Thay Thế Cốc Nhựa Dùng 1 Lần Bằng Cốc Giấy Phân Hủy Sinh Học

Cốc nhựa dùng 1 lần đang được sử dụng rất phổ biến do đặc tính tiện dụng và giá rẻ. Tuy nhiên, việc sử dụng tràn lan, vô tội vạ khiến lượng rác thải nhựa tăng lên đột biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường. Chính vì vậy, thay thế cốc nhựa dùng một lần đang được coi là giải pháp thiết thực nhất giúp tái tạo lại môi trường xanh. Cùng tìm hiểu về giải pháp thay thế hiệu quả này ngay trong bài viết sau.

  1. 1. Nhu cầu tiêu dùng và thực trạng sử dụng cốc nhựa dùng một lần
  2. 2. Mối nguy hại khi sử dụng cốc nhựa dùng 1 lần
    1. 2.1. Nguy hại cho sức khỏe con người
    2. 2.2. Tác động xấu tới môi trường
    3. 2.3. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sinh vật, động vật khác
  3. 3. Thay thế cốc nhựa dùng một lần bằng cốc giấy sinh học

1. Nhu cầu tiêu dùng và thực trạng sử dụng cốc nhựa dùng một lần

Cốc nhựa dùng một lần được tiêu thụ tăng lên nhiều lần vào mùa hè
Mùa hè các cửa hàng đồ uống có thể tiêu thụ cốc nhựa một lần gấp 5 lần mùa lạnh

Nhu cầu sử dụng cốc nhựa dùng 1 lần trong đời sống hiện nay là rất cao. Bằng chứng là việc bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những chiếc cốc nhựa này ở bất cứ đâu, từ hàng quán bình dân ven đường cho đến các cửa hàng sang trọng, cao cấp.

Cốc nhựa dùng 1 lần hiện đang được sử dụng nhiều nhất là ở các cửa hàng đồ uống, trà sữa, đồ ăn nhanh và tại các sự kiện, buổi dã ngoại…

Mỗi ngày trung bình quán đồ uống nhỏ sẽ tiêu thụ từ 200 – 300 cốc/ngày, cửa hàng lớn hơn có thể dùng đến 1.000 cốc/ngày. Vào mùa hè hay các dịp cao điểm như mùa giải bóng đá, các đợt khuyến mãi… thì số lượng đồ uống được bán ra có thể lên đến 3.000 cốc/ngày.

Như vậy mỗi ngày một tỉnh thành lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh có thể thải ra môi trường hàng chục nghìn chiếc cốc nhựa dùng 1 lần.

Sở dĩ các hàng quán thường ưa chuộng cốc nhựa một lần này vì chúng rất nhẹ, bền, tiện dụng và quan trọng nhất là giá rẻ.

Dạo quanh một vòng qua các chợ, cửa hàng thì mức giá cốc nhựa dùng một lần chỉ ở mức 200 – 500 đồng/chiếc. Đây là mức giá rất rẻ so với những tiện lợi mà loại cốc này mang lại.

Nhìn chung, những chiếc cốc nhựa một lần đang dần trở thành vật dụng quen thuộc trong đời sống của người dân Việt. Rất nhiều người vẫn đang vô tư sử dụng những chiếc cốc này hàng ngày mà không hề biết rằng đằng sau nó là bao hiểm họa đang rình rập.

2. Mối nguy hại khi sử dụng cốc nhựa dùng 1 lần

Cốc nhựa dùng 1 lần xả ra môi trường ngày càng nhiều mỗi ngày
Cốc nhựa dùng 1 lần xả ra môi trường ngày càng nhiều mỗi ngày

Cốc nhựa 1 lần mang đến những lợi ích về mặt kinh tế và sự tiện lợi. Nhưng đối lập với đó, chúng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người, môi trường và đời sống của các sinh vật khác.

2.1. Nguy hại cho sức khỏe con người

Theo báo cáo nghiên cứu của Chương trình độc chất học quốc gia của Mỹ cho biết, hầu hết các loại cốc nhựa dùng một lần đều được làm từ loại nhựa dẻo Polystyrene (hay còn gọi là PS) và chứa chất BPA – Bisphenol-A.

Hai chất này đều vô cùng độc hại, đặc biệt là khi gặp nhiệt độ cao sẽ mang đến nhiều nguy hại cho sức khỏe. Cụ thể:

  • Khi gặp nhiệt độ cao, Polystyrene có thể giải phóng ra Styrene. Styrene sẽ phá hủy cấu trúc của DNA dẫn đến dị tật thai nhi, làm rối loạn hệ thần kinh dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, trầm cảm, làm giảm lượng tiểu cầu trong máu gây đột quỵ… Đặc biệt, loại chất này rất dễ bay hơi và xâm nhập vào cơ thể nên chỉ cần một lượng nhỏ cũng có thể để lại hậu quả khôn lường cho sức khỏe.
  • Tương tự, khi cốc nhựa gặp nhiệt độ cao khoảng 100 độ C, BPA trong cốc nhựa được giải phóng, ngấm vào thức ăn gây tổn hại nghiêm trọng cho gan, làm chậm sự phát triển của não bộ, rối loạn nội tiết, vô sinh và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.

Có thể nói việc sử dụng cốc nhựa 1 lần không hề an toàn như nhiều người “nhầm tưởng”, mà thực chất chúng mang đến rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe con người.

2.2. Tác động xấu tới môi trường

Cốc nhựa dùng một lần có thời gian sử dụng rất ngắn, chúng ta chỉ sử dụng một lần duy nhất rồi vứt bỏ. Vì thế lượng rác thải nhựa xả ra môi trường tăng lên mà không thu gom và xử lý kịp thời, dẫn đến ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát ở khắp nơi.

Đặc biệt, đặc tính của cốc nhựa là thời gian phân hủy lâu, phải mất từ 500 – 1000 năm mới có thể phân huỷ được. Khi phân hủy chúng sẽ tạo thành những hạt vi nhựa siêu nhỏ, phân tán vào đất, nước, không khí gây ô nhiễm môi trường sống nghiêm trọng.

Xem thêm: Thời gian phân hủy của nhựa thực sự mất bao lâu?

2.3. Làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các sinh vật, động vật khác

Hàng loạt các sinh vật biển đang đứng bên bờ tuyệt chủng vì ô nhiễm rác thải nhựa.
Hàng loạt các sinh vật biển đang đứng bên bờ tuyệt chủng vì ô nhiễm rác thải nhựa.

Rác thải nhựa một lần tràn ngập khắp nơi không chỉ gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người mà còn đe dọa sự sống của rất nhiều các sinh, động vật khác. Cụ thể:

  • Rác thải nhựa làm suy giảm đa dạng sinh học của các loài động thực vật. Rất nhiều loài động vật đang đứng bên bờ tuyệt chủng do không thích nghi được với môi trường sống bị ô nhiễm.
  • Nhiều loại động vật còn bị biến đổi cấu trúc bên trong. Các thế hệ sau khác xa so với thế hệ đầu gây khó khăn trong việc nghiên cứu và bảo tồn hệ sinh thái.
  • Ngoài ra, do sống trong môi trường bị ô nhiễm nên các loài động vật rất dễ ăn phải rác thải nhựa một lần. Nếu con người tiếp tục sử dụng thịt của các loài động vật này để chế biến thành thức ăn sẽ rất dễ mắc phải các bệnh lý nguy hiểm.

3. Thay thế cốc nhựa dùng một lần bằng cốc giấy sinh học

Thay thế cốc nhựa dùng 1 lần bằng cốc giấy phân hủy sinh học giúp bảo vệ môi trường
Thay thế cốc nhựa dùng 1 lần bằng cốc giấy phân hủy sinh học giúp bảo vệ môi trường

Trước những hiểm họa nêu trên, hiện nay rất nhiều quốc gia đang có xu hướng từ bỏ dần các cốc nhựa dùng một lần, và thay thế chúng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường như cốc giấy sinh học phân hủy hoàn toàn để hướng tới một “hành tinh xanh” hơn.

Cốc giấy sinh học là loại cốc giấy bảo vệ môi trường ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng ngày nay. Những chiếc cốc giấy sinh học này được làm từ nguyên liệu sinh học như: PBS có nguồn gốc một phần hoặc toàn phần từ tinh bột ngô (15%) và giấy (85%) nên đảm bảo an toàn và thân thiện với môi trường cũng như sức khỏe của con người.

Như vậy, để hạn chế các tác hại của cốc nhựa một lần, ngay từ bây giờ bạn nên ngưng sử dụng loại cốc này và thay thế bằng các sản phẩm cốc giấy sinh học phân hủy hoàn toàn như AnEco.

Cốc giấy sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco được làm từ giấy tráng 1 lớp PBS có nguồn gốc từ tinh bột, có khả năng phân hủy thành CO2, nước và phân mùn. Phân mùn có thể dùng để trồng cây, phủ xanh cho hệ sinh thái.

PBS sử dụng trong sản phẩm là vật liệu được chứng nhận đạt chuẩn OK Compost Industrial kết hợp với giấy để tạo thành một sản phẩm xanh, hoàn toàn thân thiện với môi trường nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng mà không phải lo lắng gì.

Để đặt mua sản phẩm cốc giấy phân hủy hoàn toàn AnEco bạn có thể truy cập vào website: https://aneco.com.vn/ hoặc gọi điện đến hotline: 024 3266 9600 để được tư vấn.

Xem thêm: Mua cốc giấy tự hủy ở đâu?

Chúng ta đều biết cốc nhựa dùng 1 lần là vật dụng tiện lợi. Tuy nhiên để bảo vệ chính chúng ta và môi trường trước những hiểm họa khôn lường mà loại cốc này mang lại, bạn nên hạn chế sử dụng, hoặc thay thế bằng các loại cốc an toàn thân thiện hơn như AnEco bạn nhé.

Từ khóa » Cốc Nhựa Một Lần