Thấy Gì Từ Hội Nghị Thượng đỉnh Lịch Sử Của NATO? - PLO
Có thể bạn quan tâm
Hội nghị thượng đỉnh của khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại TP Madrid (Tây Ban Nha) kết thúc sau ba ngày họp (từ ngày 28 đến 30-6). Giới chức cấp cao NATO và cả giới quan sát đánh giá đây là một trong những hội nghị thượng đỉnh mang tầm lịch sử của khối, khi diễn ra trong bối cảnh khu vực có biến động và đã có nhiều quyết định quan trọng được thống nhất trong hội nghị.
Thụy Điển, Phần Lan chuẩn bị gia nhập NATO?
Trong ngày làm việc thứ hai 29-6, các lãnh đạo NATO đã chính thức mời Thụy Điển, Phần Lan gia nhập liên minh. Đài CNN dẫn tuyên bố của NATO rằng “việc Phần Lan và Thụy Điển gia nhập sẽ làm cho họ an toàn hơn, NATO mạnh hơn và khu vực châu Âu - Đại Tây Dương an toàn hơn, an ninh của Phần Lan và Thụy Điển có tầm quan trọng trực tiếp đối với liên minh”.
Đài RT dẫn lời ông Jens Stoltenberg tiết lộ với báo giới rằng NATO thực tế đã gia tăng chi tiêu quân sự và điều động binh sĩ ở Đông Âu kể từ năm 2014 nhằm đề phòng xung đột với Nga. Theo số liệu của NATO, các thành viên châu Âu của liên minh và Canada đã tăng chi tiêu quân sự từ 1,2% đến 5,9% mỗi năm kể từ năm 2014. Tuy nhiên, chỉ 10 trong 30 quốc gia NATO hiện đạt được mục tiêu của khối là chi 2% GDP cho quốc phòng.
Để được chính thức mời Phần Lan, Thụy Điển, NATO trước đó đã có được sự thống nhất của Thổ Nhĩ Kỳ. Để được Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý, Phần Lan, Thụy Điển đã có một số nhượng bộ về an ninh và tư pháp đối với thành viên NATO này.
Giới quan sát nhận định sự thay đổi trong lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ trong khi là một chiến thắng cho Mỹ thì lại là một tín hiệu xấu đối với Nga, khi vòng vây của phương Tây đang ngày càng siết chặt xung quanh.
GS Matti Muukkonen thuộc ĐH Đông Phần Lan cho rằng việc Phần Lan gia nhập NATO sẽ là sự bổ sung đáng kể cho liên minh khi quốc gia này là một nước lớn về quân sự tại khu vực Bắc Âu và vùng Baltic. Theo ông, “chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc giúp Phần Lan có thể huy động hàng ngàn binh sĩ chỉ trong vài ngày, Phần Lan cũng đầu tư lớn cho quốc phòng trong những thập niên qua, gần đây nhất là mua 64 tiêm kích tàng hình F-35 từ Mỹ”.
Để hai nước này được gia nhập, thời gian tới quốc hội các nước thành viên NATO sẽ phải phê duyệt quyết định mở rộng NATO. Quy trình này không giống nhau ở từng nước. Ở Mỹ, quyết định kết nạp sẽ được thông qua nếu 2/3 thành viên thượng viện bỏ phiếu thuận. Anh không yêu cầu bỏ phiếu chính thức tại quốc hội. Quá trình này thường mất 8-12 tháng để hoàn tất, dựa trên những tiền lệ trước đây. Bắc Macedonia, nước gần nhất gia nhập NATO, đã chờ khoảng một năm. Tuy nhiên, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói ông hy vọng quá trình thông qua tư cách thành viên của Phần Lan và Thụy Điển sẽ diễn ra nhanh chóng.
Quang cảnh phiên làm việc ngày 29-6 của Hội nghị thượng đỉnh NATO. Ảnh: NATO |
Một khi hai nước này trở thành thành viên NATO thì khó tránh khỏi việc khối này sẽ thiết lập hạ tầng quân sự tại đây để bảo vệ thành viên mới. Đáng ngại là Tổng thống Nga Vladimir Putin từng cảnh báo rằng Nga sẽ có phản ứng nếu NATO thiết lập cơ sở hạ tầng quân sự tại Phần Lan và Thụy Điển. Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde dự đoán trong giai đoạn chuyển tiếp trước khi nước này và Phần Lan chính thức trở thành thành viên NATO, căng thẳng có khả năng gia tăng và Nga có thể sẽ “điều thêm nhiều binh sĩ áp sát biên giới”.
NATO công bố khái niệm chiến lược mới
Một nội dung quan trọng cũng được thông qua trong phiên làm việc ngày 29-6 là khái niệm chiến lược mới của NATO trong thời gian tới. Hãng tin Reuters cho biết đây là văn kiện được cập nhật mỗi 10 năm nhằm tái khẳng định các giá trị và mục đích của NATO, đánh giá chung về môi trường an ninh, định hướng cho sự phát triển chính trị và quân sự trong tương lai.
Theo khái niệm chiến lược mới, NATO chính thức xác nhận Nga là mối đe dọa trực tiếp và đáng kể nhất đối với an ninh của liên minh. NATO không còn coi Nga là đối tác, song vẫn sẵn sàng duy trì kênh liên lạc mở. NATO cũng tuyên bố không tìm cách đối đầu với Nga và không gây ra mối đe dọa nào đối với nước này. NATO nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa khối và Nga có thể thay đổi nhưng sẽ phụ thuộc vào Moscow.
Đối với Trung Quốc, NATO cho rằng việc Nga và Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác sâu rộng sẽ ảnh hưởng đến các giá trị và lợi ích của liên minh. Trung Quốc đang ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự thế giới do phương Tây lãnh đạo khi cố gắng chi phối kinh tế toàn cầu. NATO lên kế hoạch hợp tác sâu rộng với các đối tác ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
NATO dự định tăng cường đáng kể lực lượng để răn đe Nga và phòng vệ. Các quốc gia thành viên nhất trí mở rộng ngân sách quân sự trên 2% GDP. Liên minh quân sự này coi các lực lượng hạt nhân chiến lược, đặc biệt là của Mỹ, là sự đảm bảo cao nhất cho an ninh của mình. Chiến lược răn đe hạt nhân của NATO cũng phụ thuộc vào việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ trong tương lai và sự đóng góp của các đồng minh. NATO có kế hoạch phát triển các công nghệ tiên tiến, bao gồm cả ứng dụng quân sự của trí tuệ nhân tạo. Khối này đánh giá có khả năng các thành viên bị tấn công từ bên ngoài.
NATO sẽ tiếp tục củng cố quan hệ đối tác với Ukraine và Georgia - những nước đang mong muốn gia nhập liên minh. Các lãnh đạo NATO thông qua một chương trình hỗ trợ tăng cường cho Ukraine, cung cấp nhiều viện trợ quân sự và tài chính cho Kiev khi cần thiết.•
Mỹ cam kết tăng cường hiện diện quân sự ở châu Âu
Phát biểu ở phiên làm việc ngày 29-6, Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ bổ sung binh sĩ, chiến đấu cơ và tàu chiến Mỹ tới châu Âu trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine tiếp tục diễn biến căng thẳng.
Theo đài ABC News, một trong những thay đổi là sẽ có một đơn vị đồn trú thường trực của binh sĩ Mỹ ở Ba Lan. Thay đổi này đảo ngược thỏa thuận mà NATO ký kết với Nga năm 1997, theo đó hai bên không được đóng lực lượng vũ trang lâu dài ở khu vực biên giới. Ông Biden còn cam kết gửi hai phi đội máy bay F-35 tới Anh, một số tàu chiến tới Tây Ban Nha, thêm nhiều hệ thống phòng không khác tới Đức và Ý. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn muốn đưa thêm vũ khí tới vùng Baltic và thêm binh sĩ Mỹ tới Romania. Số binh sĩ Mỹ ở châu Âu dự kiến sẽ tăng lên mức 100.000 người, kể từ mốc 80.000 người ở thời điểm cuối tháng 2 năm nay.
“Chúng tôi tăng cường hiện diện để chứng minh nếu một quốc gia NATO bị tấn công, cả liên minh sẽ không ngồi yên” - ông Biden khẳng định.
VĨ CƯỜNGTừ khóa » Khối Quân Sự Nato được Mỹ Anh Pháp Thành Lập Nhằm Mục đích Gì
-
Khối Quân Sự Nato Ra đời Nhằm Mục đích Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Khối Quân Sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp Thành Lập ...
-
Khối Quân Sự Đông Nam Á (SEATO) Do Mĩ Anh Pháp Thành Lập ...
-
NATO – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khối Quân Sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp Thành Lập ...
-
Khối Quân Sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ, Anh, Pháp ... - Hoc24
-
NATO Là Gì? Giới Thiệu Tổ Chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương
-
Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết Về NATO | VOV.VN
-
Khối Quân Sự Đông Nam Á (SEATO) được Mĩ ... - LamSon Education
-
Các Nước Tây Âu Tham Gia Khối Quân Sự - TopLoigiai
-
n
-
Tổ Chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) - Sự Kiện - Nhân Chứng
-
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN ...
-
Vì Sao NATO Không Thiết Lập Vùng Cấm Bay ở Ukraine?