Thay đổi Tư Duy & Nhận Thức - Báo Nhân Dân

Nhà báo Nguyễn Duy Thái, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Công nghiệp môi trường:

Rất nhiều kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam có thể tham khảo và áp dụng

Thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý CTRSH là sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhà nước chịu trách nhiệm trước xã hội về cung ứng dịch vụ CTRSH thông qua các hoạt động: xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ, thành lập doanh nghiệp (do Nhà nước làm chủ sở hữu) cung ứng và bù giá cho dịch vụ CTRSH. Hiện tại, dịch vụ CTRSH tại Việt Nam về cơ bản mới giải quyết được nhu cầu vệ sinh môi trường, chưa đạt được nhiều lợi ích về kinh tế, chưa đáp ứng các lợi ích về xã hội mà một trong những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại kéo dài nói trên được xác định do CTRSH chưa được phân loại tại nguồn.

Xin được chia sẻ một số bài học kinh nghiệm quốc tế về hoàn thiện giá dịch vụ thu gom, vận chuyển để thúc đẩy phân loại CTRSH tại nguồn mà tôi đã thu được trong quá trình nghiên cứu nhiều năm qua. Tại Singapore, người dân phải trả toàn bộ chi phí để quản lý CTRSH đô thị, Nhà nước không bao cấp và hỗ trợ. Mức thu là 6 đô-la (đối với các hộ được thu gom gián tiếp qua thùng chứa rác công cộng) và 15 đô-la (đối với các dịch vụ thu gom trực tiếp). Đối với các nguồn thải không phải là hộ gia đình, giá thu gom được tính tùy vào khối lượng rác phát sinh (có các mức 30-70-175-235 đô-la Singapore mỗi tháng).

Tại Hàn Quốc, việc thu giá dịch vụ CTRSH theo khối lượng đã được áp dụng từ năm 1995. Người dân phải mua loại túi nhựa đặc biệt để đựng chất thải, rác càng nhiều thì kích thước túi càng lớn, chi phí càng cao. Lợi nhuận từ việc thu giá dịch vụ CTRSH theo khối lượng được sử dụng để chi trả cho khoảng 30% - 40% chi phí xử lý nên phần còn lại vẫn đòi hỏi sự trợ cấp từ Chính phủ. Hoạt động thu giá dịch vụ CTRSH theo khối lượng đã tạo ra hai tác động rất quan trọng đối với việc quản lý chất thải. Đó là thúc đẩy phân loại CTRSH tại nguồn để giảm khối lượng chất thải trong túi đựng, từ đó làm giảm khối lượng CTRSH phải vận chuyển đến bãi rác để xử lý và thúc đẩy tái chế, các chất thải có thể tái chế thì không yêu cầu sử dụng túi nhựa trả trước và được thu gom miễn phí.

Từ những kinh nghiệm quý giá đó, tôi xin đưa ra bốn nhóm giải pháp để PLRTN có thể triển khai một cách hiệu quả như kỳ vọng. Một là, xây dựng lộ trình phân loại CTRSH tại nguồn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương. Hai là, hoạt động phân loại tại nguồn phải đồng bộ với quá trình cung ứng dịch vụ CTRSH. Ba là, chính sách phân loại CTRSH tại nguồn phải có quy định cụ thể hơn về lợi ích kinh tế của chủ nguồn thải, từ đó sớm thực hiện thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH theo khối lượng hoặc thể tích phát sinh. Về lộ trình thực hiện, theo tôi, trong năm 2022 triển khai áp dụng thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển CTRSH theo khối lượng hoặc thể tích tại các đô thị đặc biệt; năm 2023 áp dụng tại một số địa phương có khối lượng CTRSH phát sinh hơn 1.000 tấn/ngày; năm 2024 áp dụng đối với các địa phương còn lại trên toàn quốc. Bốn là, Nhà nước cần ban hành chính sách quy định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các thành phần tham gia trong hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn, bao gồm truyền thông, chính quyền địa phương, đơn vị cung ứng dịch vụ, tổ chức doanh nghiệp và chủ nguồn thải

Từ khóa » Nguyên Tắc 5r Trong Thu Mua