Thay ổ Cứng SSD, đo TBW ổ SSD, Nhận Biết ổ SSD Cần Thay Thế

Xem nhanh

  • Ổ cứng SSD là gì?
    • Vì sao SSD có tuổi thọ thấp hơn HDD
    • Kiểm tra thông số TBW cho ổ SSD

Khác với HDD, ổ cứng SSD có tuổi thọ tương đối thấp hơn và độ bền của chúng phụ thuộc vào loại chip lưu trữ mà chúng sử dụng. Bài viết này sẽ giúp bạn kiểm tra khi nào SSD cần được thay thế.

Ổ cứng SSD là gì?

Thay ổ cứng SSD: cách nhận biết khi ổ SSD đến lúc phải thay thế

Ổ cứng SSD là loại ổ cứng thể rắn. Khác với ổ cứng HDD (Hard Disk Drive), ổ SSD (Solid-State Drive) thực hiện lưu trữ và trích xuất dữ liệu như ổ HDD, nhưng thay vì dùng hệ thống đĩa từ và đầu đọc, ổ SSD lưu dữ liệu vào bộ nhớ không khả biến. Về cơ bản, ổ cứng SSD được tích hợp nhiều con chip nhớ cho việc ghi và đọc dữ liệu, và vì ra đời sau nên ổ SSD ưu việt hơn, hạn chế được một số lỗi cố hữu của ổ HDD như cồng kềnh, tốc độ truy xuất chậm…

Vì sao SSD có tuổi thọ thấp hơn HDD

Điểm khác biệt lớn nhất giữa HDD và SSD là khu vực lưu trữ dữ liệu của chúng. Đối với HDD, đĩa từ có thể được ghi lại rất nhiều lần và gần như không hỏng hóc. Trên lý thuyết thì các ổ cứng đĩa quay truyền thống này có thể hoạt động đến khi phần cơ bị hỏng hoặc có rủi ro về các vùng ghi bị lỗi.

Với SSD là 1 câu chuyện khác, mỗi ô chứa dữ liệu của SSD có số lần ghi dữ liệu nhất định. Điều này là do mỗi lần có dữ liệu mới được ghi lên SSD thì ô dữ liệu đó phải được xóa trước khi ghi, và quá trình này gây tổn hại đáng kể đến các ô nhớ, làm mỏng đi các lớp phân cách giữa các ô dữ liệu. Qua 1 thời gian thì ô dữ liệu đó không thể lưu trữ được nữa.

Thay ổ cứng SSD: cách nhận biết khi ổ SSD đến lúc phải thay thế Do tính chất phụ thuộc vào độ bền của chip, loại chip lưu trữ phổ biến nhất là MLC (ô lưu trữ đa lớp). Loại chip này có thể lưu trữ 2 bit dữ liệu với độ bền là 3000 lần ghi. Gần đây thì các nhà sản xuất đã chuyển sang TLC (ô lưu trữ 3 lớp), có thể chứa được nhiều bit hơn, nhưng đồng thời độ bền cũng giảm còn 1000 lần ghi.

Các yếu tố trên chính là lý do mà SSD chỉ có tuổi thọ nhất định và thường được tính bằng TBW (Terabyte Written – số TB đã ghi). Các nhà sản xuất thường không đưa ra giới hạn này và ổ SSD của bạn có thể “ngủm” trước khi đạt ngưỡng này.

Kiểm tra thông số TBW cho ổ SSD

Các nhà sản xuất thường cung cấp cho bạn chương trình để kiểm tra thông số TBW. Samsung công bố độ bền của ở SSD 850 EVO của họ là 150TW. Và các hãng khác cũng sẽ có mức từ 75-150TBW. Samsung cung cấp phần mềm Samsung Magician để kiểm tra việc này.

Thay ổ cứng SSD, đo TBW ổ SSD, nhận biết ổ SSD cần thay thế
Samsung Magician, phần mềm giúp bạn đo TBW của ổ cứng SSD do Samsung sản xuất

Nếu thông số TBW hiện tại của ổ SSD của bạn nằm ở mức 60 TBW hoặc hơn, bạn nên sao lưu để đề phòng mất mát dữ liệu.

Còn đây là các địa chỉ các chương trình của hãng để bạn kiểm tra thông số TBW:

  • Crucial: http://www.crucial.com/usa/en/support-storage-executive
  • Sandisk: http://kb.sandisk.com/app/answers/detail/a_id/15108/~/sandisk-ssd-dashboard-support-information
  • Intel: https://downloadcenter.intel.com/download/26085/Intel-Solid-State-Drive-Toolbox

Bạn cũng có thể dùng phần mềm CrystalDiskInfo để kiểm tra thông số này:

Thay ổ cứng SSD, đo TBW ổ SSD, nhận biết ổ SSD cần thay thế
Giao diện phần mềm CrystalDiskInfo

Tải phần mềm CrystalDiskInfo miễn phí tại: http://crystalmark.info/software/CrystalDiskInfo/index-e.html

Tất nhiên giá thành của SSD là không rẻ, nhưng bạn cũng nên cân nhắc kĩ lưỡng việc thay mới ổ SSD nếu không muốn đánh mất dữ liệu quý giá của mình. Và thông số TBW cũng là 1 lưu ý quan trọng cho bạn khi chọn mua SSD.

Theo PCWorld

Góc quảng cáo

Từ khóa » độ Bền Tbw Là Gì