Thấy Dấu Hiệu Này, Mẹ Cần Cải Thiện Nhanh Chóng Chỉ Số EQ Cho Bé ...
Có thể bạn quan tâm
Chỉ số thông minh cảm xúc (EQ) giúp trẻ nhận biết và quản lý cảm xúc của mình để vượt qua sự lo lắng, sợ hãi và cho phép trẻ giải quyết các tình huống trong cuộc sống tốt hơn.
Các nhà giáo dục và tâm lý học tin rằng, những bé có sự cân bằng giữa chỉ số IQ và EQ sẽ trở thành những người thành công trong tương lai dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
>>Xem thêm: Học ngay cách dạy con của các nhà tỷ phú nổi tiếng thế giới
BÉ YÊU NHÀ MÌNH ĐANG CÓ CHỈ SỐ EQ BAO NHIÊU, CÙNG TEST NHÉ!
Cùng thực hiện bài kiểm tra dưới đây để hiểu rõ chỉ số cảm xúc của bé yêu Mẹ nhé! 1. Bé vừa có một ngày không vui ở trường. Khi trở về nhà, bé đã làm gì? a. Bé từ chối kể chuyện gì đã xảy ra, tiếp tục khóc và nhấn mạnh rằng bé không muốn đi học nữa. b. Ngay khi mẹ hỏi, bé liền chia sẻ những gì đã xảy ra và lắng nghe ý kiến của mẹ.
2. Khi gặp một người bạn bị ngã ở công viên, bé đã phản ứng như thế nào? a. Bé cười to vì cho rằng cú ngã đó trông rất vui và không đến hỏi thăm bạn. b. Bé ngay lập tức chạy đến, hỏi han và đỡ người bạn ấy đứng lên.
3. Mẹ và bé đi bộ từ siêu thị về nhà. Mẹ xách rất nhiều túi đồ nhưng chỉ nói “Đồ nặng quá đi mất!” mà không trực tiếp nhờ bé giúp. Bé đã phản ứng thế nào? a. Bé lo lắng cho mẹ và muốn giúp mẹ một tay. b. Bé không nói gì và vẫn tiếp tục bước đi bình thường.
4. Mẹ dẫn bé đến một bữa tiệc, nơi mà bé không quen biết ai. Bé sẽ làm gì? a. Bé hòa nhập và chơi đùa với những đứa trẻ mà bé được gặp gỡ. b. Bé nhút nhát và luôn bám lấy mẹ trong suốt bữa tiệc.
5. Đi ngoài đường, một người lớn vứt rác ngay trước mặt bé. Khi mẹ chỉ cho bé thấy việc đó, bé sẽ làm gì? a. Bé ngay lập tức nói rằng: “Bác ấy vứt rác như vậy là sai”. Nhưng sau đó bé không nhặt nó lên. b. Bé nói rằng chúng ta không nên vứt rác bừa bãi, sau đó bước đến, nhặt lấy rác và bỏ nó vào thùng rác.
6. Bé vừa có món đồ chơi mới và bé rất yêu thích. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn của bé đến nhà chơi? a. Bé khoe với bạn mình đồ chơi mới và rủ bạn chơi cùng. b. Bé giấu đồ chơi mới đi vì không muốn bạn của bé làm hư nó.
7. Bé khăng khăng đòi mua một món đồ chơi mới. Bạn khuyên giải bé, nói rằng bé đã có rất nhiều đồ chơi rồi. Bé phản ứng thế nào? a. Bé ngồi xuống sàn nhà và bắt đầu cáu giận, không chịu đi đâu cho đến khi bé đạt được ước muốn. b. Bé lắng nghe những gì mẹ nói và đồng ý hoặc cố gắng thoả thuận về những gì bé có thể có.
8. Một cậu bạn đã cướp cái bánh của bé trong sân chơi. Bé phản ứng thế nào? a. Bé bật khóc, đánh lại và giành lấy cái bánh từ tay cậu bạn. b. Bé buồn bã nói rằng những gì cậu bạn làm là sai và bình tĩnh yêu cầu cậu bạn trả bánh lại.
9. Bé nhìn thấy một người phụ nữ đang đánh một chú chó. Bé phản ứng như thế nào? a. Bé thể hiện sự đồng cảm, quan tâm và ngỏ ý muốn mẹ can thiệp để bảo vệ chú chó. b. Bé không quan tâm lắm và tiếp tục đi dạo.
10. Bé đang gặp khó khăn trong việc đọc một quyển sách. Bé sẽ làm gì? a. Bé nản lòng, bắt đầu khóc và bỏ cuộc. Bé nói rằng “Con không hiểu quyển sách này nói gì hết!” b. Bé thất vọng, tìm đến mẹ nhờ giúp đỡ và cố gắng đọc lại lần nữa.
11. Bé bị một cậu bạn cùng lớp đánh. Bé phản ứng như thế nào? a. Bé đánh lại và cho rằng như vậy mới công bằng. b. Bé ngay lập tức đứng dậy và thông báo với giáo viên . 12. Bạn bé đến nhà chơi và trong nhà chỉ còn một miếng bánh cuối cùng. Bé sẽ làm gì? a. Bé nhường miếng bánh cho bạn mình hoặc cắt bánh làm đôi để bé có thể chia cho bạn. b. Bé nhanh chóng lấy miếng bánh và bắt đầu ăn.
13. Có một vài vị khách ghé nhà chơi. Bé chưa bao giờ gặp họ. Bé sẽ làm gì? a. Bé không muốn chào khách, chạy vào phòng và ở lì trong đó, không ra ngoài cho đến khi khách ra về. b. Bé còn nhút nhát, nhưng vẫn mỉm cười và nói “xin chào” trước khi chạy về phòng.
14. Bé đang xem chương trình ti vi yêu thích thì bố đi vào và chuyển kênh. Bé phản ứng thế nào? a. Bé không đồng ý, bắt đầu khóc, phản đối bằng cách ném mọi thứ xung quanh và ăn vạ cho đến khi bé được xem ti vi trở lại. b. Bé nói với bố rằng bé muốn xem cho xong chương trình đó. Nếu bé không được xem thì bé sẽ đi ra ngoài và làm một việc khác.
15. Bé cố gắng tập trung để vẽ con vật mà bé yêu thích nhưng lại không vẽ được như ý muốn. Bé đã làm gì? a. Bé bắt đầu cảm thấy thất vọng, khóc lóc và không muốn vẽ tiếp. b. Bé nhờ mẹ giúp đỡ để sửa lại các chỗ bé không vẽ được và bé tự hào với những gì bé đã làm được.
Đáp án: Mỗi đáp án đúng sẽ được tính 1 điểm và đáp án sai là 0 điểm.
- b.
- b.
- a.
- a.
- b.
- a.
- b.
- b.
- a.
- b.
- b.
- a.
- b.
- b.
- b.
Kiểm tra số điểm để biết thông minh cảm xúc EQ của bé thế nào nhé!
0-5 điểm: Bé đang gặp khó khăn về mặt phát triển cảm xúc. Có lẽ bé cần được giúp đỡ để có thể diễn đạt và xử lý cảm xúc của mình tốt hơn. Nếu bé có cảm xúc tinh thần lành mạnh thì bé sẽ phát triển được trí tuệ tiềm năng của mình một cách đầy đủ, vì cảm xúc cản trở một phần suy nghĩ của não bộ. Hiện tại, có vẻ như bé không có khả năng đối phó với cảm xúc của chính mình và điều này có thể cản trở hoạt động của bé ở trường cũng như sự phát triển của bé trong tương lai. Nhưng mẹ đừng quá lo lắng! Bé sẽ xử lý cảm xúc hiệu quả hơn nếu sớm rèn luyện cho bé các kỹ năng mềm như sự đồng cảm, tính hợp tác, cách giải quyết vấn đề, tính tập trung và kỹ năng giao tiếp. Hãy cho bé trau dồi cảm xúc bằng chính các tình huống hàng ngày và liên tục hướng dẫn bé áp dụng các bài học đó nhé!
6-10 điểm: Bé có khả năng hiểu, kiểm soát và thể hiện cảm xúc của mình trong hầu hết các tình huống. Tuy nhiên, vào một số thời điểm, bé vẫn biểu hiện sự lo lắng và thất vọng khi phải đối mặt với một vài chuyện khó khăn. Chính vì thế, bé cần sự giúp đỡ và hướng dẫn của mẹ để bé hiểu và xử lý cảm xúc của mình tốt hơn. Việc trau dồi cảm xúc mỗi ngày sẽ giúp bé ý thức cao hơn về lòng tự trọng, đồng thời giúp các kỹ năng xã hội và giao tiếp của bé được cải thiện.
11-15 điểm: Chúc mừng mẹ và bé! Bé có chỉ số cảm xúc cao nên có thể vượt qua sự thất vọng và sợ hãi của mình để có thể xử lý tình huống một cách hiệu quả nhất. Bé hiểu cảm xúc của chính mình cũng như của người khác và phản ứng một cách thích hợp trong mọi tình huống. Đây là dấu hiệu tích cực và sẽ luôn đi cùng bé trong suốt quá trình trưởng thành. Chỉ số thông minh cảm xúc EQ bổ trợ cho IQ và góp phần giúp bé trở thành một người giải quyết vấn đề tốt và thể hiện phẩm chất của người lãnh đạo trong tương lai. Mẹ nhớ khuyến khích và đồng hành cùng bé trong chặng đường tương lai nhé!
Cách giúp con tối ưu trí tuệ cảm xúc
Hy vọng với 1 bài test nhỏ trên đây các bậc phụ huynh đã hiểu hơn về con chỉ số EQ của con mình, từ đó điều chỉnh và có phương pháp nuôi dạy con cho tốt hơn.
1/ Ôm con khi bé cần và đừng để bé khóc lâu
Chỉ số EQ cao bắt đầu từ sự tương tác giữa bé với người chăm sóc mình, khi bé bắt đầu hình thành cảm giác an toàn và tin tưởng.
Giải mã tiếng khóc của con yêu Không chỉ đơn thuần là mệt, đói hay uớt tã, tiếng khóc của bé cưng còn mang theo rất nhiều ý nghĩa khác nữa. Nếu lần đầu làm mẹ, có lẽ bạn cần một ít “trợ giúp” để có thể hiểu chính xác con đang muốn gì.
2/ Tự trấn tĩnh
Bạn có biết rằng bé có thể cảm nhận được nỗi lo lắng của ba mẹ? Sự âu yếm, giọng nói và những cử chỉ của bạn có thể xoa dịu hoặc ngược lại, kích thích nỗi lo lắng trong bé. Vì vậy, muốn bé học cách kiểm soát cảm xúc, trước hết chính bạn phải là người biết cách tự trấn tĩnh bản thân.
3/ Giúp bé biết cách tự nín khóc
Bé cũng cần học được cách tự nín khóc. Điều này có thể diễn ra một cách tự nhiên khi bé đã được dỗ dành ở những lần trước đó và hình thành một phản xạ sau này. Nếu không được an ủi, quan tâm, hệ thần kinh của bé sẽ không phát triển đủ khả năng tự xoa dịu và trấn an bản thân. Vì vậy, bạn cần chú ý đến những điều có thể khiến bé sợ hãi, lo lắng và giúp bé vượt qua nỗi sợ đó.
4/ Thông cảm và thừa nhận cảm xúc của bé
Bạn cần chỉ cho bé cách nhìn nhận cảm xúc của mình trước khi phải dùng đến chân tay, hành động. Sự thông cảm của ba mẹ sẽ giúp bé chấp nhận cảm xúc của mình, cho phép bé giải quyết cảm xúc đó và tiếp tục tiến lên. Bé sẽ biết rằng, thể hiện cảm xúc không có gì là xấu hổ, nguy hiểm hay mất kiểm soát. Và bé sẽ học được cách chấp nhận bản thân.
5/ Đừng cố làm bé lờ đi cảm xúc của mình
Việc bảo bé quên đi, đánh lừa cảm xúc hiện tại hoặc khiến con xấu hổ khi thất bại chỉ tạo ra một đứa trẻ bi quan và ưa nổi loạn. Bởi, cảm xúc không mất đi. Quá nhiều sự dồn nén sẽ khiến tất cả bật tung ra. Ngược lại, sự bao dung, chia sẻ sẽ giúp bé bày tỏ những gì đang diễn ra trong nội tâm. Sự kiên nhẫn sẽ cho bé thời gian để giải quyết cảm xúc và tiếp tục tiến lên.
6/ Giúp con giải quyết vấn đề
Khi cảm xúc tiêu cực đã được đẩy lùi, có thể bé sẽ cần tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề đã tạo ra cảm xúc đó. Bé có thể tự làm điều này hoặc cần sự giúp đỡ của bạn. Tuy nhiên, sự giúp đỡ ở đây chỉ nên nằm trong giới hạn thích hợp để bé tự hình thành khả năng giải quyết vấn đề của chính mình. Bạn không thể bảo bé chơi với ai, không chơi với ai, nhưng có thể dạy con cách nói chuyện thân ái thay vì vật lộn với những ai mà bé không thích.
Bột giặt Sense luôn đồng hành cùng các bậc cha mẹ trong việc nuôi dạy con trưởng thành!
Từ khóa » Câu Hỏi Eq Cho Bé
-
Trắc Nghiệm Kiểm Tra Chỉ Số Thông Minh Cảm Xúc EQ | Enfa A+
-
Bài Test IQ Cho Bé Từ 4 đến 9 Tuổi Bằng Hình ảnh Chuẩn Quốc Tế
-
Những Cách Mẹ Có Thể Giúp Bé Tăng Chỉ Số EQ - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Bài Test Eq Cho Trẻ Em - M & Tôi
-
Trắc Nghiệm IQ Cho Trẻ 6 Tuổi Nhanh, đáp án Chính Xác 100%
-
Top Bài Test IQ Cho Trẻ 8 Tuổi Miễn Phí - Monkey
-
IQ, EQ, AQ: Chỉ Số Nào Quan Trọng Với Bé? - Ngày Lang Thang
-
14 Câu Hỏi Kiểm Tra Chỉ Số Thông Minh Cảm Xúc (EQ) Của Bạn - Vinmec
-
6 CÁCH PHÁT TRIỂN CHỈ SỐ CẢM XÚC (EQ) CHO CON BẠN
-
Tổng Hợp 1001 Câu đố Cho Bé 4 Tuổi Rèn Luyện Trí Thông Minh
-
18 Câu đố Vui Dành Cho Trẻ Em, Giúp Phát Triển IQ Của Con
-
Trắc Nghiệm IQ Dành Cho Trẻ 10 Tuổi Khiến Người Lớn Cũng Phải ...