Thay Main điện Thoại Samsung: Những điều Bạn Cần Biết !

*Tiêu điểm: Chia sẻ kinh nghiệm xương máu khi sửa điện thoại tại Việt Nam !

Nếu bạn đã từng mang chiếc điện thoại Samsung nói riêng hay các dòng Smartphone khác nói chung đi sửa chữa. Chắc hẳn bạn đã từng nghe đơn vị sửa chữa thông báo những thuật ngữ như: Lỗi trên Main, Lỗi Chip trên Main, Thay Main mới,….

Có bao giờ bạn thắc mắc Main là gì, và đóng vai trò thế nào trên thiết bị. Bài viết này dành cho những bạn nào chưa hiểu và muốn tìm hiểu thêm vấn đề này

Main là gì ?

Main là viết tắt của Mainboard, đây là một bản mạch nền có chứa tất cả những linh kiện điện tử cấu thành tính năng máy.

Ví dụ, trên Mainboard của một chiếc Smartphone thường chứa rất nhiều linh kiện như chip, IC, điện trở, tụ. Có thể kể đến một số chip/ic đóng vai trò quan trọng như: IC Nguồn, IC Wifi, Chip hiển thị màn hình, Chip âm thanh,…

Mainboard kết hợp với màn hình, pin, vỏ máy và một số bộ phận nhỏ khác sẽ ráp thành chiếc máy hoàn chỉnh. Hay nói cách khác, Mainboard chính “trái tim” của thiết bị.

Thay main điện thoại Samsung Galaxy S20

Thay main điện thoại Samsung Galaxy S20

Khi nào bạn cần thay Main điện thoại Samsung ?

Như đã đề cập ở bài viết

Tổng quan về sửa chữa điện thoại Samsung.

Lỗi trên điện thoại Samsung được chia là 2 loại: Lỗi phần mềm hoặc phần cứng. Lỗi liên quan đến Mainboard được xếp vào lỗi phần cứng.

Bạn cần thay Main điện thoại Samsung khi mainboard máy bạn không còn khả năng sửa chữa hoặc sửa chữa nhưng dùng không ổn định và chỉ trong thời gian ngắn.

Thông thường, bạn chỉ cần thay Main điện thoại Samsung khi máy gặp phải những lỗi rất nặng như chết CPU (chip tổng của máy), vô nước chập cháy trên diện rộng,…

Còn lại, các lỗi như gẫy chân sạc, gẫy chân sim, không nhận Wifi, chạm main gây nóng máy, hao pin,… đa phần đều còn khả năng sửa chữa và không cần thiết phải thay Main.

Về mặt chi phí, giá sửa chữa sẽ thấp hơn rất nhiều so với việc thay Mainboard mới.

Vấn đề là ở đây, nhiều bạn khi mang máy ra các đơn vị sửa chữa, bảo hành, đặc biệt là các trung tâm bảo hành chính hãng thường nhận được kết quả báo thay Main với giá khá cao.

Bởi tại những đơn vị này, thường không chuyên về công tác sửa chữa và chính sách của hãng cũng là thay mới Mainboard chứ không sửa.

Điều đó có nghĩa, trong một số trường hợp, máy vẫn còn khả năng sửa chữa và sử dụng ổn định với chi phí sửa chữa chỉ vài trăm ngàn, nhưng vì không biết đến chi tiết này nên bạn đã chấp nhận thay Main với giá vài triệu đồng.

Ví dụ: Bạn có chiếc Samsung Galaxy S4 bị gẫy chân sim. Chi phí thay mới ổ sim Samsung Galaxy S4 chỉ trong khoảng 350k nhưng đơn vị bảo hành không có chuyên môn về sửa chữa sẽ báo bạn cần phải thay Main với chi phí khoảng 1tr5-2tr. Sự chênh lệch là rất lớn đúng không nào.

Kinh nghiệm ở đây là gì ?

Nếu máy đã hết hạn bảo hành, bạn nên mang máy đến những cơ sở sửa chữa điện thoại Samsung chuyên sâu, uy tín để được chẩn đoán chính xác và có hướng xử lý hiệu quả, kinh tế nhất, tránh trường hợp tốn tiền không cần thiết khi còn sửa chữa được nhưng đơn vị tiếp nhận lại báo thay mainboard.

Mainboard zin chuẩn sẽ đảm bảo độ bền, độ ổn định sau sửa chữa

Mainboard zin chuẩn sẽ đảm bảo độ bền, độ ổn định sau sửa chữa

Tiếp theo để tránh trường hợp đơn vị sửa chữa báo giá thay Main nhưng lại không thay mà chỉ sửa trên Main cũ của bạn. Bạn có thể kiểm tra bằng một số cách sau:

  • Số imei hiển thị trên máy phải khác với số imei ban đầu (kiểm tra số imei bằng cách nhấn *#06# hoặc vào cài đặt chung – thông tin thiết bị). Do khi máy đã thay Mainboard khác, không thể có trường hợp Main mới có số imei trùng với Main cũ
  • Kiểm tra dữ liệu và cấu trúc trên máy bạn. Nếu máy bạn đang sử dụng, bạn sẽ rất quen thuộc với cách bài trí các icon, dữ liệu, tin nhắn,…Khi máy đã được thay Main, tất cả dữ liệu trên máy bạn không thể giữ lại được, hoặc nếu có thể backup từ main cũ và restore vào main mới thì 99.9% không thể giống “y chang” như khi bạn dùng máy trước đó.

Một vấn đề được khá nhiều bạn quan tâm. Đó là làm sao để biết mainboard dùng để thay cho máy có đúng là Main zin chưa qua sửa chữa như đơn vị sửa chữa thông báo.

Đáp án cho câu hỏi này phụ thuộc hoàn toàn vào uy tín của đơn vị sửa chữa. Ở góc độ người dùng, bạn không thể nào nhận biết chính xác Mainboard đã qua sửa chữa hay chưa, thậm chí, một số trường hợp ngay đến thợ cũng không thể phân biệt nổi.

Tại Vĩnh Thịnh Mobile, mình thường khuyên khách hàng nên thay Main trong 2 trường hợp: khi máy không còn khả năng sửa chữa, và khi giá sửa chữa gần bằng 2/3 giá thay Mainboard.

Bài viết này không thể đầy đủ và chi tiết hết những gì mình muốn truyền tải. Nhưng nếu có bất kì thắc mắc nào các bạn hãy để lại comment mình sẽ trả lời nhanh nhất bằng tất cả kiến thức chuyên môn của dịch vụ sửa chữa tại Vĩnh Thịnh Mobile.

Nếu bạn ở xa và không tiện đến với cửa hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn giao nhận máy tận nơi. Cụ thể tại link dưới:

Bấm vào đây

Từ khóa » Bo Mạch Chủ điện Thoại Là Gì