8,8m.

Với sự giao thoa giữa hai lối kiến trúc là kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa tạo nên nét đẹp độc đáo, riêng biệt của Tháp Rùa.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháp xây trên gò Rùa nơi xưa từ thời vua Lê Thánh Tông đã dựng Điếu Đài ở đó để nhà vua câu cá.[1] Sang thời Lê Trung Hưng (khoảng thế kỷ 17-thế kỷ 18) thì chúa Trịnh cho xây đình Tả Vọng trên gò nhưng sang thời nhà Nguyễn thì không còn dấu tích gì. Sau khi Pháp hạ thành Hà Nội năm 1883 thì dân vùng ven hồ xiêu tán cả. Các quan Việt cũng bỏ sở nhiệm. Riêng có Nguyễn Hữu Kim, chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu sau ông trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim. Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. (truyền thuyết về việc liệu ông Kim có làm tay sai cho Pháp hay không và việc tự ý đưa hài cốt cha chôn ở mảnh đất linh thiêng giữa thủ đô hay không vẫn còn chưa có nhiều chứng cứ khoa học thuyết phục bởi có rất nhiều chứng cứ khác nhau gây mâu thuẫn, không nên tuyên truyền sai lệch. Đọc thêm [1] ). Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, Tháp Rùa nghiễm nhiên biến thành thắng tích Hà Nội.[2][3]

Thời Pháp thuộc, trên đỉnh Tháp Rùa có dựng một phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do (1890-1896) mà dân chúng biếm gọi là tượng Đầm Xòe. Sang thập niên 1950 tượng này đã bị phá bỏ khi chính phủ Việt Nam của thủ tướng Trần Trọng Kim nắm chính quyền thay cho quân Pháp.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tượng Nữ thần Tự do trên đỉnh Tháp Rùa, 1890-1896 Tượng Nữ thần Tự do trên đỉnh Tháp Rùa, 1890-1896
  • Tháp Rùa, chiều tháng 3/2007 Tháp Rùa, chiều tháng 3/2007
  • Tháp Rùa, 2009 Tháp Rùa, 2009
  • Tháp Rùa, tối tháng 4/2010 Tháp Rùa, tối tháng 4/2010
  • Tháp Rùa, sáng tháng 4/2016 Tháp Rùa, sáng tháng 4/2016
  • Tháp Rùa, 2017 Tháp Rùa, 2017

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Trần Độ (chủ biên). Văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương, 1989. Trang 101.
  2. ^ Nguyễn Văn Uẩn. Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Hà Nội: nxb Hà Nội, 2000. trang 649.
  3. ^ Nguyễn Vinh Phúc trong cuốn "Phố và Đường Hà Nội" xuất bản năm 2004 có nói ông Nguyễn Ngọc Kim là ông nội của bí thư Thành ủy đầu tiên của thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Vũ

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Rùa Hồ Gươm
  • Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tháp Rùa.
  • Chuyện ít người biết về Tháp Rùa Hồ Gươm
  • Những chuyện thăng trầm xoay quanh tháp Rùa Hồ Gươm
  • Gặp hậu duệ dòng họ bị "kết tội" lén táng mộ tổ vào tháp Rùa
  • x
  • t
  • s
Du lịch Hà Nội
Di tích lịch sửKiến trúc công cộng

Hoàng thành Thăng Long • Hồ Hoàn Kiếm (Cầu Thê Húc · Đền Ngọc Sơn · Tháp Rùa) • Khu phố cổ Hà Nội • Văn Miếu – Quốc Tử Giám • Thành Cổ Loa • Đường Lâm • Thành cổ Sơn Tây • Gò Đống Đa • Phủ Chủ tịch và khu di tích • Lăng Hồ Chí Minh • Cột cờ Hà Nội • Nhà hát Lớn • Nhà tù Hỏa Lò • Nhà khách Chính phủ • Tháp nước Hàng Đậu

Kiến trúc tôn giáo, tâm linh

Thăng Long tứ trấn (Đền Bạch Mã · Đền Voi Phục · Đền Kim Liên · Đền Quán Thánh) • Thăng Long tứ quán • Chùa Hương • Chùa Láng • Chùa Một Cột • Chùa Tây Phương • Chùa Thầy • Chùa Trầm • Chùa Trấn Quốc • Chùa Quán Sứ • Đền Sóc - Chùa Non Nước • Phủ Tây Hồ • Đại chủng viện Thánh Giuse • Đền Ngọc Sơn • Đền Lý Quốc Sư • Đền Hai Bà Trưng (Đồng Nhân) • Đền Hai Bà Trưng (Hạ Lôi) • Đền Hát Môn • Đền Phù Đổng • Nhà thờ Lớn • Nhà thờ Hàm Long • Nhà thờ Cửa Bắc • Nhà thờ Phùng Khoang • Đình Chèm • Đình Đại Phùng • Đình Hạ Hiệp • Đình So • Đình Tây Đằng • Đình Tường Phiêu

Hồ, công viên, khu sinh thái

Vườn quốc gia Ba Vì • Công viên Thống Nhất • Công viên Thủ Lệ • Vườn bách thảo • Ao Vua • Hồ Đồng Đò • Hồ Đồng Mô • Thác Đa • Hồ Tây • Công viên Hồ Tây • Khoang Xanh • Hồ Thiền Quang • Hồ Trúc Bạch • Sông Hồng • Công viên Âm Nhạc • Công viên Hòa Bình • Công viên Indira Gandhi • Công viên Lê-nin • Công viên Thiên Đường Bảo Sơn

Bảo tàng

Bảo tàng Hà Nội • Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam • Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam • Bảo tàng Dân tộc học • Bảo tàng Cách mạng Việt Nam • Bảo tàng Hồ Chí Minh • Bảo tàng Lịch sử Việt Nam • Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam • Thư viện Quốc gia Việt Nam • Bảo tàng nhiếp ảnh Lai Xá

Làng nghề

Gốm Bát Tràng • Lụa Vạn Phúc • Tranh Hàng Trống • Hoa Ngọc Hà • Đúc đồng Ngũ Xã • Rắn Lệ Mật • Rèn Đa Sĩ • Miến Cự Đà

Công trình thể thao

Cung thể thao Quần Ngựa • Cung thi đấu điền kinh trong nhà Mỹ Đình • Sân vận động Hàng Đẫy • Sân vận động Hoài Đức • Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình • Trường đua đường phố Hà Nội

Công trình thương mại - dịch vụ

Chợ Đồng Xuân • Chợ Hà Đông • Chợ Long Biên • Chợ Nhà Xanh • Keangnam Hanoi Landmark Tower • Lotte Center Hà Nội • Tòa nhà Hàm Cá Mập • Tràng Tiền Plaza • Vincom Bà Triệu

Khách sạn

Hilton Hanoi Opera • Khách sạn Opera Hà Nội • Khách sạn Sofitel Metropole

Các công trình khác

Sân bay quốc tế Nội Bài • Ga Hà Nội • Cầu Long Biên • Cầu Chương Dương • Cầu Thăng Long • Cầu Nhật Tân • Trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam • Quảng trường Ba Đình • Quảng trường Cách mạng Tháng Tám • Quảng trường Lao động • Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục • Bưu điện Hà Nội • Tòa nhà Quốc hội Việt Nam • Trụ sở Bộ Ngoại giao Việt Nam • Vinhomes Times City

Du lịch Việt Nam

7 khu du lịch quốc gia • An Giang • Bà Rịa – Vũng Tàu • Bạc Liêu • Bắc Giang • Bắc Kạn • Bắc Ninh • Bến Tre • Bình Dương • Bình Định • Bình Phước • Bình Thuận • Cà Mau • Cần Thơ • Cao Bằng • Đà Nẵng • Đắk Lắk • Đắk Nông • Điện Biên • Đồng Nai • Đồng Tháp • Gia Lai • Hà Giang • Hà Nam • Hà Nội • Hà Tĩnh • Hải Dương • Hải Phòng • Hậu Giang • Hòa Bình • Thành phố Hồ Chí Minh • Hưng Yên • Khánh Hòa • Kiên Giang • Kon Tum • Lai Châu • Lạng Sơn • Lào Cai • Lâm Đồng • Long An • Nam Định • Nghệ An • Ninh Bình • Ninh Thuận • Phú Thọ • Phú Yên • Quảng Bình • Quảng Nam • Quảng Ngãi • Quảng Ninh • Quảng Trị • Sóc Trăng • Sơn La • Tây Ninh • Thái Bình • Thái Nguyên • Thanh Hóa • Thừa Thiên Huế • Tiền Giang • Trà Vinh • Tuyên Quang • Vĩnh Long • Vĩnh Phúc • Yên Bái

Cổng thông tin:
  • Hà Nội
  • icon Kiến trúc
  • x
  • t
  • s
Tháp cổ Việt Nam
Bắc Bộ
  • Báo Thiên
  • Bình Sơn
  • Tháp Bút
  • Chiềng Sơ
  • Hòa Phong
  • Mường Bám
  • Mường Luân
  • Mường Và
  • Tháp Rùa
Trung BộTháp Chăm
Nam Bộ
  • Bình Thạnh
  • Chót Mạt
  • Vĩnh Hưng
  • Bản mẫu Di tích quốc gia đặc biệt
  • Hang động
  • Thác nước
  • Đèo
  • Chùa
  • Đình
  • Đền
  • Nhà thờ
  • Tháp cổ
  • Tháp Chăm

Từ khóa » đền Giữa Hồ Hoàn Kiếm