Thấu Kính Hội Tụ Là Một Khối Chất Trong Suốt được Giới Hạn Bởi

Phần I: Trắc nghiệm

Câu 1: 1 vêbe bằng

A. 1 T.m2.

B. 1 T/m.

C. 1 T.m.

D. 1 T/m2.

Câu 2: Thấu kính hội tụ là một khối chất trong suốt được giới hạn bởi

A. hai mặt cầu lồi.

B. hai mặt phẳng.

C. hai mặt cầu lõm.

D. hai mặt cầu hoặc một mặt cầu, một mặt phẳng

Câu 3: Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 45° thì góc khúc xạ 30°. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là bao nhiêu?A.√3 B. √2 C. 1,5 D. 2

Câu 4: Cho hai dây dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì 2 dây dẫn

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. không tương tác.

D. đều dao động.

Câu 5: Một dòng điện chạy trong một dây tròn 20 vòng bán kính 20 cm với cường độ 10 A thì cảm ứng từ tại tâm các vòng dây là

A. 0,2π mT.

B. 0,02π mT.

C. 20π μT.

D. 0,2 mT.

Câu 6: Để khắc phục tật viễn thị thì người ta đeo

A. Kính lúp

B. Kính phân kỳ

C. Kính hội tụ

D. Kính có phần trên là phân kỳ, phần dưới là hội tụ

Câu 7: Cho chiết suất của nước bằng 4/3, của benzen bằng 1,5, của thủy tinh flin là 1,8. Có thể xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần khi chiếu ánh sáng từ

A. từ benzen vào nước.

B. từ nước vào thủy tinh flin.

C. từ benzen vào thủy tinh flin.

D. từ chân không vào thủy tinh flin

Câu 8: Một điện tích có độ lớn 10 μC bay với vận tốc 105 m/s vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1 T. Độ lớn lực Lo – ren – xơ tác dụng lên điện tích là

A. 1 N.

B. 104 N.

C. 0,1 N.

D. 0 N.

Câu 9: Suất điện động cảm ứng là suất điện động

A. sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.

B. sinh ra dòng điện trong mạch kín.

C. được sinh bởi nguồn điện hóa học.

D. được sinh bởi dòng điện cảm ứng.

Câu 10: Trong các ứng dụng sau đây, ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần là

A. gương phẳng.

B. gương cầu.

C. cáp dẫn sáng trong nội soi.

D. thấu kính.

Câu 11: Các đường sức từ là các đường cong vẽ trong không gian có từ trường sao cho

A. pháp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

B. tiếp tuyến tại mọi điểm trùng với hướng của từ trường tại điểm đó.

C. pháp tuyến tại mỗi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

D. tiếp tuyến tại mọi điểm tạo với hướng của từ trường một góc không đổi.

Câu 12: Một điểm cách một dây dẫn dài vô hạn mang dòng điện 20 cm thì có độ lớn cảm ứng từ 1,2 μT. Một điểm khác cách dây dẫn đó 60 cm thì có độ lớn cảm ứng từ là

A. 0,4 μT.

B. 0,2 μT.

C. 3,6 μT.

D. 4,8 μT.

Câu 13: Một khung dây dẫn hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều độ lớn B = 1,2 T sao cho các đường sức vuông góc với mặt khung dây. Từ thông qua khung dây đó là

A. 0,048 Wb.

B. 24 Wb.

C. 0,480 Wb.

D. 0 Wb

Câu 14: Một người cận thị phải đeo kính cận số 0,5. Nếu xem tivi mà không muốn đeo kính, người đó phải ngồi cách màn hình xa nhất là:

A. 0,5 (m).

B. 1,0 (m).

C. 1,5 (m).

D. 2,0 (m).

Câu 15: Độ bội giác của kính hiển vi khi ngắm chừng ở vô cực được tính theo công thức:

Câu 16: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó so với

A. chính nó.

B. không khí.

C. chân không.

D. nước.

Câu 17: Dùng một sợi dây đồng quấn hai ống dây. Chiều dài của hai ống dây như nhau nhưng đường kính của ống dây (1) lớn gấp 2 lần đường kính của ống (2). Nối 2 ống đó vào hai hiệu điện thế bằng nhau.Gọi năng lượng từ trường trong ống (1) là W1, trong ống (2) là W2 thì

A. W1 = 2W2

B. W1 = 1/2W2

C. W1 = 4W2

D. W1 = W2

Câu 18: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng

A. luôn lớn hơn 1.

B. luôn nhỏ hơn 1.

C. luôn bằng 1. D.không xác định

Câu 19: Chọn câu đúng? Một ống dây có độ tự cảm L; ống dây thứ hai có số vòng dây tăng gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là

A. L

B. 2L

C. L/2

D. 4 L

Câu 20: Chiếu một chùm tia sáng hẹp, song song từ không khí vào chất lỏng có chiết suất n = √3.Để góc khúc xạ trong chất lỏng bằng nửa góc tới trong không khí thì góc tới này phải bằng:

A. 30°.

B. 60°.

C. 54°15’.

D. 68°34’.

Câu 21: Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 (cm) cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Khoảng cách từ vật tới thấu kính là:

A. 4 (cm).

B. 6 (cm).

C. 12 (cm).

D. 18 (cm).

Câu 22: Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao cho tia phản xạ vuông góc với tia khúc xạ. Khi đó góc tới i được tính theo công thức

A. sini = n

B. sini = 1/n

C. tani = n

D. tani = 1/n

Câu 23: Một thấu kính mỏng, hai mặt lồi giống nhau, làm bằng thuỷ tinh chiết suất n = 1,5 đặt trong không khí, biết độ tụ của kính là D = + 10 (đp). Bán kính mỗi mặt cầu lồi của thấu kính là:

A. R = 0,02 (m).

B. R = 0,05 (m).

C. R = 0,10 (m).

D. R = 0,20 (m).

Câu 24: Qua thấu kính hội tụ, nếu vật thật cho ảnh ảo thì ảnh này

A. nằm trước kính và lớn hơn vật

B. nằm sau kính và lớn hơn vật.

C. nằm trước kính và nhỏ hơn vật.

D. nằm sau kính và nhỏ hơn vật.

Phần II: Tự luận

Bài 1: Một ống dây được quân với mật độ 2000 vòng/m. Chiều dài của ống dây là 2m, thể tich của ống dây là 200cm3

a. Tính sô vòng dây trên ống dây

b. Độ tự cảm của ống dây

c. Nếu dòng điện I = 10A chạy trong ống dây thì từ trường của ống dây là bao nhiêu

d. Nếu dòng điện nói trên tăng đều từ 0 đến 10A trong 2s thì suất điện động tự cảm trong ống dây là bao nhiêu?

Bài 2: Một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác đều, chiết suất , đặt trong không khí. Chiếu một tia sáng đơn sắc nằm trog một tiết diện thẳng đến mặt bên của lăng kính và hướng từ phia đáy lên với góc tới i

a. Góc tới i bằng bao nhiêu thì góc lệch qua lăng kính có giá trị cực tiểu Tính góc lệch cực tiểu đó

b. Giữ nguyên vị trí tia tới. Để tia sáng không ló ra được ở mặt bên thứ 2 thì phải quay lăng kính quanh cạnh lăng kính theo chiều nào và với một góc nhỏ nhất bằng bao nhiêuVới mấy bài trắc nghiệm cũng trình bày cách làm cho mk nhé

Từ khóa » Thấu Kính Là Một Khối Chất Trong Suốt được Giới Hạn Bởi