Thắt ống Dẫn Trứng Có đau Không, Có Nguy Cơ Gì Không?
Có thể bạn quan tâm
Từ lâu, thắt ống dẫn trứng đã là một biện pháp an toàn và hiệu quả trong phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, có rất nhiều chị em phụ nữ vẫn lo ngại, không biết thắt ống dẫn trứng có đau không, có tác dụng phụ gì không. Vậy, chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời cho những thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!
Menu xem nhanh:
- 1. Tìm hiểu phương pháp thắt ống dẫn trứng
- 1.1. Định nghĩa phương pháp thắt ống dẫn trứng
- 1.2. Ưu điểm của phương pháp
- 1.3. Nhược điểm của phương pháp
- 1.4. Thực hiện thắt ống dẫn trứng có nguy cơ rủi ro gì không?
- 2. Quy trình thực hiện thắt ống dẫn trứng
- 2.1. Trước khi thực hiện
- 2.2. Quá trình thực hiện
- 2.3. Quá trình hậu phẫu
- 3. Thắt ống dẫn trứng có đau không và cần lưu ý gì?
- 3.1. Phẫu thuật thắt ống dẫn trứng có đau không?
- 3.2. Sau phẫu thuật thắt ống dẫn trứng khi nào có thể quay trở lại công việc?
- 3.3. Phẫu thuật xong thì có kinh nguyệt không?
- 3.4. Khi nào có thể quan hệ tình dục trở lại?
- 3.5. Sau triệt sản có thể nối lại ống dẫn trứng không?
1. Tìm hiểu phương pháp thắt ống dẫn trứng
1.1. Định nghĩa phương pháp thắt ống dẫn trứng
Thắt ống dẫn trứng hay còn được gọi là triệt sản nữ, là phương pháp tránh thai có hiệu quả lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn.
Dựa trên nguyên lý thụ thai, phương pháp này ra đời có vai trò ngăn không cho tế bào trứng hoặc tinh trùng di chuyển đến gặp nhau thông qua vòi trứng.
1.2. Ưu điểm của phương pháp
Ưu điểm lớn nhất của thắt ống dẫn trứng là không gây ảnh hưởng gì đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, các chị em có thể thực hiện phương pháp này bất cứ lúc nào, có thể là ngay sau khi sinh con hoặc thậm chí là kết hợp cùng với một thủ thuật phẫu thuật ổ bụng khác. Đặc biệt thủ thuật này không làm mất đi sự nữ tính, cũng không dẫn đến tăng cân và phát triển lông mặt như một số phương pháp tránh thai khác. Ngoài ra thắt ống dẫn trứng không gây ảnh hưởng đến sự ham muốn, ngoài ra còn có khả năng làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng.
1.3. Nhược điểm của phương pháp
– Thắt ống dẫn trứng không phải phương pháp đem lại hiệu quả 100%, vẫn có những trường hợp mang thai lại, dù số lượng rất hiếm.
– Nếu thủ thuật thực hiện thất bại, nguy cơ chửa ngoài tử cung là rất lớn.
– Khó có thể khôi phục lại khả năng sinh sản như ban đầu.
– Một số trường hợp cần phẫu thuật vi phẫu để nối ống dẫn trứng nhưng không phải lúc nào kết quả cũng như ý muốn.
– Thắt ống dẫn trứng không có khả năng bảo vệ phụ nữ khỏi những bệnh lây truyền qua đường tình dục. Do đó, các chị em vẫn phải có phương pháp bảo vệ chính mình như dùng bao cao su.
1.4. Thực hiện thắt ống dẫn trứng có nguy cơ rủi ro gì không?
Bản chất thắt ống dẫn trứng là một phẫu thuật trên bụng (có tạo vết rạch) nên khi tiến hành thường có bước gây tê tủy sống hoặc gây mê. Do đó, nó có nguy cơ gây ra một số rủi ro.
Cụ thể:
– Các mạch máu lớn, ruột, bàng quang có nguy cơ bị tổn thương.
– Sốc thuốc gây tê hoặc gây mê.
– Nguy cơ nhiễm trùng
– Để lại di chứng của phẫu thuật vùng bụng hoặc vùng xương chậu.
2. Quy trình thực hiện thắt ống dẫn trứng
2.1. Trước khi thực hiện
Giai đoạn trước khi thực hiện phẫu thuật rất quan trọng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ trao đổi và tìm hiểu lý do cũng như nguyên nhân khiến chị em phụ nữ chọn lựa phương pháp này. Trong quá trình trò chuyện, bác sĩ sẽ phân tích, đưa ra những rủi ro khi thực hiện biện pháp này. Sau khi được tư vấn, nếu các chị em quyết định tiến hành triệt sản thì bác sĩ sẽ chỉ định khám sức khỏe. Việc này giúp bác sĩ kiểm tra và đánh giá được tình trạng sức khỏe, xem chị em có đủ điều kiện để thực hiện triệt sản không. Khi các chị em đủ điều kiện, bác sĩ sẽ tư vấn thời điểm tiến hành thủ thuật.
– Nếu không mang thai, chị em có thể thực hiện triệt sản bất cứ lúc nào hoặc có thể kết hợp với một thủ thuật phẫu thuật vùng bụng khác.
– Nếu không chắc chắn về việc mình có đang mang thai hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm mang thai để chắc chắn người bệnh không mang thai.
– Nếu đang mang thai, bác sĩ sẽ tư vấn thai phụ sinh mổ và kết hợp triệt sản trong quá trình sinh mổ.
– Nếu vừa sinh con, các chị em có thể thực hiện triệt sản ngay sau khi sinh.
2.2. Quá trình thực hiện
Có nhiều cách để thực hiện thắt ống dẫn trứng triệt sản như buộc, cắt rời, đốt điện, dùng kẹp kim loại hoặc vòng nhựa để thắt lại.
– Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây mê hoặc gây tê tủy sống.
– Tiếp theo, bác sĩ sẽ rạch một đường ở rốn để bơm khí nitro oxide hoặc carbon dioxide.
– Sau đó bác sĩ sẽ rạch thêm một được rạch khác để đưa các dụng cụ chuyên khoa vào ổ bụng.
– Cuối cùng, bác sĩ sẽ thực hiện cắt rời ống dẫn trứng hoặc dùng vòng nhựa/ kẹp nhựa để thắt ống dẫn trứng.
2.3. Quá trình hậu phẫu
Sau khi kết thúc thủ thuật, các bác sĩ sẽ giúp loại bỏ các khí được bơm vào ổ bụng trước đó. Khi đó, các chị em có thể xuất viện để về nhà nghỉ ngơi mà không cần lưu viện. Một số lưu ý sau khi phẫu thuật triệt sản:
– Chỉ nên tắm sau tối thiểu 48 giờ kể từ khi phẫu thuật nhưng không nên chà xát mạnh vết mổ. Nhanh chóng làm khô vết mổ sau khi tắm bằng khăn bông mềm, sạch.
– Hạn chế quan hệ tình dục và làm việc nặng như bê vác các đồ vật.
– Thực hiện tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo vết mổ không nhiễm trùng, phục hồi tốt.
– Nhanh chóng tới gặp bác sĩ nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như: sốt cao, ngất xỉu, đau bụng dữ dội, vết thương xuất huyết hoặc rỉ dịch…
3. Thắt ống dẫn trứng có đau không và cần lưu ý gì?
3.1. Phẫu thuật thắt ống dẫn trứng có đau không?
Phần lớn các chị em phụ nữ có nhu cầu triệt sản đều lo lắng “thắt ống dẫn trứng có đau không”. Thực tế, các bác sĩ đã làm cho người bệnh vô cảm từ trước khi phẫu thuật. Tùy vào tình trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ tư vấn cho người bệnh một trong bốn phương pháp vô cảm sau:
– Gây mê toàn thân: Người bệnh sẽ bị gây mê và rơi vào trạng thái ngủ hoàn toàn.
– Gây tê theo vùng: Người bệnh sẽ được làm tê liệt nửa thân dưới (từ thắt lưng trở xuống).
– Gây tê tại chỗ: Chỉ gây tê tại vị trí cần thực hiện thủ thuật.
– Dùng thuốc làm an thần tĩnh mạch.
Vì vậy, các chị em có thể hoàn toàn yên tâm rằng thắt ống dẫn trứng không gây đau đớn khi thực hiện. Các chị em sẽ chỉ thấy hơi khó chịu ngay tại thời điểm gây tê hoặc gây mê. Sau đó, các chị em đã được vô cảm nên không còn cảm giác gì nữa.
3.2. Sau phẫu thuật thắt ống dẫn trứng khi nào có thể quay trở lại công việc?
Thông thường. một số cảm giác sẽ xuất hiện sau khi thực hiện triệt sản: Đau bụng, chuột rút, chóng mặt, chướng bụng, mệt mỏi… Tùy vào tình trạng sức khỏe và khả năng phục hồi của mỗi người nên thời gian để quay lại với công việc là khác nhau. Có người chỉ cần một tuần, nhưng có nhiều người thì cần nghỉ ngơi nhiều hơn nữa.
3.3. Phẫu thuật xong thì có kinh nguyệt không?
Phẫu thuật thắt ống dẫn trứng triệt sản không hề gây ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt của các chị em. Một số trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt có thể do thay đổi hormone, áp lực căng thẳng từ cuộc sống hoặc do tuổi tác chứ không hề liên quan đến triệt sản.
3.4. Khi nào có thể quan hệ tình dục trở lại?
Để giải đáp vấn đề này, các chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Vấn đề này còn phụ thuộc và khả năng hồi phục của người vợ. Nếu vết mổ chưa lành hẳn, quan hệ tình dục quá mạnh sẽ có nguy cơ gây rách hoặc bục vết khâu.
Thông thường, để đảm bảo an toàn, bác sĩ khuyên các chị em nên quan hệ tình dục ít nhất 2 – 3 tuần sau phẫu thuật.
3.5. Sau triệt sản có thể nối lại ống dẫn trứng không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể, tuy nhiên đó là phẫu thuật khá phức tạp, tỷ lệ thành công không cao. Thậm chí, nếu nối lại được ống dẫn trứng thì chức năng hoạt động không còn được như trước. Do đó, nếu các chị em nào chưa chắc chắn về quyết định không muốn có con nữa hoặc chỉ muốn tránh thai tạm thời thì không nên dùng phương pháp này.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về phương pháp triệt sản bằng cách thắt ống dẫn trứng. Hy vọng bài viết đã giải đáp cho các chị em “thắt ống dẫn trứng có đau không” và những thắc mắc khác!
Từ khóa » Tác Hại Của Cắt Vòi Trứng
-
Phẫu Thuật Cắt 1 Bên Vòi Trứng Có ảnh Hưởng Gì Hay Không?
-
Ảnh Hưởng Có Thể Xảy Ra Khi Cắt 1 Bên ống Dẫn Trứng | Vinmec
-
Cắt ống Dẫn Trứng: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Còn Khả Năng Làm Mẹ Sau Khi Cắt Vòi Trứng?
-
Phẫu Thuật Cắt Vòi Trứng Có ảnh Hưởng đến Chuyển Phôi Không
-
Cắt 2 Vòi Tử Cung Có Khả Năng Làm Mẹ Không?
-
Cắt Vòi Trứng Có ảnh Hưởng Gì Không? Ảnh Hưởng Như Thế Nào Và ...
-
Cắt Vòi Trứng Có ảnh Hưởng Gì đến Khả Năng Sinh Sản Hoặc Chuyện ...
-
Những ảnh Hưởng đến Cơ Thể Phụ Nữ Sau Cắt Buồng Trứng
-
Có Thể Thụ Tinh Nhân Tạo Sau Khi đã Cắt 2 Vòi Trứng Không?
-
Sau Khi Cắt 2 Vòi Trứng Thụ Tinh Nhân Tạo được Không? Bật Mí Từ Bác Sĩ
-
Có Bao Nhiêu Phương Pháp Mổ Nội Soi Vòi Trứng? | TCI Hospital
-
NHỮNG ẢNH HƯỞNG VÀ HỒI PHỤC SAU CẮT TỬ CUNG | BvNTP
-
Mổ Thông Tắc Vòi Trứng ở đâu? Chi Phí Hết Bao Nhiêu Tiền?